“GIA TỪ HOÀNG HẬU – HỒNG NHAN BẼ BÀNG”

Gia Từ Hoàng hậu Lê thị, hay Hiển Trinh Thần phi là Chính thất của Hoàng đế Trần Duệ Tông, là em họ của Hồ Quý Ly và là mẹ của Trần Phế Đế.

Không rõ năm nào bà vào làm vợ Cung Tuyên Đại vương Trần Kính, chỉ biết khi ông được lập làm Hoàng thái tử thì bà trở thành Hoàng thái tử phi và khi lên ngôi, Trần Duệ Tông (Trần Kính) phong bà làm Hiển Trinh Thần phi rồi ít lâu sau lập làm Hoàng hậu.

         *  *  *

Lê thị là em họ của ngoại thích Quý Ly, mà hắn là người đang nằm giữ binh quyền bậc nhất trong triều. Hoàng thượng rất băn khoăn, không biết có nên lập nàng làm Hậu không? Hiện tại nàng đã là Thần phi, một chức vị không nhỏ trong cung, như vậy đã là thêm lợi cho Quý Ly. Nay nếu lập làm Hoàng hậu, há chẳng phải đường đột lại trao thêm lợi cho hắn? Lại còn chuyện Thượng hoàng rất tin tưởng hắn.

Nhưng dù sao, Lê thị cũng sinh cho ngài một Hoàng tử, hơn nữa nàng lại rất xinh đẹp, hiền dịu,..đó đúng là hình mẫu ngài mong muốn..

Đắn đo mãi, cuối cùng ngài quyết định thuận theo con tim.

“Năm 1373, sách phong Thần phi Hiển Trinh làm Hoàng hậu Gia Từ. “

Chiếu thì đã ban, lòng ai dù không muốn cũng phải chấp nhận. Riêng Lê thị, thân tâm nàng không hề ham muốn danh phận. Nàng càng không muốn bị cuốn vào dòng chảy ấy. Chỉ là, bây giờ thân nữ nhi yếu đuối này làm sao dám chống lại nghiêm lệnh của những người đàn ông quyền uy ngoài ấy? Tất cả…đành phải thuận theo thiên ý..

Năm đó có giặc Chiêm nổi loạn, vua Duệ Tông thân hành trận mạc, không may tử trận ngoài xa trường. Một tin động trời đến với Lê thị, nàng than khóc tiếc thương người phu quân anh dũng. Quả thực nếu kể về những vị vua có công, đáng được vinh danh thời Trần, chắc chắn phải kể đến Duệ Tông, ngài thực sự đã hy sinh vì đất nước. 

Cái chết của vua khiến nàng chẳng còn hy vọng nào nữa. Y quyết định xuất gia tu hành.

Tiếc thương người em trai vì nước mà thập tử nhất sinh, Thượng hoàng Nghệ Tông đã lập Hoàng tử Trần Hiện, con của Duệ Tông và Gia Từ lên ngôi. Tưởng khi hay tin Hoàng hậu sẽ vui lắm, vì từ xưa đến nay, có biết bao cuộc tranh đấu  của nữ nhi chốn thâm cung chỉ để dành lấy ngai vị về cho con nếu họ có con trai. Nhưng ai ngờ Gia Từ nghe tin khóc rằng:

– “Con ta phúc bạc, khó lòng gánh vác nổi trách nhiệm lớn, nó sẽ gặp tai họa vì việc đó thôi. Tiên hoàng xa lìa cõi thế, ta chỉ muốn chết theo chứ không muốn trông thấy việc đời nữa. Ta linh cảm con ta rồi sẽ gặp tai họa, nạn này e không tránh khỏi nữa rồi!”

 Nhưng dù khóc lóc cũng không thay đổi được gì. Trần Hiện vẫn lên ngôi vua.

 Ít lâu sau, Lê thị mất. Được truy tặng làm “Gia Từ Hoàng hậu”.

2 năm sau, nhân một dịp đi chơi cùng Thượng hoàng Nghệ Tông, Hồ Quý Ly có tâu rằng:

– Tâu Thượng hoàng, thần chỉ nghe nói xưa nay, chưa ai bán con để nuôi cháu mà chỉ bán cháu để nuôi con.

Nghe xong, Thượng hoàng cho là phải, xuống chiếu trách vua trẻ con rồi giáng xuống làm Linh Đức Đại vương, sau đó thì lập con mình là Chiêu Định Vương lên thay.

 Lại có chuyện một số vị tướng toan đưa quân vào cứu vua. Nhưng ông viết hai chữ “giải pháp”, ý nói không muốn trái lệnh Thượng hoàng. Sau đó thì ông bị Nghệ Tông ép thắt cổ chết.”

 Như vậy có thể thấy, linh cảm của Gia Từ Hoàng hậu về số mệnh của con trai bà thật đúng. Quả là đáng thương! Lúc tạ thế, bà đã dường như là một thứ để củng cố quyền lực. Lúc con trai chuẩn bị đăng cơ, tưởng rằng bà sẽ sung sướng vì đó có lẽ là niềm an ủi cho nỗi đau trước cái chết của chồng bà. Nhưng Gia Từ lại bật khóc than rằng con bà rồi sẽ gặp họa, trách nhiệm lớn không đương nổi. Và quả thực, vua con bà bị phế và mất một cách oan ức. Bà ở trên cao chắc hẳn thương tâm lắm! 

  Nữ nhân, cả đời sống vì người, chết vì người! Nhưng sau cùng, các nàng được gì?…

“Gia Từ – Hồng nhan được bao lâu? Bẽ bàng sao đong đếm?”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *