Tại sao người ta lại ghét NFT vậy?

Tôi chỉ biết sơ sơ về NFT thôi, theo như tôi hiểu thì chúng là cách mà bạn thể hiện “quyền sở hữu” đối với một thực thể điện tử giống như cách bạn sở hữu một thực thể vật lý. Tôi thấy khái niệm như này cũng không phải là tệ.

Nhưng vài ngày gần đây tôi thấy có kha khá bài đăng phổ biến nói xấu về NFT:

– Keanu cười người phỏng vấn của chú khi người đó cố gắng thuyết phục chú về NFT:

https://www.reddit.com/…/keanu_laughing_at_the_concept…/

– Tom Morello bị khịa vì sở hữu vài artwork D&D:

https://www.reddit.com/…/tom_rage_with_the_machine…/

– Cộng đồng fan của series S.T.A.L.K.E.R la ó khi nghe tin dev có ý định tích hợp NFT vào game (ND: nước đi khá thốn nên dev xin đi lại là không tích hợp vô nữa):

https://en.reddit.com/…/a_response_to_the_stalker…/

NFT bị khịa trong cả ba trường hợp, nhưng mỗi trường hợp có mỗi dòng tranh luận hoàn toàn khác nhau:

– Trong bài đăng về chú Keanu, NFT lừa đảo.

– Trong bài đăng về Tom Morello, NFT là thú vui xa rời thực tế của giới nhà giàu.

– Trong trường hợp của fan S.T.A.L.K.E.R, là sự tham lam của nhà phát triển tương tự như cái sự hút máu của mấy giao dịch nhỏ (microtransaction) trong game.

Tôi có thể hiểu đại ý của ba trường hợp này, nhưng mà cách người ta thảo luận làm cho tôi nghĩ rằng có một vấn đề cốt lõi về NFT mà tôi chưa hiểu rõ ở đây. Như thể vấn đề từ chính bản thân cái công nghệ chứ không phải cách mà nó được sử dụng. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại chỉ trích NFT gay gắt đến vậy, trong cả ba trường hợp kể trên đâu cần phải có NFT đâu (vd: người phỏng vấn bán cho Keanu bản vật lý của một bức tranh// Tom Morello mua tác phẩm gốc, cũng bản vật lý// S.T.A.L.K.E.R bán các mức thưởng cho người chơi lắm tiền theo phong cách hoặc cách thức như những người kickstart dự án).

Tôi có cảm giác như thể mình đang bị thiếu một vài dữ kiện quan trọng mà mọi người trên reddit đều biết hết rồi. Có ai đó giải thích cho một thanh niên não phẳng về công nghệ NFT sẽ ảnh hưởng đến chúng ta ngắn hạn/ dài hạn như thế nào không?

_____________________

Trả lời:

Một vài lý do như sau.

– Phần không thể thay thế (không thể tái tạo) của NFT thường chỉ là biên nhận trỏ đến tác phẩm được lưu trữ ở nơi khác, có nghĩa là tác phẩm nghệ thuật này có thể sẽ biến mất và NFT trở nên vô dụng về mặt chức năng, trỏ đến trang 404 – Page Not Found.

– Một số tác phẩm được tạo ra dựa trên một token ID độc nhất, có nghĩa là tác phẩm này được gắn vào một ID nhất định trong hệ thống. Nhưng mà mấy “tác phẩm” này xấu vãi ra ấy, xào nấu bởi một con bot có khả năng tạo cả triệu bản vô hồn như vậy.

Ngoài ra, người ta chỉ cần nhấp chuột phải rồi lưu một tác phẩm nghệ thuật đã tạo, làm cho phần ‘không thể thay thế’ trở thành nghi vấn. Hãy nhớ rằng, NFT chỉ là một biên lai, ngay cả khi hình ảnh mà nó liên kết đến được tạo ra từ một ID trong biên lai.

– Tuy nhiên, NFT được quảng cáo trên thị trường như thể họ đang bán cho bạn chính tác phẩm nghệ thuật, nhưng không phải vậy. Nhiều người đã chỉ ra phần này rồi. Bạn có thể lưu biên lai về máy của bạn vì mấy thứ này chỉ là những ký tự thôi, nhỏ nhẹ (log vào blockchain không tốn kém lắm), nhưng mấy cái tác phẩm này cần phải được lưu ở đâu đó. Nếu máy chủ chứa chúng bị sập thì coi như tác phẩm của ông đi đời.

– Mấy người “đúc” (mint token) NFT này thường là lũ trộm nghệ thuật, lấy tác phẩm của người khác đúc NFT để kiếm lợi nhuận. Bản chất ẩn danh của NFT khiến việc ngăn chặn khó khăn, với cả việc kiểm duyệt kém trong các cộng đồng NFT.

– Những người làm nghệ thuật tham gia vào NFT thật sự vì muốn kiếm tiền thường sẽ bị thực tế vả vào mặt rằng họ mất nhiều tiền để đúc một NFT để tác phẩm của họ tạo ra lợi nhuận. (mỗi tác phẩm riêng lẻ mất từ 70-100 đô để đúc)

– Những người bán được giá thường là tự họ bán cho một ví khác của chính họ, cố gắng làm cho người ta tưởng token của họ có giá trị hơn so với giá thật của nó. ID ví không ràng buộc vào tên chủ sở hữu nên chúng đủ ẩn danh để phao giá lên.

Ví dụ nè, nếu ông tạo ra được một tác phẩm, tác phẩm đó (về mặt kỹ thuật) không có giá trị gì hết cho đến khi có một ai đó mua nó với một giá nhất định. Giá đó chính là thứ mà thị trường quy định giá trị tác phẩm của ông.

Nhưng mà ông mất 70 đô trước rồi, và không ai thèm mua của ông hết, ông mới nghĩ ra được ý tưởng là xài ví khác, giả vờ không phải của ông. Ông tự bán tác phẩm đó (có thể không có giá trị gì hết) cho chính ông tầm 12k đô. (giả sử đó là toàn bộ tiền tiết kiệm của ông được chuyển thành crypto)

Giao dịch tốn thêm vài đô nữa, nhưng sau đó ông có một lịch sử giao dịch ngon nghẻ 12k đô. Ông lên Twitter khoe rằng “choa mọa ơi! tau đang run lẩy bẩy đây!!! tác phẩm của tau bán được tận $12k!!!”. (kèm theo tấm hình giao dịch)

Ông lấy tài khoản thứ hai đăng cái NFT này lên chợ thêm lần nữa, lần này với giá 14k đô. Một người khác muốn mua vì họ đọc được Tweet của ông, và cho rằng tác phẩm này có giá trị ít nhất cũng phải 12k đô. Có thể còn có giá hơn thế nữa!

Thanh niên mua NFT kia lúc này mất 14k đô. Trong khi ông biến 12k đô và một “tác phẩm” có giá 0 đô thành 26k đô.

– Mục đích chính là để tạo ra sự khan hiếm giả, trái ngược hẳn với mục đích ban đầu về một mạng lưới thông tin mở và miễn phí của www. Điều này giúp tư nhân hóa web dễ dàng hơn.

– Sử dụng sự khan hiếm giả tạo đó để thúc đẩy thị trường đầu cơ (hại hầu hết mọi người, ngoại trừ các quỹ đầu cơ, những kẻ lợi dụng tầm ảnh hưởng của mình để tư lợi (grifter, vd: một người vô thần xây nhà thờ để nhận tiền donate rồi dùng cho mục đích cá nhân) và những người cực kỳ may mắn.

– NFT được thúc đẩy bởi hype, khiến các nhà đầu tư/lừa đảo NFT trở nên siêu thẳng thắn và cực kỳ khó chịu. Đấy là lý do tại sao ông thấy tông giọng trong các cuộc thảo luận về NFT như vậy, họ bất bình về chúng, người ta phát ngán khi bị buộc phải tương tác với những kẻ cuồng NFT.

– Nghi vấn về tính hợp pháp – thiên đường rửa tiền vì phần lớn tiền điện tử không được kiểm soát và ẩn danh.

– Game thủ thì tức giận bởi vì nhà phát hành thích sử dụng ý tưởng NFT để vắt nhiều sữa hơn thông qua những giao dịch trong game. Mua một cái mũ điện tử cho nhân vật game của bạn chỉ có giá vì sự khan hiếm giả và cái quyền khoe khoang thôi. NFT giúp ông có được cả hai thứ đó.

Chi phí tính toán của việc “đúc” NFT (và công nghệ xác minh blockchain nói chung) rất tiêu tốn năng lượng và cho đến khi chúng ta sử dụng được năng lượng tái tạo, điều này có nghĩa là chúng ta đang đốt nhiều than hơn, nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn, chỉ để cho lũ griefter hại nghệ sĩ và các nhà đầu tư khác.

Hy vọng có thể giải thích cho bạn hiểu. Bạn đúng về giọng điệu chống NFT của những cuộc thảo luận như thế này. Không may, câu trả lời cho vấn đề này khá là phức tạp, và được tạo ra từ rất rất nhiều vấn đề. Cái khó chịu mà bạn cảm thấy xuất phát từ sự phẫn nộ của tất cả những ý trên.

>u/Distant_Stranger (4.5k points – x1 helpful)

Anh bạn à, bình thường thôi chỉ like comment để công nhận chất lượng của câu trả lời trong sub này thôi, nhưng quả này chí lý quá.

Thực sự đánh giá cao câu trả lời của ông.

>>u/NoahDiesSlowly (2.7k points – x1 silver – x1 gold – x2 helpful)

Không vấn đề gì. Trước tôi có làm cho một dự án khởi nghiệp, họ cố dụ tôi phát triển mấy dự án crypto. Nghỉ làm vì vấn đề đạo đức thôi(với cả tiền thưởng thấp), giờ thì tôi cố gắng dùng kiến thức của mình để sàng lọc mấy cái nhảm cứt xung quanh công nghệ này.

>u/Zombiehype (597 points)

Cảm ơn vì lời giải thích cực kỳ rõ ràng. Tôi thấy có một vài điểm ông nói có thể áp dụng cho cả crypto, chẳng hạn như khi bạn nói về sự khan hiếm nhân tạo (toàn bộ mấu chốt về cách Bitcoin hoạt động và tôi đoán là hầu hết các đồng tiền khác) và những lo ngại về tác động môi trường. Ông có nghĩ rằng tiền điện tử nói chung, hay Bitcoin nói riêng, vì một lý do nào đó mà được thông qua, trở thành một cách sử dụng tiềm năng “hữu ích” hơn của Blockchain? Hay ông cho nó vào chung một lò với NFT luôn?

>>u/NoahDiesSlowly (2.0k points – x1 gold – x1 silver – x1 this)

Tôi có thể viết một bài dài tương đương như này về crypto, mà ông đúng rồi đó, có nhiều điều đúng cho cả crypto cũng như NFT luôn.

Thay vì dài dòng. Tôi sẽ nói thế này.

Điều quan ngại nhất khiến tôi rút lui khỏi crypto chính là việc những người chấp nhận crypto lớn nhất hiện tại là các ngân hàng, các quỹ đầu cơ, và những người đầu cơ trong ngày. Những người đặt nền móng cho crypto là những nhà tư bản siêu giàu.

Những người thu lợi nhiều nhất từ cái gọi là dân chủ hóa/phi tập trung hóa tài chính là các ngân hàng trung ương, những thằng lắm tiền, những kẻ lừa đảo, những người rửa tiền. Đó là những người được hưởng lợi nhiều nhất và ông có nghĩ rằng điều đó sẽ thay đổi nếu tiền điện tử trở thành tiêu chuẩn trên thế giới? Tôi không nghĩ vậy.

Thay vào đó, tôi nghĩ nếu tiền điện tử trở thành tiêu chuẩn thế giới, những thằng lắm tiền đó đã bảo đảm vị thế làm vua của mình từ lâu rồi. Chỉ là vua của một loại tiền tệ khác. Tôi cho rằng họ đã kiểm soát tiền điện tử, ngay cả khi một số người mua DOGE may mắn trở nên giàu có một cách may rủi. Tôi nghĩ rằng bọn họ đã kiểm soát được crypto luôn rồi đó, kể cả khi một số người may mắn phất lên nhờ mua DOGE.

Chưa kể, lần này không có tên ai trong hồ sơ giao dịch nữa, èo! Chúc may mắn viết hoặc ban hành luật ngăn mấy cái đó nhá, trong khi bè lũ vận động hành lang đều quan tâm sâu sắc đến việc che giấu hoạt động của mình khỏi mắt công chúng!

Hy vọng ông thấy được nỗi lo của tôi.

>u/SlutBuster (240 points)

Khía cạnh rửa tiền rất quan trọng và tôi nghĩ rằng nó chiếm một phần đáng kể trong các giao dịch NFT.

Nếu ai đó đang bán mai thúy trên Darkweb và họ muốn đổi số tiền đó thành tiền sạch, có thể rút tiền mặt được tại ngân hàng, không có cách nào tốt hơn là trở thành một nghệ sĩ NFT và mua tác phẩm nghệ thuật của chính ông.

Dễ tới mức có mà ngu mới đi rửa crypto theo cách khác.

>u/psmgx (26 points)

Ông bỏ qua phần quan trọng nhất rồi mon ami (bạn tôi ơi) – đây là vấn đề to bự đó.

Về cơ bản, người ta đang đốt một lượng điện tương đương mà một người sẽ sử dụng trong một năm (đôi khi là vài người, và đôi khi là nhiều hơn thế) để có được thứ cũng về cơ bản là một hóa đơn phết kim tuyến lấp lánh cho một tác phẩm nghệ thuật mà họ không thực sự kiểm soát.

One comment

  1. đối với tao nguyên tắc làm giàu là đôi bên cùng có lợi. làm cái gì cũng phải có lợi cho người tiêu dùng. bây ghét thì bây ngu. bây nạp tiền nhiều mà kiếm tiền không được mất tiền thì bây ngu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *