NGUY CƠ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÌ LÀM VIỆC THEO CA

Thuật ngữ “Shift Work Disorder”, hay còn được gọi là tình trạng rối loạn giấc ngủ – là một tình trạng phổ biến thường xảy ra ở những người làm việc, lúc ban đêm, lúc sáng sớm, lúc giữa ngày và lịch trình này thường xuyên thay đổi.

Theo tổ chức giấc ngủ quốc gia tại Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc khảo sát năm 2008, và nhận thấy có khoảng 63% số người làm việc theo ca (ca đêm) cho biết rằng thời gian làm việc của họ không cho phép họ có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Thông thường họ chỉ được ngủ khoảng 6 tiếng trong các ngày làm việc và thời gian này kéo dài liên tục khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, và kiệt sức.

CÁC BIỂU HIỆN THÔNG THƯỜNG

Dưới đây là những biểu hiện thường thấy ở một cá nhân bị rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca trong thời gian dài.

– Buồn ngủ (gật gù) trong ca làm việc nhưng lại khó đi vào giấc ngủ trong thời gian nghỉ ngơi;

– Khó tập trung, phản ứng chậm hơn;

– Luôn cảm thấy thiếu năng lượng, uể oải;

– Rơi vào trạng thái u uất, ủ rũ hoặc nghiêm trọng có thể dẫn đến trầm cảm;

– Gặp rắc rối với các mối quan hệ xung quanh.

Không hẳn tất cả những cá nhân làm việc theo ca đều mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ này nhưng theo ước tính thì 10% – 40% người làm việc theo ca sẽ gặp phải tình trạng này.

TÌNH TRẠNG SẼ BẮT ĐẦU NGHIÊM TRỌNG HƠN NẾU KHÔNG NHẬN DIỆN SỚM

Nếu vô tình, bạn là người bị rối loạn giấc ngủ, nhưng chưa kịp thời nhận ra, có thể dẫn đến những tình huống sau:

– Tâm trạng dễ thay đổi đột ngột (dễ nổi giận, khó kiểm soát);

– Giảm năng suất làm việc;

– Không đủ tỉnh táo, và có thể gây tai nạn khi tham gia giao thông;

– Ảnh hưởng đến các chức năng khác của não bộ;

– Hàm lượng hormone testosterone giảm;

– Có xu hướng sử dụng chất kích thích để giải tỏa.

CHO NÊN HÃY BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐỂ SẴN SÀNG LÀM VIỆC THEO CA

Để đảm bảo sức khỏe của mình thì những bạn làm việc theo ca cần phải ưu tiên giấc ngủ của bản thân, phải thay đổi thói quen sống để chuẩn bị cho việc ngủ đủ giờ hơn cho dù đó là ban ngày. Để thực hiện được kế hoạch này thì có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

– Tuân thủ những quy tắc trước khi ngủ như: phòng ngủ phải đủ tối, yên tĩnh, thoải mái. Hoặc có thể thực hành hít thở sâu để có được một giấc ngủ ngon.

– Trường hợp sống cùng với người thân, xin phép mọi người hạn chế những hoạt động quá ồn ào nếu giấc ngủ của bạn rơi vào buổi sáng.

– Cho điện thoại vào chế độ máy bay và tắt thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội, tránh làm phiền bạn khi đi ngủ.

Hoặc các bạn có thể bắt đầu với việc tìm hiểu và thực hành “chánh niệm” mỗi ngày. Biết đâu sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất vả cả tính thần.

/

Nguồn: Sleep Foundation, Vinmec

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *