Tôi hiểu là LHQ còn làm nhiều việc ngoài quyết định xem hành động quân sự có cần thiết không, nhưng tại sao Mỹ lại hỏi LHQ trước? Và nếu làm trái ý LHQ thì Mỹ có bị ảnh hưởng tiêu cực không? Cảm ơn mọi ngườI!
_____________________
Bạn cứ coi LHQ như một người tư vấn hôn nhân ấy, nhưng thay vì là 2 người đã cưới nhau đang cố gắng giúp mối quan hệ của mình tốt hơn, thì đó là một đống các quốc gia với nhau. Theo lý thuyết thì ai cũng muốn mối quan hệ của mình được yên ổn, nhưng ai cũng có nhu cầu và mong muốn riêng. Người tư vấn (LHQ) có thể gợi ý cặp đôi (các nước) làm những việc khác nhau để mối quan hệ của họ có thể trở nên mượt mà hơn, nhưng không thể ép họ làm bất cứ điều gì. Họ cũng trao quyền cho cặp đôi (các nước) được tự do thảo luận các vấn đề với nhau, như về chuyện con cái (các nước đồng minh nhỏ hơn), tiền nong (chính sách kinh tế), và mất lòng tin do lừa dối (các hình phạt, lệnh cấm vận v.v.)
_____________________
u/Put_It_In_H (14 points)
LHQ chủ yếu quan tâm tới việc ngăn chiến tranh nổ ra giữa các cường quốc. Chúng ta thường xem nhẹ việc các cường quốc trên thế giới hiện nay đại khái đều là đồng minh với nhau. Đó là một sự phát triển mới chỉ xuất hiện tầm 70 năm đổ lại thôi (hoặc 20 năm, phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận Chiến tranh lạnh
>u/NetherlEnts (2 points)
Và ban đầu Mỹ còn không muốn tham gia cơ! Quốc hội năm 1919 (năm Hội Quốc Liên, tổ chức tiền nhiệm của LHQ ra đời) mang tư tưởng biệt lập, nên họ đã bỏ phiếu phản đối tham gia. Trong khi Giải pháp 14 điểm của Tổng thống Woodrow Wilson lại chính là lý do mà Hội Quốc liên được thành lập!
_____________________
u/brielem (50 points)
Nhiều người coi LHQ như một “chính phủ của thế giới” trong khi họ chẳng có thẩm quyền thực tế nào. Nếu một thứ được đồng ý, thì đại khái LHQ (nói cách đơn giản nhất) sẽ nói là “thế giới đồng ý với điều này”. Nếu Mỹ tiến hành không kích dưới cờ LHQ, rõ ràng họ đang làm vậy vì LHQ, tức là vì hòa bình thế giới. Nếu Mỹ tiến hành không kích dưới chính quốc kỳ của họ, thì đơn giản đó chỉ là Mỹ đang gây chiến với nước khác, bất kể mục đích của họ.
Nghe thế dễ hiểu hơn không?
>u/william_shartner (8 points)
Tuy tôi đồng ý với những gì bạn nói, tôi muốn làm rõ mấy đoạn khái niệm khó hiểu.
Có hai loại thẩm quyền: thẩm quyền quy định và thẩm quyền xét xử.
Thẩm quyền quy định có nghĩa là khả năng thông qua các điều luật ràng buộc ở một vùng lãnh thổ nhất định. Chính xác mà nói thì LHQ gần như không có thẩm quyền quy định. Tuy Đại hội đồng LHQ (UNGA – UN General Assembly) có khả năng thông qua các nghị quyết, những nghị quyết này không mang tính ràng buộc, tức là chúng không thể được sử dụng làm cơ sở cho các vụ kiện sau này. UNGA không thể thông qua luật cấm sở hữu cần sa giống cách một Quốc gia có thể.
Tuy nhiên, các nghị quyết của UNGA thường hình thành cơ sở cho luật tập quán quốc tế. Luật tập quán quốc tế nào hả? Đại khái là như này, một khi có đủ các quốc gia hành động theo một cách nhất định đủ lâu (và đúng vậy, cả hai khái niệm này đều đủ mơ hồ và sẽ phải có cả một đội quân luật sư để có thể thiết lập) VÀ phải tuyên bố rằng họ đã hành động như vậy vì họ nghĩ có quyền hợp pháp để làm thế, một quy phạm của luật tập quán quốc tế phát sinh cho phép loại hành động này. Vì gần như tất cả các Quốc gia trên thế giới đều tham gia UNGA, một nghị quyết UNGA mà được tất cả các nước đồng ý sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật tập quán quốc tế. Nên Đại hội đồng không thể tạo luật ràng buộc, nhưng họ có thể khuyến khích việc tạo ra luật rất sát với việc ràng buộc.
Thẩm quyền xét xử là khả năng tuyên án trong các phiên tòa. Vì thế, thẩm quyền xét xử được thực hiện bởi các tòa án (và, theo ủy quyền, các Quốc gia thành lập tòa án). Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là nhánh pháp lý của LHQ. Thẩm quyền của ICJ rất phức tạp và bao gồm nhiều Quốc gia tự cho phép bản thân được đưa ra trước tòa và sau đó tức giận vì kết quả và rồi rút sự đồng thuận của mình (xem phản ứng của Mỹ sau khi thua Nicaragua ấy). Nền tảng tất cả thẩm quyền của ICJ là sự đồng thuận của các Quốc gia là các bên liên quan trong vụ việc. Vì thế, nó khác với thẩm quyền được thực hiện bởi tòa án trong nước. Bạn không thể cứ thế không tuân theo thẩm quyền tòa án địa phương được. Và vì có luật giới hạn những trường hợp có thể được mang ra ICJ nên họ không thể cứ thế can thiệp mỗi khi công lý quốc tế cần đến được.
Tóm lại là LHQ có thẩm quyền để tạo ra luật và thực thi chúng. Tuy nhiên, thẩm quyền của LHQ bị giới hạn hơn rất nhiều so với thẩm quyền của một Quốc gia, nên có nói là LHQ không có thẩm quyền “thật” cũng không sai. Và LHQ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc yêu cầu các Quốc gia quyền lực phải thực thi theo quyết định của họ. Vì thế, nếu bạn là một người thực tế về chính trị quốc tế, bạn có thể tranh luận rằng thực ra LHQ không có thẩm quyền như họ nghĩ họ có.