1. Mỗi ngày cho phép mình tối thiểu 30 phút để thư giãn, giải trí.
Kiếm tiền, nuôi con, mua nhà, thăng chức,… tất tần tật những áp lực này đổ lên người bạn mỗi ngày. Nếu không có thời gian thư giãn dây thần kinh sẽ rất căng và mệt mỏi khi phải liên tục suy nghĩ và làm việc. Mỗi ngày dành ra 30 phút để đầu óc được thả lỏng một chút, chơi điện thoại hay xem phim cũng được, miễn là phải thư giãn.
2. Một tuần dọn phòng ít nhất một lần.
Môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cuộc sống. Căn phòng sạch sẽ gọn gàng thì tâm trạng làm việc hay về đến nhà cũng sẽ tốt hơn.
3. Trước khi bắt tay vào làm việc, hãy rót một ly nước để kế chỗ làm việc của mình.
Con người rất dễ vì bận rộn mà quên mất phải uống nước. Thói quen hai lít nước mỗi ngày sẽ dễ dàng hơn khi có sẵn ly nước bên cạnh bạn đấy!
4. Khi đang nói chuyện với người khác, có thể không xem điện thoại thì đừng xem.
Cho dù đối phương đang xin lỗi hay đang nói về vấn đề gì khác, cũng không nên bấm điện thoại để họ cảm nhận được sự tôn trọng của mình.
5. Không nên xài hết lương mỗi tháng.
Sau khi nhận lương, trừ đi số tiền cần phải sử dụng để sinh hoạt hàng ngày. Số còn lại nên chia làm đôi, một nửa để ăn chơi, một nửa để dành lại. Khi có tình hình chuyển biến bất ngờ như đợt dịch này thì số tiền bạn dành sẽ giúp được ít nhiều gì đó để bạn trang trải.
6. Đừng vội quyết định hoặc đưa ra lời phán đoán khi cơn giận bản thân đang ở đỉnh điểm.
7. Giải quyết sự trì hoãn.
– Chưa quét nhà, chơi xong 1 ván game là đi quét liền. Chứ không nên đợi chơi cho đã rồi mới đi quét.
– Chưa rửa chén, có thể dừng tập phim đang coi để rửa, hoặc xem xong 1 tập rửa. Chứ không nên xem hết tập này đến tập khác rồi mới đi rửa.
– Không dậy sớm được, thì nên để báo thức kêu tối đa 2 lần là phải dậy. Chứ không nên cài sẵn 1 tiếng để thử thách ý chí của mình.
8. Khi bạn do dự một món đồ rất muốn mua nhưng lại không biết nên mua hay không, thì khoan hãy mua.
Bạn nên để qua ngày hôm sau, mở lên xem lại mấy lần như thế, suy nghĩ kĩ xem món đồ đó có thực sự cần thiết hay không. Có phải chúng ta thường hay mua phải những món đồ đem về chỉ để phủi bụi chứ chẳng có tác dụng gì cả.
9. Cách tốt nhất để nắm bắt và điều khiển cảm xúc bản thân là ghi lại quá trình nổi giận vào giấy.
Ghi lại mỗi lần cảm xúc bị mất kiềm chế, không thể điều khiển được cơn giận. Vì lý do gì và cơn giận bắt đầu từ đâu. Ghi ra sẽ giúp bạn biết cách khống chế cảm xúc của mình hơn.
10. Các mặt hàng, sản phẩm sử dụng thường xuyên, thì càng nên chú ý đến chi tiết chất lượng của nó.
Đôi khi chỉ vì vài câu khen tốt của người khác mà bạn sử dụng theo, thì nên tìm hiểu kĩ chất lượng của nó có tốt thật hay không. Nếu chất lượng không tốt như bạn nghĩ thì sẽ đem lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ví dụ như quần áo, kem đánh răng, nước giặt,…
11. Dữ liệu trên máy tính bắt buộc phải phân loại rõ ràng, càng tỉ mỉ càng tốt.
12. Muốn phê bình người khác nhưng không muốn mất lòng, thì nên khen những điểm tốt của họ trước, sau đó hãy phê bình điểm xấu của họ sau.
13. Tất cả mật khẩu của các trang mạng quan trọng, ngân hàng,… đều nên viết trên quyển sổ nhỏ, tự mình đem cất kĩ.
Nếu bạn hỏi tôi tại sao không viết trên ghi chú điện thoại, thì tôi sẽ trả lời nếu ai từng mất điện thoại như tôi sẽ hiểu.
14. Khi bạn đi mưa và chuẩn bị bước vào nhà người khác. Thì bạn nên để giày ở ngoài cửa trước khi bước vào.
15. Một tuần “quét dọn” điện thoại một lần.
Cứ mỗi cuối tuần nên kiểm tra xem những tấm hình hay video không cần thiết thì hãy xoá đi. Những thông tin hoặc thông báo dư thừa cũng vậy.
16. Đánh dấu trên lịch những ngày quan trọng.
Lịch giấy hay điện thoại cũng được (sinh nhật người này người kia, của sếp cũng phải đánh vào nhé).
17. Khi muốn trả lời đối phương nhưng không biết nói gì tiếp theo, thì hãy lặp lại keyword trong câu họ vừa nói.
“Hôm nay mới đi leo núi với vợ tôi xong, cả người mệt nhừ hẳn ra”.
“Quào, leo núi hả”.
18. Nên có sẵn những loại thuốc cảm thông thường để ở nhà, băng keo cá nhân,… để bản thân chăm lo được cho mình khi cần thiết.