Dù đang sống trong thế kỷ 21- một thế giới của ánh sáng văn minh đã soi sáng toàn nhân loại, giáo dục sức khoẻ và giới tính ngày càng được phổ biến. Ấy vậy mà chuyện “ngày đèn đỏ” của chị em phụ nữ lại trở thành một hủ tục và điều cấm kỵ của một số quốc gia ở trên thế giới.
Hôm nay mọi người cùng ad điểm qua một vài hủ tục mà người phụ nữ phải chịu đựng trong suốt thời gian qua nhé. Các bạn còn biết thêm những hủ tục nào thì cmt ngay phía dưới luôn nha!
1/ Ở Romania, người phụ nữ đến ngày không được chạm vào hoa bởi lẽ nếu chạm vào thì sẽ khiến hoá bị héo dần và chết đi.
Người ta cho rằng máu kinh nguyệt là máu “bẩn” và người phụ nữ trong thời gian này được xem là “không thuần khiết”. Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có chứng minh nào cho thấy quan niệm trên là đúng. Trên một số phương diện tâm lý và văn hoá vùng miền đây còn có thể là suy nghĩ không tôn trọng, coi thường người phụ nữ.
2/ Chhaupadi – Hủ tục của Nepal nhốt phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt vào kho.
Họ coi người phụ nữ đến ngày đèn đỏ là ô uế và bẩn thỉu, cần phải tách khỏi môi trường sống xung quanh.Vậy nên khi một người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, cô ấy sẽ phải rời khỏi gia đình và sống trong một chiếc lều. Chật hẹp và đơn sơ, chẳng có giường chiếu gì, nó được chia sẻ với những người phụ nữ từ các gia đình khác. Ở đây, họ không thể nấu nướng, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và cũng không được phép uống hay tắm chung nguồn nước với người dân trong làng. Do điều kiện sống tồi tàn, bẩn thỉu, nhiều phụ nữ đã tử vong vì nhiễm trùng máu.
3/ Người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt ở Ấn Độ bị cấm vào bếp, không được tắm, cấm chạm vào nguồn nước và ăn cùng người khác.
Người Ấn Độ cho rằng nguyệt san là một điều không sạch sẽ và khiến cho hương vị của các món ăn trở thành thảm hoạ. Không cần dịch bệnh, sự cách ly sẽ tự tìm đến nhiều cô gái Ấn Độ chỉ đơn giản vì họ đến tuổi, trải qua chu kỳ này. Kinh nguyệt của phái nữ tại một số nơi thậm chí bị xem như biểu tượng cho sự ô uế.
4/ Mẹ tát con gái của mình khi bé gái lần đầu hành kinh.
Đây là một phong tục của người Do thái cũ rằng người mẹ sẽ tát con gái của mình khi bé gái lần đầu tiên có kinh nguyệt như một lời cảnh báo không được làm ô nhục gia đình bằng việc mang thai ngoài giá thú. Ngoài ra, mục đích của hành động ấy còn dựa vào niềm tin coi máu kinh nguyệt là máu ô uế nên việc tát khiến máu chảy dồn dập trên mặt sẽ giữ cho máu không ra quá nhiều ở dưới âm đạo.
5/ Phụ nữ phải cắt tử cung để có thể đến nơi làm việc tại các cánh đồng mía.
Theo đó đây là một hủ tục của một làng thuộc huyện Beed miền tây Ấn Độ được biết đến là “làng của phụ nữ không tử cung”. Nếu nghỉ một ngày khi đến kỳ kinh họ sẽ phải trả tiền phạt cho chủ thầu. Ngoài ra có đến 70% các bà mẹ coi kinh nguyệt là một “thứ bẩn thỉu”.