Có một bệnh nhân tâm thần luôn nghĩ rằng bản thân mình là một cây nấm, thế là anh ta ngồi xổm trong góc, mỗi ngày đều không ăn uống gì cả, giống như một cây nấm thực sự vậy.
Nếu muốn chữa trị cho anh ta thì chúng ta phải xử lý thế nào? Chúng ta có thể nói:“Anh không phải cây nấm, mau đứng dậy đi”. Nhưng dù có nói hàng trăm lần, thậm chí có thể trói anh ta lại, bệnh nhân vẫn làm một cây nấm thờ ơ, bất động.
Tuy nhiên, một bác sĩ tâm lý đã tới, ông cũng cầm một chiếc ô, ngồi xổm bên cạnh bệnh nhân. Bệnh nhân thấy lạ bèn hỏi: “Ông là ai?”
Bác sĩ trả lời: “Tôi cũng là một cây nấm”. Bệnh nhân gật đầu và tiếp tục làm cây nấm. Sau khi ngồi được một hồi, bác sĩ đứng dậy và bước đi.
Bệnh nhân hỏi một cách bối rối: “Ông là một cây nấm mà sao ông có thể di chuyển vậy?” Bác sĩ nói: “Nấm cũng có thể di chuyển được mà”. Bệnh nhân lại nói: “Ồ, thì ra nấm cũng có thể di chuyển”. Cho nên anh ta cũng di chuyển theo.
Sau đó bác sĩ bắt đầu ăn cơm, anh ta liền hỏi: “Sao ông có thể ăn cơm vậy?”. Bác sĩ trả lời: “Nấm không ăn cơm thì làm sao mà lớn lên được?”. Bệnh nhân cảm thấy đúng nên cũng bắt đầu ăn cơm. Sau vài tuần, người này đã có thể sinh hoạt như một người bình thường.
Câu chuyện này cho chúng ta một gợi ý: Đồng cảm nói khó thì rất khó, nhưng nói dễ cũng rất dễ, chỉ là khi thấy người khác gặp rắc rối, bạn có thể cúi xuống và cùng anh ta làm cây nấm hay không?