TÌNH BẠN VĨ ĐẠI

Một ngày đẹp trời của năm thứ nhất nơi đại học Columbia, Sanford Greenberg đứng gần thảm cỏ của sân trường cùng anh bạn cùng lớp Arthur Garfunkel. Arthur vụt miệng hỏi bạn “Sanford, hãy nhìn vào thảm cỏ kìa, mày thấy những màu sắc nó không? Hình dạng loại cỏ này? Và những chiếc lá nó hòa nhập vào nhau?… 

Sanford đã bị mê hoặc. Những chàng khác bàn bạc về gái gú, về thể thao nhưng Arthur chỉ lo nói chuỵên về bãi cỏ! 

Đâu có anh chàng nào may mắn như Sanford? Chàng ta là một sinh viên nghèo đến từ Buffalo, New York và được học bổng toàn phần. Chàng được dạy bởi các tên tuổi nổi tiếng: nhân chủng học Margaret Mead, nhà vật lý Leon Lederman, sử gia James Shenton và nhà thơ Mark Van Doren. 

Nhưng vào mùa hè 1960, trước khi bước vào năm thứ ba, vận mạng của Sanford Greenberg đã thay đổi hoàn toàn. Lúc ấy chàng đang ở Buffalo, đang chơi dã cầu thì đột nhiên hai mắt nóng lên nhòa đi. Chàng nằm lăn trên bãi cỏ chờ cho đám mây đen bốc đi khỏi thị giác. Bác sĩ chỉ cho biết chàng bị dị ứng ở màng tiếp hợp ở mắt. Trở lại đại học mùa thu năm đó chàng bị như vậy nhiều lần, nhưng không hề nói với ai. Chàng không nghĩ là nó sẽ dẫn đến tình trạng tệ hại. Nhưng các bạn chung phòng trọ thỉnh thoảng thấy chàng đang có vấn đề. 

Vào buổi sáng của kỳ thi cuối cùng, Arthur đưa Sanford đến phòng thi. Sanford ngồi viết bài từ 9 giờ sáng, đến 10 giờ rưỡi mắt  chàng không nhìn thấy gì hết. Chàng lần mò đi lên hàng ghế đầu gặp giám thị phòng thi và nộp bài, chàng lên tiếng :”Tôi không nhìn thấy gì hết, thưa giáo sư “. Người giám thị phòng thi cười mĩm, và nói “Tôi cũng thường nghe nhiều lần những lời giải thích thế nầy… nhưng như thế này là khá rồi “.

Sanford trở về Buffalo, bác sĩ xét nghiệm cho biết chàng bị Glaucoma (bệnh tăng nhãn áp). Mùa đông năm đó chàng được giải phẫu mắt. Nhưng cuộc giải phẫu đã không kết quả. Sanford  đã bị mù. Chàng bị xuống tinh thần, bị trầm cảm nặng, chàng từ chối gặp bất cứ ai từ trường đại học. 

Nhưng Arthur quyết chí đi đến Buffalo. Sanford trả lời “Tôi không muốn nói chuyện với ai”. 

Arthur cố nài nỉ, “Sanford… Bạn phải nói… “.  Arthur cố thuyết phục bạn mình trở lại đại học và hứa sẽ là người đọc sách giúp bạn trong việc học. 

Mãi đến tháng 9 – 1961, Sanford trở lại trường. Arthur, Speyer và thêm một người bạn nữa tham gia đọc; thay nhau tìm giờ rảnh mà đọc sách tài liệu cho bạn mù học. Kết quả kỳ thi năm đó Sanford đạt toàn điểm A. Sanford  lại muốn thử nghiệm đi đây đi đó một mình.

Vào một buổi chiều Sanford và Arthur đi phố Manhattan. Đến lúc Sanford cần phải trở lại trường đại học cho một môn thi. Arthur cho biết anh không thể đưa Sanford đến trường. Tức thì hai người có cuộc cải vã nhỏ, Arthur bỏ đi. Anh chàng mù Sanford tự bắt hai chuyến xe lửa trong những giờ bận rộn nhất để đến trường đại học. Sanford xuống đúng trạm của trường đại học Columbia. 

Chàng sinh viên mù dang mò mẫm ngay cổng trường, đông đúc người ra vào nơi cổng. Một anh chàng sớn sác đi ngược chiều và đụng mạnh vào người mù. 

Người đụng lên tiếng :”Oops, tôi xin lỗi ông ạ “. Người mù nghe giọng nói biết ngay bạn mình, đó là Arthur. Lúc đầu Sanford hơi giận dữ nhưng sau vài phút anh ta hiểu ra rằng bạn mình cố tình làm vậy để thử thách coi bạn mù này có thể di chuyển đi lại một mình được không. Sanford tự nghĩ đó là một chiến thuật tuyệt vời của Arthur. 

Sau khi xong cử nhân, anh chàng mù Sanford học tiếp Cao học Quản Trị Kinh doanh và sau đó theo học bậc tiến sĩ tại đại học Harvard. 

Nhân tài trẻ Sanford đã kết hôn với người yêu từ xưa tên Susan. Susan là thư ký tập sự cho tòa Bạch Ốc thời Tổng thống Johnson. Sanford D. Greenberg và vợ Susan Greenberg lập ra một quỹ nghiên cứu để xóa những căn bệnh gây mù lòa ở con người. Họ đặt ra mục tiêu là năm 2020 thế giới sẽ không còn bị bệnh mù. 

Tháng 10, 2012 –  Hai vợ chồng Sanford Greenberg treo giải thưởng ba triệu USD trao tặng cho cá nhân hay nhóm người nào tìm ra những phương thuốc hay cách chữa trị để con người không bị mù lòa. Họ đặt thời hạn chót là năm 2020 phải có kết quả để loài người hoàn toàn không bị mù nữa.

Năm 2016, ở tuổi 75, Sanford và bạn Arthur trở lại trường đại học Columbia chụp hình kỹ niệm nơi sân trường, kỹ niệm những ngày đầu đời sinh viên Colombia.

::Trần An Bình lược dịch.

(nguyên tác Paul Hond)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *