Có một người đàn ông đang gánh chạn bát qua đường. Đi qua đoạn dốc, quang gánh nghiêng, làm một chiếc bát trượt xuống đường và vỡ nát. Ông lão cứ thế đi tiếp mà không hề ngoảnh đầu lại nhìn.
Thấy lạ, người đi đường bèn nói: “Ông lão ơi, sao bát rơi vỡ mà ông chẳng hề hay biết?”. Ông lão trả lời: “Ta biết chứ, nhưng dẫu sao nó đã vỡ rồi, có tiếc nuối hay không cũng có được gì đâu!”.
Còn một vị tướng đang say sưa ngắm chiếc bát cổ thì suýt làm rơi nó, may mắn ông đã giữ lại được. Ông nghĩ: “Ta chỉ huy hàng vạn quân, xông pha trận mạc không sợ gì, nay lại ủy mị sợ làm rơi chiếc bát”.
Nhận ra chính chiếc bát đã trói buộc mình vào lo sợ, ông vứt ngay nó xuống đất.
Vật chất đương nhiên là quan trọng, nhưng khi quá coi trọng nó với những được mất hơn thua. Khi đó ta vẫn tự trói mình vòng lẩn quẩn của niềm vui – nỗi buồn. Vì vậy, nên chăng ta chọn một thái độ thích hợp để đón nhận nó.
Một người chấp nhận chiếc bát bị vỡ, người kia chủ động đập vỡ bát.
Ông lão gánh bát đã có thái độ lạc quan trước những sự việc rủi ro không mong muốn. Dù có tồi tệ đến mức nào, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.
Còn vị tướng đã buông bỏ những gì đã gây ra cảm xúc tiêu cực của mình. Do vậy bản thân ông được bình tâm.