NỔI GIẬN LÀ TỰ TRỪNG PHẠT MÌNH BẰNG SAI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC

Tức giận có hai kiểu, hoặc là nổi giận lôi đình hoặc là buồn bã không vui, tự hành hạ bản thân. Dù là kiểu nào trong hai kiểu này, thì cuối cùng người tổn thương nhất vẫn là bản thân người nổi giận. Lửa giận của người nổi giận đùng đùng như núi lửa phun trào, dung nham tung tóe khắp nơi, làm tổn thương tình cảm của đối phương và khiến những người bên cạnh sợ hãi. 

Còn lửa giận của người buồn bã không vui lại như nước sôi, nước sùng sục trong ấm nhưng lại không thể phá tung nắp nên cuối cùng chỉ đành kiềm nén trong lòng. Nhưng giá quá đắt bạn phải trả lại chẳng thể đổi được sự thức tỉnh của kẻ lầm lỡ.

Đối với người bình thường, họ không nhận thức được sai lầm của chính mình trong hầu hết trường hợp. Nếu bạn nói thẳng người đó về những sai lầm của họ, hoặc trở mặt với đối phương, bạn sẽ khiến người đó cảm thấy bạn đã xúc phạm anh ta. Sau khi bất mãn với bạn, anh ta không những không bình tĩnh nhìn nhận lại lỗi lầm của bản thân mà còn vô cớ chỉ trích bạn. 

Hành vi này càng khiến bạn bực tức hơn. Mối quan hệ của hai người vì thế sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn không lối thoát. Nếu thời điểm đó, người mắc lỗi nhận thức được lỗi lầm của bản thân, nhưng bạn lại cứ cố chấp không thôi, anh ta sẽ cho rằng bạn nhiều chuyện, hẹp hòi và ương bướng. Vì vậy, tức giận vì lỗi lầm của người khác sẽ chỉ khiến bạn thêm phiền muộn mà thôi.

Con người không phải thánh hiền, ai mà không có lỗi. Khi hành vi của ai đó xúc phạm bạn, hãy tha thứ cho người ấy bằng tấm lòng bao dung. Khi bạn tha thứ cho người khác, chính bạn cũng được khoan hồng. Việc đã xảy ra rồi, nổi giận cũng không có ý nghĩa gì. Tốt hơn hết, bạn nên bình tĩnh đón nhận để người khác và bản thân đều được nhẹ nhõm hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *