Làm sao các loại thuốc biết nơi cần đến trong cơ thể vậy?

Đầu tiên thì, tôi rõ ràng không nghĩ thuốc thật sự chọn điểm đến khi vào trong cơ thể.

Nhưng, nếu ví dụ như, tôi uống một viên Acetaminophen vì mắt cá chân bị bong gân, một viên adderall cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rồi bupropion và lamotrigine vì tôi bị rối loạn lưỡng cực, vậy làm thế nào các loại thuốc này biết nơi chúng cần đến? Có phải là chỉ cần phân phối đều các phân tử thuốc ra khắp cơ thể và sau đó được hấp thụ ở nơi có các thụ thể tương ứng với cái phân tử thuốc? Không phải như thế là rất kém hiệu quả sao? — có vẻ như phần lớn lượng thuốc sau đó rất nhanh bị lọc ra khỏi cơ thể.

Đó có phải là nguyên nhân các tương tác thuốc xảy ra không? — khi nhiều loại thuốc tranh giành cùng một loại thụ thể?

_____________________

Bạn về cơ bản đã đúng rồi đó. Thuốc khi đi vào mạch máu sẽ nhanh chóng được phân bố ra khắp cơ thể, và chỉ “phản ứng” với nơi có các thụ thể mà chúng (các phân tử thuốc) có thể gắn vào (bởi vì hình dạng là yếu tố quyết định, chúng ta có thể có các liên kết không đặc hiệu và/hoặc không chủ đích). Các loại kem bôi thì không gặp vấn đề này vì các lý do quá rõ ràng rồi, nhưng chúng phải có khả năng thấm qua da, và da thì là một rào cản rất hiệu quả của cơ thể.

Điều này đúng là không hiệu quả và đó là lý do vì sao chúng ta đôi khi cố gắng chuyển thuốc đến gần vùng hoạt động/cơ quan đích nhất có thể, và lý do tại sao hiểu dược động học của một loại thuốc lại rất quan trọng. Có cũng là lý do vì sao có rất nhiều liều điều trị phụ cho nhiều loại hợp chất.

Tương tác thuốc có thể diễn ra bởi việc gắn vào “nhầm” thụ thể, các chất chuyển hóa của một thuốc phản ứng với các thành phần của một thuốc khác, làm chậm quá trình chuyển hóa của một loại thuốc khác, hoặc cộng hưởng giữa các loại thuốc. (chắc chắn còn có cả con đường khác nữa). Ví dụ như, một loại thuốc dị ứng và cồn không gắn vào cùng một thụ thể, nhưng chúng đều có phản ứng làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Vậy nên nếu/khi bạn sử dụng cả hai cùng lúc, bạn sẽ gặp phản ứng cộng hưởng và ngất xỉu.

>u/18simpsonr (419 points)

Tối chỉ muốn mở rộng một chút ở phần phân bố thuốc, các đặc tính khác nhau của các loại thuốc có tác dụng khu trú, tạo ra sự phân bố không đồng đều trong cơ thể (ví dụ, một thuốc ưa mỡ sẽ được tìm thấy có nồng độ cao hơn rõ rệt trong các mô mỡ so với hệ tuần hoàn). Chúng ta có thể sử dụng những đặc tính này của thuốc để “buộc” chúng khu trú tại một khu vực đích, ví dụ như bọc các phân tử thuốc trong một chaperone ưa mỡ. Đều này có thể giảm lượng thuốc cần đưa vào cơ thể để có đáp ứng điều trị.

>>u/lewildbeast (163 points)

để mở rộng hơn nữa, một vài loài thuốc được tiêm vào một khu vực nhất định (ví dụ, gây tê tủy sống, gây tê màng cứng) và trở nên giới hạn cục bộ bởi cấu trúc giải phẫu như màng cứng, màng dưới nhện…

>>>u/niallnz (127 points)

Một sự thật thú vị của việc này là – những người mắc các hội chứng mô liên kết như EDS (giống tui!) thường gặp vấn đề với việc gây tê cục bộ và những loại thuốc cục bộ, bởi vì những khác biệt trong mô liên kết có thể khiến các loại thuốc không được giới hạn tốt như bình thường.

>u/Calembreloque (43 points)

Tôi không thông thạo về y học nhưng đó là hiểu biết của tôi về việc tại sao hóa trị lại là cách cuối cùng để chữa ung thư, bạn về cơ bản thả bom napal cả cơ thể và cố gắng hết sức để các tế bào ung thư chết trước các tế bào khỏe mạnh. Tôi hiểu có đúng không nhỉ?

(Tôi biết có những cải thiện trong việc phân phối thuốc nhưng tôi không biết rõ chúng ta đã đạt tới đâu trong việc này)

>>u/istasber (11 points)

Phần lớn các phương pháp điều trị “nhắm mục tiêu” ung thư là về việc tìm ra liều lượng nằm giữa “giết tất cả tế bào ung thư” và “giết quá nhiều mô khỏe mạnh”, bởi phần lớn ung thư không thể phân biệt với tế bào khỏe mạnh (ít nhát là ở mức độ hóa sinh). Thậm chí các công nghệ tiên tiến nhất như CarT hay liệu pháp kháng thể cũng gặp vấn đề này, nhưng giống như tất cả những phương pháp điều trị ung thư, chất lượng của phương pháp phụ thuộc nhiều vào việc ung thư ở đâu, loại ung thư nào, và phát hiện ở giai đoạn nào.

Hóa trị thì chơi lớn hơn, phá hủy tất cả những tế bào có khả năng phân chia nhanh, nên nó cũng tấn công các tế bào như tóc, tủy xương và hệ tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *