Thật sự không quá lời khi nói rằng lịch sử của Bitcoin chính là một sự hỗn loạn, và ngay lúc này chúng ta đang chứng kiến một trong những thời kỳ biến động nhất của đồng tiền này, khi giá BTC đã giảm sâu hơn 60% so với mức gần 20.000 đô vào cuối năm 2017.
Dù vậy, những điều không chắc chắn như Bitcoin (và tiền mã hóa nói chung) sẽ không bao giờ có thể phát triển một cách ‘thuận buồm xuôi gió’. Nhiều người đã thử tạo ra tiền kỹ thuật số được mã hóa trước Bitcoin, và họ đã không thể giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Đã có nhiều đỉnh và đáy giá được thiết lập kể từ khi Bitcoin ra đời gần một thập kỷ trước. Đối với một số chủ sở hữu Bitcoin, đó là một trong những phần “quyến rũ” nhất của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới này.
Các mốc thời gian của Bitcoin
Bản thân Bitcoin chưa từng tồn tại cho đến cuối những năm 2000. Tuy nhiên, muốn tìm hiểu về nguồn gốc của đồng tiền này chúng ta phải quay trở lại một vài thập kỷ trước đây.
1982-1997
Cụ thể, chúng ta sẽ quay trở lại năm 1982, khi nhà khoa học máy tính David Chaum đề xuất khái niệm về e-Cash lần đầu tiên. Liên quan đến các vấn đề thuộc quyền riêng tư trong lĩnh vực kỹ thuật số vào đầu những năm 80, Chaum đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Blind signatures for untraceable payments” (Chữ ký mù dành cho các khoản thanh toán không thể theo dõi), mô tả chi tiết một hình thức mã hóa mới mà theo ông, có thể cho phép hệ thống thanh toán tự động mà bên thứ ba không thể xem được thông tin quá trình thanh toán.
Vào năm 1990, Chaum đã cố gắng hiện thực hóa ý tưởng này bằng cách tạo ra DigiCash. DigiCash là một công ty được thành lập ở Amsterdam, với mục tiêu thiết kế ra đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin hiện nay, trực tuyến, an toàn và bảo mật. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, thu hút từ các nhân viên cho đến các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng sản phẩm của công ty này chưa từng được công chúng biết đến rộng rãi. Vào cuối những năm 90, DigiCash đã bị phá sản.
Tuy nhiên, Chaum đã khơi nguồn cảm hứng cho những tay chơi trong lĩnh vực mã hóa có tham vọng giống ông. Năm 1997, Adam Back đã phát minh ra Hashcash, một hệ thống PoW (bằng chứng công việc) được chứng minh rất giống với những gì hệ thống Bitcoin sử dụng.
1998
Năm 1998 đánh dấu sự xuất hiện bất ngờ của hai ý tưởng tiền mã hóa. Vào cuối năm này, Wei Dai đã cho ra mắt một bài luận giải thích chi tiết về ý tưởng “b-money”, một loại tiền mã hóa có cách vận hành tương tự như Blockchain Bitcoin ngày nay. Hệ thống PoW tạo ra tiền tệ bằng cách giải quyết một phép tính toán học và thông tin về quá trình giao dịch được truyền phát cho toàn bộ hệ thống.
Cùng năm đó, Nick Szabo đã đưa ra một đề xuất tương tự có tên “Bit Gold”. Lý do mà Szabo tạo ra tiền tệ thay thế là để có một đồng tiền không cần đến bên thứ ba, như ngân hàng trung ương, để phát hành hoặc quản lý. Giải quyết bài toán PoW giúp bạn nhận được các bit và bit cuối cùng của chuỗi được sử dụng để tạo ra chuỗi của giao dịch tiếp theo, tương tự như Blockchain của Bitcoin.
Tuy nhiên, không có đề xuất nào trong số này mang lại thành quả.
2008
Trong vòng 20 năm, những dự án tiền nhiệm này đã thử và thất bại, cho đến 2008, Bitcoin xuất hiện. Vào tháng 8 năm đó, tên miền Bitcoin.org được đăng ký. Hai tháng sau, bản cáo bạch được ra mắt: “Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng (Peer-to-peer)”. Tham vọng của ý tưởng trong bản cáo bạch này tương tự với những bản đã có trước đây: chữ ký số an toàn, không yêu cầu bên thứ ba, PoW, và việc hash (băm) các giao dịch với nhau để tạo thành một chuỗi.
Satoshi Nakamoto, một người hoặc một nhóm người ẩn danh, đã viết nên bản cáo bạch về Bitcoin.
2009
Đầu năm 2009, block Bitcoin đầu tiên, được gọi là Genesis Block (khối khởi nguyên), đã được đào. Vào ngày 09/01/2009, phần mềm Bitcoin phát hành bản cập nhật đầu tiên, và ba ngày sau, giao dịch Bitcoin đầu tiên đã diễn ra khi Nakamoto gửi 10 Bitcoin (BTC) cho lập trình viên và nhà phát triển Hal Finney.
Vào khoảng tháng 10/2009, New Liberty Standard công bố tỷ giá giao dịch Bitcoin đầu tiên trong lịch sử của ngành tiền mã hóa vẫn còn vô cùng non trẻ, với giá 1 đô-la Mỹ tương ứng với 1.309,03 BTC. Nakamoto đã phát hành phiên bản thứ hai của phần mềm hệ thống vào tháng 12 cùng năm.
2010
Khi tỷ giá giao dịch được thiết lập, việc mọi người dùng Bitcoin để thanh toán chỉ còn là vấn đề thời gian. Vào tháng 05/2010, điều đó đã xảy ra. Một lập trình viên tại Laszlo Hanyecz ở Florida đã gửi 10.000 BTC cho một người đàn ông ở Luân Đôn để đổi lấy hai chiếc pizza, trị giá tổng cộng là 25 đô-la Mỹ. Có thể thấy Bitcoin vào lúc đó cũng chỉ có giá trị tương đương một phần nhỏ của 1 penny mà thôi, nhưng thông qua việc mua hàng, các bên đã bị hấp dẫn bởi tiềm năng của sản phẩm mã hóa này. Một vài tháng sau, giá trị của Bitcoin cuối cùng đã phá vỡ ngưỡng 1 penny.
Một năm quan trọng đối với các hoạt động giao dịch Bitcoin, đưa đến sự xuất hiện của các sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên trong năm 2010 – Bitcoin Market vào tháng 2 và Mt. Gox vào tháng 7. Slush, mỏ khai thác đầu tiên, cũng đã đào được Bitcoin thành công trong cùng năm. Các mỏ khai thác là nơi một số thợ đào kết hợp các nguồn lực máy tính thực hiện các hoạt động trên hệ thống để được thưởng Bitcoin. Vào tháng 11/2010, lần đầu tiên, giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin đã vượt mốc 1 triệu đô.
Năm 2010 vẫn chưa hết các sự kiện. Tháng 10/2010, lỗ hổng trong giao thức của Bitcoin được phát hiện, lỗi này khiến giao dịch không được xác minh hợp lý, qua đó tạo ra 184 tỷ BTC. Giao dịch đã sớm bị xóa và lỗ hổng đã được giải quyết.
2011
Sự ổn định làm tăng giá trị của Bitcoin, cuối cùng giá của đồng tiền này cũng vượt qua ngưỡng 1 cent. Tháng 02/2011 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Bitcoin: lần đầu tiên 1 Bitcoin trị giá 1 đô-la Mỹ.
Dù ở góc độ tích cực hay tiêu cực thì Bitcoin cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm từ giới báo chí. Tạp chí TIME lần đầu tiên xuất bản một bài viết về Bitcoin, cùng năm đó cũng có một bài viết trên Gawker mô tả chi tiết về Silk Road, một “web đen” dành cho thị trường thuốc cấm nơi Bitcoin thường xuyên được sử dụng cho các hoạt động thanh toán. Chính các bài viết công khai tạo điều kiện để cộng đồng bàn luận về Bitcoin. Vào tháng 6/2011, Bitcoin có giá trị hơn 30 đô nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó đã giảm xuống chỉ còn khoảng 10 đô.
Cũng trong tháng 6/2011, sàn giao dịch Mt. Gox phải đối mặt với một lỗ hổng an ninh nghiêm trọng làm tổn hại đến hàng chục nghìn tài khoản và số Bitcoin của khách hàng. Đây không phải lần đầu Mt.Gox phải đối mặt với vấn đề an ninh.
Tuy vậy, Bitcoin vẫn ngày càng được nhiều người biết đến, tiền mã hoá ngày càng được quan tâm. Điều này dẫn đến sự gia tăng số lượng các altcoin, là các dạng tiền mã hóa khác mà các nhà phát triển tạo ra nhằm cố gắng cải thiện các chức năng Bitcoin hoặc để dùng cho mục đích khác. Trong năm 2011, Litecoin – hiện là tiền mã hóa lớn thứ 7 trên thị trường – chính thức được ra mắt.
2012
Nếu năm 2011 là một năm khó khăn đối với Bitcoin, thì năm 2012 lại khá suôn sẻ. Một trong những dấu ấn đáng chú ý của Bitcoin trên con đường trở thành đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu thế giới chính là chạm mốc 100 đô vào tháng 4/2012.
2013
Năm 2013 chứng kiến sự thăng trầm về giá trị của Bitcoin, nhưng đồng tiền này cũng đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 đô, là đồng tiền mã hóa được công nhận nhiều nhất, có ứng dụng ví hoạt động tốt nhất và đồng thời có mặt phổ biến nhất trên các sàn giao dịch.
2014-2016
Và rồi… Bitcoin tạm dừng để nghỉ ngơi. Tháng 01/2014 giá BTC lao dốc xuống dưới 1.000 đô nhanh chóng và phải vật lộn dưới ngưỡng quan trọng này trong một vài năm. Một vài sự kiện đáng chú ý đã diễn ra, chẳng hạn như sàn giao dịch tiền mã hóa Mt. Gox bị phá sản và phải đóng cửa, trong giai đoạn này chủ yếu ghi nhận sự tăng/giảm của giá Bitcoin nhưng vẫn không phá vỡ được ngưỡng giá.
2017
Tuy nhiên, năm 2017 mới là năm sôi nổi và thành công nhất đối với Bitcoin. Trải qua năm 2016 đầy tuyệt vọng, Bitcoin cố gắng hết sức để quay trở lại, đồng tiền này cuối cùng cũng vượt qua được mốc 1.000 đô và tiếp tục tăng. Đến tháng 6/2017, Bitcoin trị giá hơn 3.000 đô-la Mỹ.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, một số người dùng Bitcoin trở nên khá bực bội với hệ thống. Số lượng thợ đào Bitcoin ngày càng tăng, đồng nghĩa với chi phí giao dịch cao hơn và giao dịch xử lý tốn nhiều thời gian hơn, dẫn đến một số người muốn tăng kích thước block để cải thiện các vấn đề trên. Do đó vào tháng 8/2017, Bitcoin Cash (BCH), một hard-fork của Bitcoin, đã được sinh ra. Bitcoin Cash hiện là đồng tiền mã hóa đứng thứ 4 xét theo vốn hóa thị trường.
Trong quãng thời gian còn lại của năm 2017, Bitcoin tiếp tục trên đà tăng. Đến tháng 10, BTC cán mốc 6.000 đô. Đà tăng này giúp Bitcoin kết thúc tháng 11 với mức giá gần 10.000 đô và đến cuối tháng 12, Bitcoin đạt mức đỉnh 19.783 đô-la Mỹ cho mỗi BTC. Ngày càng có nhiều người và các doanh nghiệp bắt đầu đuổi theo xu hướng khi giá tiếp tục tăng. Và cũng không hề ngạc nhiên, giá của Bitcoin không còn giữ được đà tăng mạnh mẽ nữa.
2018
2018 là một năm đầy khó khăn đối với người dùng Bitcoin, đặc biệt là đối với những người luôn cho là giá BTC sẽ tiếp tục tăng. Nhiều người xả bán Bitcoin ngay khi họ còn có thể, và giá đã giảm dần. Hiện tại, giá của Bitcoin đang ở mức khoảng 6.500 đô, giảm hơn 65% so với đỉnh vào năm 2017.
Proof-of-work là gì?
Proof-of-work (PoW) là thuật toán được Blockchain Bitcoin sử dụng để xây dựng sự đồng thuận trên mạng lưới trong việc tạo ra các block mới. Các máy tính trong mạng buộc phải sử dụng PoW để “đào” Bitcoin, máy tính này cần phải giải quyết một vấn đề toán học phức tạp. Nếu một máy tính (được gọi là node trong mạng) giải quyết thành công vấn đề, thì việc đó phải được xác minh bởi các node khác trong mạng. Nếu mọi thông tin là chính xác, giao dịch sẽ được xác thực và hoàn tất, thợ đào làm chủ của node giải phép toán thành công sẽ được thưởng Bitcoin.
PoW là một phương pháp gây nhiều tranh cãi. Đó là một phương pháp xác minh giao dịch an toàn, nhưng đòi hỏi nhiều năng lượng. Khi ngày càng có nhiều người đào Bitcoin, các phần cứng xử lý đồ họa và phần cứng đào tiêu thụ năng lượng cao hơn (GPU) sẽ được bán trên thị trường để người dùng đáp ứng được nhu cầu hệ thống, từ đó thu lợi nhuận. Việc này sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nhiều người đang lo lắng về các vấn đề môi trường. Một số loại tiền mã hoá đang thử nghiệm phương pháp PoS, tiêu thụ ít điện năng hơn đáng kể.
Satoshi Nakamoto là ai?
Satoshi Nakamoto chỉ là một cái tên, một bí danh. Người đứng đằng sau nó vẫn là một bí ẩn.
Có một số người nghĩ rằng đó là bút danh của một nhóm người, vì họ nghi ngờ rằng một người duy nhất không thể tạo ra một hệ thống toàn diện như mạng Bitcoin. Tuy nhiên, những người khác cho rằng khả năng cao đó là một người, và có rất nhiều giả thiết về người duy nhất đó. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tin nào được xác minh.
Một số người mà mọi người nghĩ là Satoshi Nakamoto đã được đề cập trong bài viết này, chẳng hạn như người sáng lập Bit Gold Nick Szabo, có ý tưởng khá giống với Bitcoin. Những người khác nghĩ rằng đó có thể là Hal Finney, một lập trình viên có tiếng và được Nakamoto gửi Bitcoin trong giao dịch Bitcoin đầu tiên vào năm 2009.
Một người được suy đoán là Satoshi bởi vì anh ta đã cố gắng chứng minh anh ta là thật. Đó là Craig Wright, một doanh nhân người Úc không chỉ tuyên bố công khai là Satoshi Nakamoto mà còn hứa sẽ cung cấp bằng chứng về nó. Cho đến nay, ông vẫn không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào cả.
Vụ tấn công sàn giao dịch Mt. Gox
Tại một thời điểm trong dòng lịch sử của Bitcoin, có thể xem Mt. Gox, sàn giao dịch Bitcoin có trụ sở tại Tokyo, là sàn giao dịch lớn nhất. Nhưng đến năm 2014, nó đã biến mất.
Việc Mt. Gox sụp đổ có liên quan đến các vấn đề về bảo mật. Cuộc tấn công năm 2011 chỉ diễn ra vài tháng sau khi doanh nhân người Pháp Mark Karpelès mua lại sàn giao dịch này. Những kẻ tấn công đã truy cập, giả mạo và thay đổi giá trị danh nghĩa của Bitcoin xuống còn 1 cent và sau đó chuyển 2.000 BTC từ các tài khoản khách hàng của Mt. Gox lên sàn giao dịch. Những Bitcoin này đã bị xả bán và trong một khoảnh khắc ngắn ngủi Bitcoin có giá 1 penny, 650 BTC đã bị thu mua.
Dù chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng đây chính là trở ngại nghiêm trọng đối với Mt. Gox, nhưng sàn giao dịch này đã đưa ra các biện pháp bảo mật mới và ổn định, mục tiêu phát triển thành sàn giao dịch lớn nhất vào năm 2013. Dù vậy, các biện pháp bảo mật này không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Vào tháng 02/2014, Mt.Gox dừng rút BTC. Vài tuần sau đó, toàn bộ hoạt động giao dịch đã bị ngừng.
Hoá ra, Mt.Gox đã bị tấn công trong rất nhiều năm, tổng cộng những kẻ tấn công đã trộm 100.000 BTC từ sàn giao dịch Mt. Gox – và hơn 744.000 BTC từ các tài khoản khách hàng của sàn này. Công ty đã mất khả năng thanh toán và sàn này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Altcoin
Có thể bạn mới chỉ nghe về Bitcoin trong vài năm gần đây, nhưng tiền mã hóa đã mang lại niềm đam mê ngay cả khi thị trường còn rất nhỏ. Một số người trong số đó không hài lòng với hệ thống của Bitcoin và những người khác nghĩ rằng công nghệ Blockchain đằng sau Bitcoin có thể được sử dụng cho các mục đích khác.
Chính điều đó đã sản sinh ra hàng trăm loại tiền mã hóa mới và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 2011 chứng kiến sự ra đời của Litecoin, đồng tiền mã hóa tương tự như Bitcoin, tự tin rằng có tốc độ giao dịch nhanh hơn đáng kể so với Bitcoin. Đây cũng điểm nổi bật thu hút của Ripple và tiền mã hóa XRP của công ty này, mặc dù Ripple sinh ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Bitcoin vẫn là tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn nhất với lượng giao dịch ký quỹ (margin) lớn. Các altcoin được đề cập đến ở phần trước (như Litecoin, XRP, Bitcoin Cash) cũng nằm trong top 10. Đứng thứ hai là Ethereum với đồng tiền mã hóa Ether. Ethereum khác biệt so với những loại tiền mã hóa khác vì Blockchain của nó được sử dụng để lưu trữ dữ liệu như các hợp đồng thông minh.
Fork Bitcoin
Một hard-fork trong Blockchain Bitcoin tạo ra sự thay đổi lớn trong giao thức của mạng, chẳng hạn như Bitcoin Cash được tạo ra để tăng kích thước của các block trong hệ thống. Chỉ có các node đã nâng cấp mới có thể xác thực giao dịch.
Hard-fork có thể được chủ động tạo ra nhằm thực hiện một ý tưởng nào đó như tăng kích thước khối của Bitcoin Cash, nhưng cũng có thể là một bước “bị động” như khi muốn xóa những giao dịch không hợp lệ do hacker thực hiện chẳng hạn.
50 Bài Học Đầu Tư Trong Thị Trường Crypto
Ai cũng nghĩ mình là thiên tài trong thị trường đang tăng trưởng (Bull market). Nhưng chỉ những nhà giao dịch thực sự mới có thể sống sót, thậm chí phát triển mạnh trong thị trường “gấu” (Bear market) hoặc trong thị trường có biến động mạnh.
Tất cả các thị trường đều có chu kỳ phát triển. Đừng sợ sự sụp đổ hoặc các biến động thị trường – đó mới chính là nơi bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhất.
Có một sự khác biệt lớn giữa giao dịch và đầu tư.
Hãy lập kế hoạch giao dịch đầy đủ trước khi bắt đầu những giao dịch của bạn.
Việc thiết lập vào thị trường là quan trọng, nhưng việc quản lý tốt sự rủi ro và tiền bạc quyết định tới việc bạn có thể kiếm được tiền hoặc mất tiền.
Hãy cẩn thận với những chuyện gia với lời khuyên làm giàu nhanh chóng khi bạn đầu tư vào Crypto đó là hiệu ứng Bandwagon – hiệu ứng lôi kéo đám đông.
Quyết định loại hình giao dịch hoặc đầu tư bạn sẽ thực hiện và bỏ qua những thứ khác.
Đừng chủ quan chỉ vì bạn đã kiếm được rất nhiều tiền trong thị trường crypto mà bạn có thể dễ dàng kiếm tiền tại các thị trường tài chính khác. Hơn 95% các nhà đầu tư thị trường chứng khoán đã mất tiền vì lí do này.
Cách tốt nhất để giao dịch ” day trade “ trong thị trường crypto là – KHÔNG !
Cách tốt nhất để kiếm lợi từ bất kỳ thị trường nào là tìm ra thứ bạn nghĩ là chúng sẽ có tiềm năng phát triển (trước khi mọi người tạo ra xu thế) và đầu tư vào chúng với tâm thế sẽ mất 100% vốn.
Đó chính là cách để tiếp cận “các nhà đầu tư thiên thần”.
Bạn không thể kiểm soát thị trường. Điều duy nhất bạn có thể kiểm soát đó chính là việc bạn vào lệnh, kích thước giao dịch của bạn và cách bạn rút lui khỏi thị trường.
Một người gia nhập thị trường có thể hoàn toàn phá hủy “kỹ thuật phân tích tốt”. – cá mập
Đừng nhắm mắt làm theo những cảnh báo giao dịch từ bất kỳ ai, đặc biệt là những người xuất hiện ngẫu nhiên trên các phương tiện truyền thông hoặc phòng chat. Tất cả các dự án tiếp thị tài chính liên kết mạng lưới đều là mô hình Ponzi.
Nếu bạn kiếm được một khoản tiền làm thay đổi cuộc sống của bạn,tốt nhất là đừng làm gì với nó trong vòng ít nhất 30 ngày.
Giao dịch không phải là việc tìm kiếm những đỉnh hoặc đáy trong thị trường, mà là việc nắm bắt tốt những động thái đang diễn ra.
Đừng biến một lệnh thua lỗ nhỏ thành một khoản đầu tư thua lỗ lớn.
Đừng đặt mục tiêu lợi nhuận hằng ngày, nên đặt mục tiêu dài hạn.
Học cách sống sót, sau đó phát triển mạnh.
Các chỉ báo tốt nhất trên biểu đồ là hành động giá và khối lượng. Bạn có thể sử dụng những chỉ báo khác, nhưng điều đó không nhất thiết khiến bạn trở thành một trade có lợi nhuận nhiều hơn.
Xu hướng đi qua và để lại những gì phù hợp nhất.
Đừng cố gắng chọn vị trí đứng đầu trong một thị trường. Thị trường là nơi cho bạn biết mọi thứ khi các xu hướng kết thúc .
Không giao dịch trước các sự kiện lớn, vì không thể dự đoán được thị trường sẽ có những biến động như thế nào.
Thách thức lớn nhất đối với các trade chính là bản ngã – cái tôi – của họ hoặc một điều gì đó cần thiết phải đúng như ý họ.
Bạn có thể mất 50% giao dịch nhưng vẫn có thể sinh lời nếu bạn biết quản lý rủi ro đúng cách.
Những doanh nhân và CEO giỏi nhất thường làm việc cho các thương nhân và nhà đầu tư tồi tệ nhất.
Những người có khả năng tư duy tốt để đầu tư thường làm các nghề có nguy cơ cao như nhân viên cứu hỏa, phi công, cảnh sát.
Tránh tham gia vào các nhóm pump and dump .
Bạn sẽ làm gì mỗi khi mắc sai lầm ? Đừng đánh bại chính mình mỗi khi bạn phạm sai lầm, chỉ cần học hỏi và cố gắng không mắc sai lầm đó lần thứ hai.
Không xử lý hoặc trao đổi tiền ảo như một tài khoản ngân hàng. Bạn không thực sự sở hữu số tiền đó, trừ khi bạn có thể kiếm soát được các mã khóa cá nhân.
Thị trường tiền điện tử là một thị trường 24/7/365. Bạn không thể nắm bắt tất cả mọi giao dịch. Nếu bạn có bỏ lỡ, đừng lo sẽ có ngay các giao dịch khác.
Đừng đầu tư vào một đồng coin nào đó trừ khi bạn hiểu thật rõ về chúng.
Bạn có thể kiếm được tiền bằng trading qua Momentum và hype trong “shitcoins”, chỉ cần không đầu tư dài hạn vào chúng.
Nên tránh xa những đồng tiền coin có khối lượng giao dịch và vốn hóa thị trường thấp. Vì chúng dễ dàng bị thao túng và bạn sẽ bị mắc kẹt.
Không giao dịch với số tiền bạn cần cho sinh hoạt phí. Vì một lí do nào đó nó được gọi là “vốn rủi ro”.
Hãy coi bản thân như một gã thợ săn, hãy để giành đạn cho những cuộc săn lớn.
Khi thị trường có biến động mạnh là khi các giao dịch về tiền kỹ thuật số giảm. Nếu giá chạm đến mục tiêu hoặc vùng mua lớn nó có thể có ý nghĩa khi đặt một số lệnh TRƯỚC KHI những người khác tham gia ở khu vực đó.
Giao dịch và đầu tư khiến cho các cảm xúc như sợ hãi, tham lam, do dự luôn hoạt động mạnh.
Điều khó nhất trong giao dịch chính là… KHÔNG LÀM GÌ CẢ. Đây cũng chính là một trong những lợi thế lớn nhất.
Một “thị trường bong bóng” không có nghĩa là nó sẽ sập. Bitcoin đã trải qua rất nhiều lần như thế, và sau mỗi lần nó lại tăng giá.
Hãy quản lý những giao dịch theo cách mà bạn sẽ không có bất kỳ hối tiếc nào nếu như xảy ra rủi ro.
Học cách suy nghĩ như một “kẻ ngược đời”. Nếu bạn là người cần ý kiến xác nhận của mọi người xung quanh, thì giao dịch và đầu tư không phải dành cho bạn.
Nên thiết lập các biểu đồ giao dịch ngắn hạn . Vì khung thời gian càng dài, càng có nhiều biến số ảnh hưởng tới giá và khó đưa ra dự đoán về giá.
Bạn có thể nhận ra một số điều kiện thị trường rất tốt cho việc thiết lập hay thực hiện giao dịch, nơi mà các điều kiện khác kêu gọi bạn dừng lại và thoát khỏi thị trường hoàn toàn.
Hơn 90% Cryptocurrency cuối cùng đều đi tới con số không. Vì vậy hãy đầu tư cho hợp lý.
Mặt tâm lý giao dịch là khó nhất để làm chủ, kỹ năng được đánh giá thấp nhất, đó là những lí do khiến bạn bị mất tiền hoặc mất rất nhiều tiền.
3 vấn đề lớn đối với các trader đó là giao dịch quá mức, do dự về các giao dịch và đóng vị thế trước các mục tiêu lợi nhuận khi giao dịch vẫn còn nguyên vẹn.
Bạn có thể kiếm được tiền từ công việc hoặc từ một lần giao dịch, đừng cảm thấy mỗi ngày như một cuộc đua. Cuộc chơi vẫn còn dài. Hãy kiên nhẫn chờ đợi để xem những màn kịch hay nhất sẽ diễn ra.
Đừng tin tưởng bất kỳ ai để giao dịch thay bạn. Nên quản lý các khoản đầu tư cho riêng bạn hoặc giao dịch bí mật.
Nhận được những thông tin mới nó có ý nghĩa là gì ? – họ đang cố gắng có được những lượt view và cú nhấp chuột. Họ không để ý tới những lợi ích tốt nhất của bạn hoặc cố giúp bạn kiếm tiền.