Tôn giáo nào tốt nhất?

Đây là một mẩu đối thoại ngắn với Đức Đạt Lai Lạt Ma  và nhà Thần học người Brazil, Leonardo Boff: 

Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc giải lao, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò:

“Thưa ngài, tôn-giáo nào tốt nhất? ”

Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc

“Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.

Ngài trả lời:

– “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.

Để giấu sự bối-rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:

– “Cái gì làm tôi tốt hơn? ”

Ngài trả lời: “Tất cả những gì làm anh: 

– Biết thương cảm hơn

– Biết theo lẽ phải hơn

– Biết từ bỏ hơn

– Biết dịu dàng hơn

– Biết nhân hậu hơn

– Có trách nhiệm hơn

– Có đạo đức hơn”.

“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất”.

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác, Ngài tiếp :

– “Anh bạn tôi ơi!

– Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không . Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới.

Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta

Quy luật của hành-động (Action) và phản ứng (Reaction) không chỉ dành riêng cho vật lý. Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.

– Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành.

– Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.

– Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy. Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta làm cho người khác. Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.”

Cuối cùng ngài nói:

– “Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,

– Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,

– Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,

– Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,

– Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,

– Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.

và… “Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *