Bên cạnh chúng ta chắc chắn không thiếu những người như thế này: không hề có chính kiến, ai nói gì cũng đồng ý, lúc cấp thiết thì đi nhờ giúp đỡ, khi thấy nhiều quan điểm trái ngược nhau thì không biết nên nghe theo bên nào.
Hoặc khi họ nghe theo lời khuyên của một ai đó, lần đầu áp dụng hiệu quả, lần hai áp dụng với hoàn cảnh khác thì lại không được, họ liền lập tức cho rằng cách này sai thật rồi.
Thực tế là, một người biết suy nghĩ sẽ không bao giờ vơ đũa cả nắm, mù quáng rập khuôn, mà chỉ tìm ra điểm hữu dụng cho bản thân từ các quan điểm và biết cách lựa chọn mà xử trí cho hợp mỗi tình huống.
Bởi lẽ, cùng là một phương pháp nhưng cụ thể tình hình mỗi lúc lại khác nhau. Bạn nghe lời khuyên của người khác nhưng không ai hiểu rõ từng chi tiết nhỏ của sự việc bằng bạn, người thực sự giải quyết được vấn đề chỉ còn chính bạn mà thôi.
Việc giải quyết được vấn đề hay không nằm ở hai điểm: Một là năng lực và trí tuệ của bạn; hai là mức độ hiểu biết của bạn về chuyện đó.
Kết luận lại, cuộc sống của một người có trở nên tốt đẹp hay không, là dựa vào năng lực tư duy và khả năng độc lập giải quyết vấn đề của người ấy. Nếu chuyện gì cũng phải đòi hỏi người khác thì dù bên cạnh có nhiều người tài cao đến đâu, cuộc đời bạn vẫn sẽ rối ren mà thôi.