Câu hỏi: Là một y tá, đâu là điều điên rồ nhất bạn từng làm để trấn an bệnh nhân

TRONG BỆNH VIỆN CÓ NHỮNG QUY TẮC NGẦM NÀO?

I. Mèo kêu be be (41K likes)

1. Lúc đang làm phẫu thuật, nếu như các bác sĩ nói chuyện, có nghĩa là mọi thứ thuận lợi. Nếu như y tá, bác sĩ không nói tiếng nào nghĩa là đang ở trong lúc then chốt, hoặc là có tai to mặt lớn ở đó.

2. Trước bữa trưa hay trước khi tan làm tuyệt đối không được đi làm phiền y tá khám chữa bệnh.

3. Trong phòng bệnh không biết bác sĩ nào là bác sĩ cấp trên thì nhìn xem trên áo người đó có bút đỏ hay không.

4. Đi khám chữa bệnh buổi tối tuyệt đối không được nói “bởi vì ban ngày bận nên phải đến buổi tối”, cho dù là như thế thật thì cũng bịa ra lý do gì đấy tốt hơn (ví dụ như bố mẹ bắt phải đi buổi tối các thứ).

5. Nếu như có một người bạn không thân không sơ là bác sĩ, muốn hỏi thăm tình hình, phải ghi nhớ cách thức tiêu chuẩn: Xin chào bạn học cũ (cho người đó biết bạn là ai), nghe nói bạn là bác sĩ ở bênh viện xx (chắc chắn rằng họ không thay đổi công việc), tôi muốn hỏi thăm một chút về xxx (chuyển trực tiếp đến trọng điểm), cảm ơn (lễ nghi cơ bản). Ngoài những điều này ra, một câu nói thừa cũng đừng thêm vào, bác sĩ thường nếu dài quá sẽ không xem ngay đâu, sau đấy có thể sẽ quên.

II. Kim Lệ Lệ (7,1K likes)

Với tư cách là một người cả đời làm việc trong bệnh viện, tôi muốn chia sẻ một chút. Có những chỗ có thể sẽ trái ngược với sự hiểu biết của mọi người, chuẩn bị tâm lý trước nhé.

Đương nhiên dưới đây nhắc đến bệnh viện công lập, không phải bệnh viện tư lập.

1. Có rất nhiều gia đình công chức thứ bảy, chủ nhật đi khám bệnh chủ yếu vì tiết kiệm thời gian. Nhưng thực ra từ thứ hai đến thứ tư mới là lúc đa số các bác sĩ có uy tín khám chữa bệnh. Cho nên, nếu như bệnh tình khá nặng và gấp thì hãy đi khám vào thời gian từ thứ hai đến thứ tư, đừng trì hoãn.

2. Có rất nhiều người hỏi về thái độ của bác sĩ đối với bệnh nhân. Những bác sĩ già quay lại làm việc sau khi nghỉ hưu sẽ tốt hơn những bác sĩ trẻ, tính khí tệ nhất là nhóm bác sĩ tầm bốn, năm chục tuổi vẫn còn sức khỏe. Thái độ của mỗi bác sĩ tốt nhất là vào vào đoạn nửa đầu, đến nửa sau thì bắt đầu mệt mỏi, uể oải, điều này rất bình thường, chẳng có ai có thể duy trì tập trung cả ngày được. Vậy nên dựa theo thời gian đăng ký lấy số, đến sớm một chút.

3. Đến bệnh viện tìm bác sĩ, thường thì những bác sĩ có tiếng tăm nhất, chức vụ cao nhất đúng thật sẽ giỏi nhất, nhưng có thể bởi vì xử lý hành chính công vụ nhiều, kinh nghiệm lâm sàng ít sẽ nảy sinh vấn đề ngượng tay. Điều này cũng rất bình thường. Vậy nên tìm ai đáng tin nhất? Tìm bác sĩ phó chủ nhiệm.

4. Đừng oán thán rằng bác sĩ không quan tâm đến bạn, không đi kiểm tra phòng, không ân cần hỏi han bạn, không dặn dò bạn, điều này hoàn toàn có nghĩa là bạn không sao cả. Nếu như một lúc bác sĩ lại đến thăm bạn, kiểm tra cho bạn, gọi người nhà, để bạn muốn ăn gì thì ăn nấy, cực kỳ quan tâm bạn, không phải bởi vì bạn đặc biệt, mà có thể là vấn đề có hơi nghiêm trọng.

5. Lúc khám bệnh, nếu có triệu chứng thì nói đơn giản, không cần kể những thói quen hằng ngày, bởi vì từ những thói quen đó bác sĩ chẳng thu được thông tin có ích nào, đương nhiên cũng chẳng có tác dụng đối với việc chữa bệnh.

6. Thực ra không tặng phong bì cho bác sĩ trái lại càng tốt, tại sao ư, đối với bác sĩ mà nói, thái độ với bệnh nhân đều giống nhau, nếu bạn tặng phong bì, bác sĩ nhận rồi lo sợ sự việc bại lộ, ảnh hưởng đến sự nghiệp chữa bệnh của mình, nếu không nhận lại khiến bệnh nhân cảm thấy họ không muốn khám chữa bằng cách tốt nhất. Dù sao chuyện phong bì này cũng sẽ khiến cho hai bên thấy có áp lực tâm lý, chi bằng không tặng.

7. Tỉ lệ người mất sau phẫu thật và tỉ lệ mắc phải bệnh tật của tháng bảy thường cao hơn các tháng khác.

8. Khi ở viện thì tốt nhất là giữ quan hệ tốt với bác sĩ và ý tá trực giường bệnh chứ không phải bác sĩ chủ nhiệm hay bác sĩ trưởng khoa.

9. Ngày đầu tiên sau phẫu thuật là lúc xuất hiện nhiều vấn đề nhất, vậy nên đừng sắp xếp phẫu thuật vào thứ sáu, bởi vì thứ sáu bác sĩ trực ban quá bận, rất có thể sẽ không chuyên tâm được.

III. Tiểu Cường (44K likes)

1. Đừng nghĩ rằng nhìn người không có việc gì sao vẫn chưa cho tôi xuất viện. Không cho bạn xuất viện là vì muốn tốt cho bạn, bác sĩ cũng hy vọng bạn nhanh chóng ra viện trả lại phòng bệnh. Bạn có biết bình quân số ngày ở viện không? Nếu như thời gian bình quân ở viện quá dài sẽ bị phạt tiền đấy.

2. Đừng cứ nói mãi là bác sĩ y tá tỏ vẻ lạnh nhạt, họ chữa bệnh cứu người chứ không phải bán nụ cười. Người đến xem bệnh hầu như đều mang vẻ mặt buồn khổ, bạn mong là bác sĩ y tá sẽ khóc hay cười? Hơn nữa, cường độ công việc của y bác sĩ ở Trung Quốc là lớn nhất, mỗi ngày số lượt khám bệnh cực kỳ nhiều, nếu thật sự cười cả một ngày sẽ bị tê mặt, họ đã quên mất cách cười rồi.

3. Y bác sĩ hỏi về các vấn đề thường rất ngắn gọn súc tích, sẽ không hỏi bạn những vấn đề không liên quan đến bệnh tình, bọn họ đều rất mệt, cũng lười hỏi thăm những thứ không có ích. Vậy nên hỏi bạn cái gì thì bạn trả lời cái đó, tuyệt đối đừng giấu bệnh án, bệnh tình. Bạn không hiểu y học thì không cần giả vờ hiểu, bác sĩ hỏi vấn đề có khó hiểu đến đâu thì cũng có nguyên do cả, chỉ là giải thích ra liên quan đến chuyên ngành, bạn chưa chắc đã hiểu được. Vậy nên, chỉ cần trả lời câu hỏi là được rồi. Tiếp tục một ví dụ, một bé gái 15 tuổi đau bụng dưới, âm đạo ra máu, bác sĩ cấp cứu nghi ngờ là sinh ngoài dạ con, định kiểm tra HCG, phụ huynh phủ nhận đứa trẻ có tiền sử tình dục, còn có phụ huynh sẽ động tay đánh người. Nếu như sinh ngoài dạ con thật mà không chữa trị ngay có thể mất máu nhiều dẫn đến tử vong. Thương tâm.

4. Đừng coi bác sĩ như thần thánh. Trong những bệnh đã được phát hiện hiện nay, những bệnh có thể chữa trị thực sự chỉ chiếm số cực kỳ nhỏ, đại đa số bệnh tật bác sĩ chỉ có thể giúp làm giảm bệnh tình, giảm đau thôi.

5. Đừng ghen tị với thu nhập của bác sĩ, bạn không thể tưởng tượng được sự mệt mỏi của bác sĩ đâu. Cơ thể mệt, trong lòng càng mệt, đến đâu cũng thấy mìn, bạn không biết lúc nào mìn sẽ nổ, cũng không biết sẽ bị nổ thành cái gì nữa.

6. Thuốc của bệnh viện rẻ hơn thuốc ở hiệu thuốc. Cái này không cần giải thích, có thể kiểm tra thực tế.

7. Đừng đi thang máy linh tinh, thang máy nào cho bạn đi thì đi cái đó, không cho bạn đi thì đừng cố chen vào, ví dụ như tháng máy chuyên dùng cho phẫu thuật, thang máy chuyên dùng cho chất thải y học. Thang máy chuyên dùng cho phẫu thuật đã được khử trùng kỹ càng, chủ yếu dành cho những y bác sĩ tham gia vào cuộc phẫu thuật và những bệnh nhân sắp hay vừa làm xong phẫu thuật. Bạn cứ nhất định vào, có biết là sẽ lây nhiễm không, có thể sẽ tăng xác suất bị lây nhiễm nữa. Bạn thì tiện, nhưng sẽ tăng thêm sự nguy hiểm cho bệnh nhân. Thang máy chuyên dùng cho chất thải y học, bạn đoán xem dùng cho những thứ gì? Những thứ mà bạn tưởng tượng ra, thậm chí không tưởng tượng ra đều có. Mặc dù có được khử trùng, có lúc bên trong có những chiếc thùng màu vàng bạn vẫn xông vào, mang theo những thứ không nên mang vào phòng bệnh, tăng khả năng bị lây nhiễm cho bệnh nhân, có khả năng còn mang theo về nhà. Còn một chuyện nữa, đa số bệnh viện từ tầng 5 trở xuống đều là phòng khám bệnh, phòng phẫu thuật, phòng giám hộ; phòng bệnh thì thường ở những tầng khá cao, có lúc sẽ có bệnh nhân qua đời, các bạn dùng thang máy linh tinh thử nghĩ xem, bệnh nhân qua đời đó làm thể nào để đi xuống?

8. Đối với vấn đề thực tập, đặc biệt là vấn đề tiêm, chích của nữ y tá thực tập, hy vọng mọi người có thể hiểu được, ngành nghề nào cũng đều phải từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp, không luyện tập thì làm sao trở nên chuyên nghiệp được, đặc biệt là kỹ thuật tiêm, không luyện tập trên thân thể người sống thì tiến bộ rất chậm. Họ cũng thường luyện tập với bạn học, nhưng mà sau khi gặp bệnh nhân thật sự, đặc biệt là trẻ nhỏ, những bài tập lúc trước thật sự không có tác dụng lắm, nếu phụ huynh cứ nhìm chằm chặp thì áp lực tâm lý có nhỏ không? Y tá thực tập và những y tá mới làm, họ cũng chỉ mới bắt đầu làm, cũng là những đứa trẻ, họ cũng cần tập luyện, sau cùng mới thành chuyên nghiệp, hãy cho họ một cơ hội luyện tập.

IV. Gigi (118 likes)

1. Định luật trực ban

Trực ban phải làm thật tốt, nhưng không được đổi ca, chỉ cần đổi ca là sẽ có chuyện

2. Định luật nghỉ phép

Ở công ty bình thường cảm cúm bị sốt vẫn có thể xin nghỉ. Y bác sĩ xin nghỉ sẽ bị cho là không tích cực làm việc.

3. Định luật tức chết

Công việc bận + Cãi nhau với bạn gái = Tức chết

Phẫu thuật lâu + Tiền lương ít = Tức chết

Nhiều bệnh nhân + Viết bệnh án = Tức chết

4. Định luật nghề nghiệp

Làm bác sĩ + Cảm giác chính nghĩa

= Không nghỉ phép + Tiền lương ít

= Một đời một kiếp

5. Định luật giao tiếp

Nếu nói với bệnh nhân tỉ lệ tử vong của phẫu thuật là 5%, bệnh nhân sẽ không dám phẫu thuật, nhưng nếu nói tỉ lệ phẫu thuật thành công là 95%, số lượng bệnh nhân muốn làm phẫu thuật sẽ tăng lên rất nhiều.

6. Định luật nơi sản xuất

Khoa ngoại có soái ca, khoa nội có mỹ nữ, khoa sản có nam nữ bác sĩ gan dạ

7. Định luật rời khỏi giường

Một cuộc gọi từ bệnh viện, kinh hoàng lúc nửa đêm. Vừa mới nằm xuống, chuông lại kêu. Cả buổi tối hết nằm xuống lại ngồi dậy. Y tá còn thảm hơn, chỉ có thể trợn to mắt nhìn.

8. Y thuật có cao đến đâu cũng sẽ sợ dao mổ, tài có nhiều thế nào cũng sẽ sợ kiện cáo.

Câu hỏi: Là một y tá, đâu là điều điên rồ nhất bạn từng làm để trấn an bệnh nhân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *