Nước Pháp những năm 60 thế kỷ trước được coi là cái nôi của phong trào hippie. Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism) với các cây việt kiệt xuất như JEAN PAUL SARTRE & ALBERT CAMUS… và lối sống Bohemian. Phong trào này, đã khiến nhiều người cho rằng người hippie đã lấy cảm…hứng từ lối sống đường phố Pháp.
Trong nhiều cách gọi từ Bohemian hay Gypsy hay hippie… ám chỉ lối sống của một giống dân làng bạt. Họ dịch chuyển và rong ruổi khắp Châu u không cửa, không nhà và không có cả quê hương và tổ quốc.
Tại Pháp người ta coi người Digan là Bohemian, vì họ tin những người này là dân của một đất nước có tên la Bohemia ở Tây u đã bị tan rã, nhà tan nước mất người dân thì mãi đi lang thang đó đây. Họ sống hòa nhập với thiên nhiên, hết mình với hiện tại, giữ gìn bản chất cá biệt, không ràng buộc xã hội và đạo lý sáo rỗng. Chính vì lối sống “xa rời thực tại” như thế, những con người này lại trở thành niềm mong ước của các cộng đồng khác, những người muốn được trải nghiệm một phần nào cái “niềm vui sống” đó.
Tuy nhiên sự du nhập này kéo dài và thịnh hành theo từng giai đoạn, khiến không ít người có sự nhìn nhận chưa rõ giữa Hippy, Gypsy và Bohemian, thậm chí còn lẫn lộn với Romania vì tại xứ Rumani , nơi có một cộng đồng to lớn người Di gan sinh sống ở đây.
Ngày nay dấu ấn Bohemian và Gypsy có thể tìm thấy trong thời trangc,cũng như cách trang trí nhà cửa và cách chọn nơi sống của họ làm say mê biết bao cộng đồng khác. Nếu như Bohemian- Gypsy là những người nghèo, thì giờ đây sản phẩm mang cảm hứng từ họ lại không rẽ được tiêu thụ bởi những người dư dả. Cách sống của họ trở thành một loại thời trang nào đó. Hoàn toàn ngược lại với thời trước, Bohemian và Gypsy từng bị phán xét và bị kỳ thị. Người Bohemia có một đời sống mang đậm dấu ấn nghệ thuật đa phần theo đuổi âm nhạc, nghệ thuật, văn chương và đặt nhu cầu được tự do thể hiện bản thân. Người Bohemia thường cao hứng, cường điệu và quá khích; cách nói thường khoa trương và dí dỏm. Cuộc sống của họ vì thế mà tự do phóng túng, nay đây mai đó không theo khuôn phép của xã hội.
Chính bởi những đặc trưng trên mà cách sống Bohemia bị coi là tà đạo là dị giáo, đi ngược lại với văn minh xã hội con người. Người theo lối sống này bị chỉ trích là những kẻ vô công rồi nghề, không có chí tiến thủ, lập dị. Họ trở thành một…vấn đề, một vấn đề của xã hội và nền kinh tế, họ từng bị gán với nhiều hình ảnh không mấy tốt đẹp, nhưng đồng thời cũng là hình mẫu xây dựng nên nhiều nhân vật trong văn chương, kịch nghệ , hội họa và về sau là phim ảnh và thời trang.
Người Di-gan có khuynh hướng đam mê nghệ thuật . Đàn ông chơi đàn giỏi ,sáng tác âm nhạc hay và khéo tay chạm khắc kim hoàn . Phụ nữ Digan thân hình mảnh khảnh , mặt mày thanh tú mắt to ,ca hay múa khéo khi vỗ tay là đã tạo ra âm nhạc.
*Người Di-gan được sinh ra cùng với những bài ca
Cùng với bài ca họ đi gặp thần chết
Không có lều trại của họ nào trên trái đất
Mà không vang lên những bài hát Di-gan
(Goerge Lebedev)
Sau chiến tranh chủ thuyết hiện sinh trở thành nền tảng của một phong trào văn hóa triết học , ảnh hưởng sâu đậm đến các tầng lớp thanh niên .Sự buồn chán- sợ hãi và và lo âu lạc lõng trong xã hội , đã “phủ sóng” lên một bộ phận người trẻ, khiến họ bất mãn với các định ước xã hội. Họ chán ghét chiến tranh , đề cao sự tự do công bằng bác ái và muốn trở về với thiên nhiên, MAKE LOVE NOT WAR là phương châm sống của họ. Rất tiếc ngày nay phần lớn những người cùng lứa tuổi với người viết, không có mấy người lên mạng để chia sẻ về vấn đề mà họ đã trải qua trước đây.
Thật ra có được cái nhìn toàn bộ về về vấn đề này cũng không phải là dễ. Thật ra lúc phong trào hippie xuất hiện ở Sài Gòn thi người viết này vẫn còn quá nhỏ (1954). Vào thập niên 60 thế kỉ trước, tại miền nam VN với sự hiện diện đông đảo của quân đội Mỹ ,nhưng văn hóa Pháp vẫn ảnh hưởng sâu đậm ở các thành phố lớn và ngay tại thủ đô Saigon.
Có lẽ đây là hệ quả của việc du học Pháp của phần lớn các thanh niên VN. Phong trào hippie Saigon được cho là đã đến từ Pháp với lối sống buông thả của người Digan mà người Pháp gọi là người Bohemian. Nhưng trong thực tế hippie VN có nhiều sự pha trộn của hippie Mỹ cũng có nguồn gốc từ hippie Tây u. Dân hippie sở hữu các niềm tin xoay quanh những giá trị về hòa bình và tình yêu , mà theo họ thì sự thay đổi lối sống là mấu chốt của xã hội. Xã hội càng bị toàn cầu hóa, họ càng bị trói buộc theo các ước lệ của thị trường, và họ cũng thường được gắn liền với hình ảnh những con người bất bạo động và chống chính phủ.
Dấu ấn xấu về việc sử dụng thuốc kích thích được gán vào họ vẫn còn thường được thấy ngày nay, đặc biệt là việc sử dụng cần sa và các chất gây ảo giác Nhiều nghệ sĩ nhạc rock, nhà thơ, nghệ nhân … từ những năm 60 có thể nói là đã gắn liền với phong trào này, nổi bật nhất có thể kể đến như Bob Dylan, Pink Floyd, John Lennon…. Có nhiều quan niệm tiêu cực về họ và chỉ biết lắc đầu nghĩ rằng đáng buồn làm sao khi người ta không còn có được cái khả năng ước mơ về một thế giới, tất cả chúng ta đã được dạy bảo rằng phải phấn đấu vì nó khi còn nhỏ.
Một người không tuân theo những gì đã được xã hội áp đặt, nhưng tuân theo những tư tưởng về hòa bình và tự do. Không phải lúc nào cũng sống trong ảo giác dưới sự tác động của các chất an thần, cần sa bạch phiến hay những loại thuốc khác
Cách đây 60 năm, thế giới đã bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền nam VN đắm mình trong các dòng chảy hippie. Đã có các phong trào đấu tranh đã trở thành các cuộc cách mạng, khiến nhiều hệ thống chính trị thế giới phải thay đổi Năm 1967 hàng trăm nghìn thanh niên Mỹ đã tràn về thành phố San Francisco để tận hưởng mùa hè tình yêu, hòa bình và các chất kích thích. Các cuộc bạo động đã nổ ra ở phố Walls, Los Angeles, Paris, London..cùng lúc với thanh niên Mỹ phải lên đường tham chiến tại Việt Nam. Biệt ly và xa cách đã khiến khoảng cách giữa giới trẻ và các bậc phụ huynh càng lúc càng xa.
Tháng Giêng 1967 mà người ta gọi là Mùa Hè Tình Yêu, nhiều thanh niên Mỹ từ mọi miền đất nước đổ dồn về San Francisco, để tham dự sự kiện gọi là “Human Be-In”,. Tâm điểm của cơn bão Mùa hè tình yêu là khu phố Haight-Ashbury ở San Francisco. Nơi mọc lên những ngôi nhà rộng lớn được chia thành những phòng nhỏ. Dành cho các sinh viên có thể thuê một phòng với cái giá rẻ. Trong những ngày tháng vô tư ấy những người trẻ tuổi đã bỏ quên các quán cà phê ,để tham dự vào các sự kiện Haight-Ashbury với những buổi lưu diễn của nhiều nhóm nhạc jazz và các nhà thơ “nổi dậy” trong bầu không khí hòa bình, sôi động và khát khao tự do.
Diễn viên Peter Coyote, thành viên một thời của cộng đồng hippie nhấn mạnh: “Nhìn lại những năm 1960, có thể thấy tất cả những mục tiêu chính trị của Mỹ đều thất bại: không thoát khỏi chủ nghĩa tư bản, không chấm dứt được chủ nghĩa đế quốc không xóa sổ được-nạn phân biệt chủng tộc. Nhưng những mục tiêu văn hóa thì đều đạt được cả.”
Mikal Gilmore, phóng viên tạp chí Rolling Stone cũng cùng chia sẻ quan điểm: “Những gì đã diễn ra trong khoảng thời gian quanh năm 1967 vẫn gắn bó với chúng ta dù muốn dù không. Bởi năm đó đã chứng kiến sự thay đổi triệt để trong lĩnh vực âm nhạc, trong đời sống đường phố, trong báo chí và trong từng hộ gia đình. Để thấy rằng những tranh luận từng khuấy đảo San Francisco năm 1967 sẽ còn tiếp tục được bàn đến không ngớt”.
Từ mùa hè ấy hình ảnh chàng thanh niên ăn mặc theo lối hippie nhảy trong công viên Cổng Vàng với những lọn tóc dài chấm vai bay phấp phới đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa Mỹ. Cũng giống như hình ảnh những anh chàng cao bồi và những kẻ ngoài vòng pháp luật từng tung hoành miền Viễn Tây trước đó.
Tất cả những hình ảnh đó nó đã ảnh hưởng đến thanh niên VN. Trong chiến tranh giới trẻ cùng lớn lên song hành với chủ thuyết hoài nghi và hiện sinh. Nó đã trở thành nền tảng của một phong trào văn hóa , ảnh hưởng sâu đậm đến các tầng lớp thanh niên qua âm nhạc, suy nghĩ, lo âu, buồn chán- sợ hãi và và lạc lõng trong xã hội . Họ chán ghét chiến tranh , đề cao sự tự do công bằng bác ái và muốn trở về với thiên nhiên. Tại Mỹ nhiều nhân vật nổi tiếng không phải hippie chính hiệu, nhưng lại lợi dụng phong trào hippie để chống chiến tranh Vn. Đó là Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry và cô đào nổi tiếng Jane Fonda . Với phong trào phản chiến Mỹ họ đã tạo cơ hội cho một số trí thức VN , “Ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, họ lợi dụng sự mệt mỏi về chiến tranh và bất công xã hội , đã nổi lên với danh nghĩa thành phần thứ ba . Họ gồm cả các thầy tu, các cha cố các du học sinh ,các trí thức khoa bảng cộng với các hippie Pháp Mỹ, tạo thành phong trào phản chiến to lớn tiếp tay cho CS Bắc Việt làm chính quyền Miền Nam sụp đổ.
Phong trào hippie VN mà điển hình là hippies Sài gòn , bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hippies Pháp. Khởi thủy Sài gòn vào những năm 67,68,69… thành phố thủ đô miền Nam như trăm hoa đua nở ,với thời trang kính râm to bản , áo sơ mi chim cò phong phanh sặc sỡ và quần patte cigarette – quần suông ống loe .Trang phục này lây lan từ Pháp với các ca sĩ thời thượng như: Sylvie Vartan – Francoise Hardy hat Christophe … Đồng thời nhiều bản nhạc trẻ VN xuất hiện như: band Enterprise , band Mây Lang Thang , band Hammers…Các nhạc sĩ trẻ nổi tiếng: Trường Kỳ , Nam Lộc ,Nguyễn Ánh 9 , Lê hựu Hà …và nhiều ca sĩ nhạc trẻ thượng thặng như:Jo Marcel , Elvis Phương , Thanh Lan … cùng sự góp mặt với các nhạc sĩ phản chiến như:Trịnh Công Sơn – Trần Long Ẩn – Tôn Thất Lập …là những con rắn độc đã phun nọc độc làm hao mòn và tê liệt ý chí chiến đấu của người miền Nam lúc đos Năm 1971 tại sân Hoa Lư Sài gòn một buổi nhạc hội hippies ngoài trời kiểu Mỹ đầu tiên, đã thu hút nhiều chục ngàn người hippie tham dự.
Dân Sài gòn thời đó nhiều gia đình bị kẹt vào “giữa hai làn đạn”. Nhưng trong cái rủi lại có cái may và rồi từ cái may lại trở thành cái rủi, chính quyền Sài gòn sau đó sụp đổ và sụp đổ quá nhanh . Sự sụp đổ của nhà nước VNCH đã cuốn đi tất cả một mớ bòng bong và các hệ lụy của nó .Một dân mê làm người hippie Sài gòn ngày đó nay đã ngấp nghe ngường tuổi 70 khi được hỏi về hippie Saigon năm xưa, ông ta thở dài ngao ngán “ Nó hấp dẫn nhưng cũng…thật là nguy hiểm”.