Ngày bé, mất cái kẹo thì chỉ buồn vì không được ăn kẹo, khóc oà một phát, rồi chẳng còn nhớ gì nữa.
Ngày nay, đổ ly cà phê thì không chỉ buồn vì không có cà phê uống mà còn bực bội vì đã cất công xếp hàng, bỏ tiền mua nước lại vẫn phải chịu khát, phí tiền mất thời gian.
Không khóc lóc ỉ ôi như trẻ nhỏ mà cứ mãi bực bội không thôi.
Nói đơn giản vậy, để thấy nỗi buồn của người lớn, nó miên man nhiều hơn nỗi buồn của trẻ nhỏ, nhiều thiệt nhiều.
Miên man không phải vì vấn đề của người lớn rắc rối hơn mà là vì đa số kẻ trưởng thành luôn tự cho rằng bản thân hiểu biết nhiều quá nên thích tư duy chất chồng gánh nặng lên cảm xúc.
Trẻ con buồn, chúng chỉ buồn cốt lõi của vấn đề.
Người lớn buồn là buồn từ cốt lõi vấn đề, đến những cá nhân tạo ra vấn đề, rồi hậu quả của vấn đề với những tác nhân xung quanh vấn đề, để rồi buồn luôn những chuyện không liên quan đến vấn đề nữa.
Suy nghĩ xa xôi nên nỗi buồn nó cũng loi nhoi, không lối thoát.
Trưởng thành, nhìn chung, là cách nói ngắn gọn của việc tăng tầm nỗi buồn lên cấp số nhân.
Một lúc nào đó, bạn thấy mình buồn mà mãi không tìm được nguyên do hay tự thấy bản thân mình rất giỏi giấu được nước mắt đằng sau nụ cười mệt mỏi, có nghĩa là bạn đã và đang trưởng thành rồi.
Ngày mai, sẽ luôn có một nỗi buồn to bự hơn hôm nay.
Đừng vội khóc làm gì.
Cre:kbeekhanh