Về chuyện kết hôn, tôi có đôi lời muốn nói…

Bất chợt trong khoảnh khắc nào đó, bạn có cảm giác phủ định bản thân mình vô cùng mãnh liệt không?

Trong kì thi Đại học không thể phát huy năng lực như bình thường, giây phút bạn bỏ lỡ ngôi trường đại học trong mơ của mình hay là khoảnh khắc kết thúc công việc thất bại đầu tiên, bị sếp mắng chửi xối xả?Là khi bạn kéo hành lý đứng trên phố giữa một thành phố xa lạ, nhận ra chẳng có nơi nào là dành cho riêng mình hay là khi người bạn dành trọn tình yêu qua bao năm tháng ngoại tình sau lưng? Bạn tôi nói sau này mới phát hiện ra những chuyện này đều chẳng là gì cả. Thi trượt đại học có thể tiếp tục nỗ lực, công việc không thuận lợi có thể từng bước tích lũy kinh nghiệm, lúc bần hàn nghèo túng có thể vay bạn bè tiền, thắt lưng buộc bụng cũng có thể lay lắt sống qua ngày, dù là bị bạn trai cắm sừng, dần dà qua vài năm gặp được niềm vui mới thì vẫn lại có thể có được dũng khí để yêu thương.

Bạn tôi mới 30 tuổi thế nhưng đã đi qua một cuộc hôn nhân thất bại, đem theo đứa con 3 tuổi sống một mình. Mỗi lần phải điền thông tin cá nhân, cột tình trạng hôn nhân đều viết hai chữ “Ly Dị” nổi bật. Thế nhưng khi đã lấy được giấy chứng nhận ly hôn, và cả nhưng lần nhìn con và chồng cũ quấn quýt lấy nhau đều khiến cho cô bạn tôi nghi ngờ bản thân cô ấy rằng tại sau ban đầu khi kết hôn không thận trọng hơn một chút. “Ly hôn” giống như một dấu ấn được nung nóng in sâu xuống, khắc sâu thẳm vào cuộc đời của cô ấy, dù cho bạn tôi có cố gắng lau chùi thế nào đi chăng nữa thì cũng không có cách nào có thể làm mờ nó đi được.

Có những chuyện xảy ra thì đã xảy ra rồi, chẳng có cách nào để tự lừa dối bản thân mình rằng mọi chuyện vẫn như cũ được nữa. Bạn tôi nói, trước hôn nhân ai cũng đều thật lòng và chân thành, đều mang theo ý định cùng nhau đi hết một đời mà bước vào hôn nhân. Tất cả người trong gia đình bạn ngồi quây quần lại với nhau để giúp bạn đánh giá cái người có thể đi cùng bạn đến hết cuộc đời này: chiều cao, thân hình, học vấn, mặt mũi, hoàn cảnh gia đình, khả năng phát triển cá nhân, thậm chí là bệnh di truyền theo dòng họ cũng đều tìm hiểu rõ ràng rành mạch để có thể loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn trong hôn nhân một cách tốt nhất.

Thế nhưng sau khi kết hôn mới phát hiện rằng điều đánh bại hôn nhân hoàn toàn không phải do những vấn đề lớn do người ta đánh giá xem xét kĩ càng kia mà chính là những chuyện bé nhỏ, vặt vãnh trong cuộc sống thường ngày. Cô bạn tôi nói hôn nhân của cô ấy đã bị người chồng không thể khống chế cảm xúc của cô ấy từng chút từng chút một phá vỡ. Lúc tốt đẹp thì hai người luôn ngọt ngào, hạnh phúc, thề non hẹn biển, thế nhưng khi cãi nhau thì do cảm xúc của chồng cô ấy bộc phát, nói cho sướng miệng, chẳng nể mặt ai, câu khó nghe nào cũng có thể nói ra được, hoàn toàn không quan tâm chút gì đến tình cảm vợ chồng.

Như vậy thì có được xem là nghiêm trọng không? Dường như vẫn ổn. Anh ta không ngoại tình, không bạo lực gia đình, chăm sóc người già, yêu thương trẻ nhỏ, chăm chỉ làm việc và cũng không tiếc tiền tiêu cho vợ. Thế nhưng nếu là bạn, bạn có chịu đựng được không? Qủa thực là không thể chịu được. Bởi vì mỗi lần cãi nhau cũng giống như một lần hủy hoại, khiến cho cho cảm xúc của cô ấy được tích lũy qua rất nhiều năm, mỗi lần chồng cô ấy đều nói sẽ thay đổi, sau này sẽ không làm như vậy nữa. Thế nhưng khi bắt đầu những cuộc cãi vã mới thì anh ta lại giống như cũ, một người vẫn tiếp tục nói cho sướng miệng, một người thì vẫn tiếp tục chịu đựng giày vò.

Xung quanh tôi có rất nhiều cô gái, chẳng trải qua mấy lần yêu, không hiểu được những điều phức tạp sâu xa trong mối quan hệ giữa hai người khác giới, đến tuổi thì ôm những mong đợi đẹp đẽ đối với tình yêu vào hôn nhân, khoác lên mình chiếc váy cưới trong vòng vây của người thân bạn bè, nghĩ rằng từ đây sẽ bắt đầu gian đoạn mới trong cuộc đời, bước vào một cuộc sống mới vô cùng tốt đẹp. Thực tế thì luôn chẳng giống như mong đợi, nó cũng giống như một học sinh chưa chuẩn bị kĩ trước khi đi thi, những câu hỏi bình thường thì vẫn có thể giải quyết nhanh gọn như bình thường thế nhưng sẽ có rất nhiều câu hỏi bất ngờ và khó nhằn nằm ngoài khả năng giải quyết, trong cơn hoảng loạn đưa ra những lựa chọn không thỏa đáng cũng chẳng chính xác.

Về bản chất thì thất tình và ly hôn đều là từ biệt người mà không phải là “đúng người” trong cuộc đời bạn, thế nhưng về mặt “cảm nhận” thì lại khác xa nhau, bởi vì con người ta luôn gắn cho hôn nhân cái ý nghĩa thiêng liên hơn và mong đợi về hôn nhân thì càng sâu đậm hơn. Con người hi vọng gửi gắm một đời một kiếp, là đánh cược toàn bộ dũng khí cả cuộc đời, nếu thắng thì sẽ là hạnh phúc mãn nguyện, thua thì sẽ là một “mâm bát la liệt ngổn ngang”. Người ta có thể nhẹ nhàng mà rời xa người đàn ông tồi tệ khi đang yêu nhưng lại chẳng có cách nào để ung dung trơ trọi một mình từ biệt chồng cũ hoặc vợ cũ.

Hai mấy tuổi hay thậm chí là ba mấy tuổi, quả thật đều không nhất thiết phải vì “đến tuổi” mà vội vã bước vào hôn nhân, đem hôn nhân trở thành một nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành khi “đến tuổi”. Yêu nhiều một chút, tiếp xúc với nhiều người một chút, trải nghiệm nhiều mặt tốt và xấu trong tình yêu một chút, nhìn rõ mặt trái của tình cảm, nhìn thấu lòng dạ khó lường và những điều không giống như bạn mong muốn của người khác, nắm rõ bản thân mình thực sự thích gì và học cách khoan dung, khả năng chống chọi khi gặp khó khăn… đây đều là những điều mà chúng ta nên phải làm trước hôn nhân.

Thất tình không đáng sợ, độc thân cũng chẳng có gì đáng xấu hổ, khóc một trận thật to, nếu như có thể hiểu rõ được nhiều đạo lý trong chuyện tình yêu thì cũng đã để làm như thế. Điều đáng sợ là bạn chưa từng trải qua “mưa gió bão bùng” trong tình yêu rồi lại dễ dàng tin vào lời nói dối rằng sau khi lấy chồng sẽ hạnh phúc, cùng với một đôi bàn tay trắng bước vào hôn nhân rồi hoàn toàn phải dựa vào vận may để quyết định xem đoạn tình cảm này có thể lâu dài hay không.Tôi còn nhớ một bài phỏng vấn của Ngô Quân Như, cô ấy nói: “Khi nghe nói có người kết hôn vào năm 25 tuổi, tôi liền bị dọa cho một cái, có cần phải sớm đến vậy không? Sớm như vậy rồi buông lời thề hẹn cả đời, vài năm sau, lời thề hẹn sẽ nhanh chóng giày vò chúng ta, giày vò nơi tinh thần, nơi thể xác, nơi cuộc sống….”

Cảm nhận tình yêu và học cách yêu người khác đều phải rèn luyện, trước khi quyết định, trước khi hiểu rõ hôn nhân, trước khi chuẩn bị ổn thỏa để đón một người khác bước vào cuộc sống của bạn, hãy cẩn trọng một chút, cẩn trọng hơn một chút nữa thôi….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *