10 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN ĐỜI LÀ NGƯỜI GÂY HẤN THỤ ĐỘNG

 Đã bao giờ bạn trải qua việc bạn đời trút bỏ những cảm xúc tiêu cực lên bạn chưa? 

Có một câu chuyện kể như thế này: 

Vào ngày cuối tuần, có một cặp đôi đã lên kế hoạch sẽ cùng nhau ăn tối ở bên ngoài để dành thời gian cho nhau, cô gái đã bắt đầu kể về nhiều chủ đề, nhiều địa điểm ăn uống mà cô đã tham khảo, kết thúc buổi nói chuyện, cô cũng không quên nhắc nhở cả hai phải hoàn thành một số công việc nhà để ngày cuối tuần được thảnh thơi và dành cho nhau một khoảng thời gian thật đặc biệt.  

Thế rồi, trước ngày hẹn, bầu không khí vui về đó lại bị phá vỡ khi cô gái nhìn thấy đối phương chẳng mảy may nghĩ ngợi gì đến cuộc hẹn của cả hai mà vẫn ậm ừ trì hoãn. Cô đã lên tiếng nhắc nhở anh ta nhưng anh ta chỉ trả lời cho qua chuyện và tiếp tục phớt lờ, tiếp đó, anh ta tiện ta bật volume âm nhạc lớn hơn để lấn át tiếng cằn nhằn của cô. 

Trời bắt đầu tối mà anh ta vẫn chưa hề có động thái chuẩn bị cho cuộc hẹn. Cô cảm thấy rất buồn phiền nhưng không muốn nhắc lại vì sợ rằng anh sẽ thấy phiền. Sau nhiều giờ trôi qua, khi cô biết rằng sẽ chẳng có buổi hẹn hò đặc biệt nào nữa và cô quyết định nghỉ ngơi. Trước khi ngủ cô còn không quên nhắc nhở anh ta nhớ sửa ống nước trước sáng mai. 

Lúc này, anh ta đồng ý nhưng sau đó lại có hành động rất thô lỗ, anh ta lớn tiếng với bạn vì chiếc sàn đầy nước, đỉnh điểm nhất chính là anh cố ý khiến tiếng sửa ống nước trở nên ồn ào khiến cô không thể ngủ được. 

Điều gì đã diễn ra vậy? Đơn giản, có thể anh ta chỉ muốn thư giãn và không muốn bị người khác làm phiền về thời gian của mình. Mặt khác, anh cũng không muốn bộc lộ cảm xúc của mình vì tránh xung đột trực tiếp với cô. Vậy nên, anh ta đã đưa ra một quyết định, rằng sẽ trì hoãn cuộc hẹn và thực hiện công việc được cô yêu cầu theo cách khiến cô khó chịu nhất, giống như cách anh ta trút giận. Sự lựa chọn này là một kiểu rất điển hình của hành vi gây hấn thụ động. Một kiểu hành vi khiến người tiếp nhận hành vi của anh ta trở nên cáu kỉnh, tức giận, còn anh ta – người ẩn chứa cơn giận ban đầu thì lại có vẻ điềm nhiên, thư giãn. 

Đối với người có hành vi gây hấn thụ động, họ thường thể hiện những cảm xúc tiêu cực của mình một cách rất tinh vi và gián tiếp. Cơn tức giận của họ được chuyển sang bạn. Cơn giận của bạn thực chất là của họ, còn người gây hấn thì lại có thể bình tĩnh hỏi bạn rằng: “Tại sao lại tức giận như vậy?” Sau đó, người gây hấn có thể đổ lỗi cho bạn vì những cảm xúc tức giận mà bạn đang có, khiến bạn trở thành người có lỗi. 

Người bạn đời gây hấn thụ động thường phụ thuộc, chịu đựng sự xấu hổ và lòng tự trọng thấp. Hành vi gây hấn thụ động được phát triển như một thói quen làm hài lòng người khác và chống lại sự kiểm soát. Bạn có thể đang bị lạm dụng trong mối quan hệ nhưng lại không nhận ra điều đó, bởi vì thái độ thù địch của họ thường được thể hiện một cách ngấm ngầm và rất tinh vi, lâu dần dẫn đến các xung đột trong mối quan hệ và sự thân mật. 

 Vậy làm thế nào để nhận biết đối tác có phải là người gây hấn thụ động? 

 CÁCH NHẬN BIẾT HÀNH VI GÂY HẤN THỤ ĐỘNG

Đối với đối tác là người gây hấn thụ động, có rất ít khả năng cả hai có thể cùng ngồi xuống để trò chuyện thẳng thắn và chân thành với nhau. Vì vậy, một cuộc trò chuyện có thể sẽ không mang lại lợi ích gì cả. Tuy nhiên bạn có thể xem xét những đặc điểm sau của hành vi gây hấn thụ động. 

 Phủ nhận: Giống như những người phụ thuộc khác, họ thường phủ nhận những tác động của hành vi gây hấn thụ động của mình gây ra. Đây chính là lý lý do họ đổ lỗi cho người khác, họ không nhận biết được vấn đề mà họ đang gây ra. Người có hành vi gây hấn thụ động có thể từ chối chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì, bên cạnh đó còn kèm theo xu hướng bóp méo thực tế, hợp lý hóa, đổ lỗi, bào chữa, giảm thiểu tổn thương, phủ nhận hay thậm chí là nói dối trắng trợn về hành vi của bản thân hoặc những lời hứa và thỏa thuận mà họ đã thực hiện. 

 Hay quên: Khi cảm thấy tức giận hay tiêu cực, thay vì xử lý những cảm xúc này, họ có thể cố ý quên ngày sinh nhật của bạn hoặc cố ý trì hoãn thời gian một cuộc hẹn, quên đổ xăng, quên mua thuốc, quên sửa ống nước,…Bạn có thể sẽ cảm thấy tổn thương và tức giận. 

 Trì hoãn: Họ có xu hướng né tránh và trễ hẹn. Đây cũng có thể được xem là một hình thức nổi loạn ngầm, họ sẽ luôn đưa ra những lý do bào chữa nghe có vẻ rất hợp lý. Họ không tuân theo trách nhiệm, không giữ lời hứa và những thỏa thuận giữa cả hai. 

 Cản trở: Đây được xem là một hình thức khác của việc nói không. Khi bạn cố gắng quyết định địa điểm của một cuộc hẹn nào đó, đối phương có thể sẽ không đưa ra bất cứ đề xuất cá nhân nào hoặc với mỗi gợi ý của bạn luôn vấp phải những sự bất tiện và lý do không phù hợp. 

 Không rõ ràng: Những người có hành vi gây hấn thụ động thường không đưa ra lập trường rõ ràng, họ không nói những gì họ muốn, tuy nhiên hành vi của họ có thể nói lên điều đó. Cách này giúp họ giữ quyền kiểm soát và đổ lỗi cho bạn. Ngoài ra, họ có thể sẽ đồng ý với những thỏa thuận và hứa hẹn nhiều điều, song họ lại không thực hiện. 

 Không thể hiện sự tức giận: Họ có xu hướng không bộc lộ sự tức giận một cách công khai. Trong thời thơ ấu, có thể họ đã từng bị phạt hoặc la mắng khi thể hiện sự tức giận, cũng có thể họ được nuôi dưỡng trong một gia đình mà ở đó trẻ nhỏ không được phép từ chối người lớn. Vì vậy, lối thoát duy nhất của họ chính là sự gây hấn thụ động, thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách ngấm ngầm nhằm mục đích kháng cự lại sự kiểm soát của người lớn. 

 Thiếu năng lực: Đôi khi, họ cũng sẽ thực hiện những gì mà bạn đã yêu cầu, tuy nhiên với một tâm thế không không tích cực, kém hiệu quả. Nhiều khả năng bạn sẽ phải làm lại mọi thứ đồng thời cũng dọn dẹp lại mớ hỗn độn mà họ đã gây nên. Trong công việc, họ trở nên bất cẩn và mắc nhiều lỗi sai, không phải bởi vì họ không có năng lực mà là vì họ không muốn làm việc hiệu quả. Nói cách khác họ cố ý làm việc không hiệu quả để khiến bạn phiền lòng như một cách để bộc lộ sự tức giận một cách ngấm ngầm. 

 Tiêu cực: Người có thói quen gây hấn thụ động thường hay bướng bỉnh. Họ cảm thấy bị hiểu lầm và không được đánh giá cao, đồng thời ở họ cũng thể hiện sự khinh bỉ, chỉ trích, phàn nàn, ghen tỵ, bực bội với những người may mắn hơn. 

 Đóng vai nạn nhân: Những vấn đề xảy ra luôn là lỗi lầm của người khác. Sự phủ nhận, thiếu trách nhiệm và cảm giác xấu hổ khiến họ đóng vai nạn nhân và đổ lỗi cho người khác. Họ luôn đưa ra những nguyên cớ có vẻ như hợp lý nhưng sự thật thì bản thân họ mới chính là nguyên nhân. 

 Phụ thuộc: Mặc dù họ không thích bị kiểm soát nhưng họ lại sống phụ thuộc, bao gồm những đặc điểm như: không quyết đoán, không chắc chắn về bản thân. 

Đối với một người tự chủ và có lòng tự trọng lành mạnh, họ thường quyết đoán, vừa có thể giữ vững lập trường, vừa có thể thực hiện những lời hứa và cam kết. Còn đối với người có thói quen gây hấn thụ động thì ngược lại, họ thường trốn tránh trách nhiệm đối với bạn đời và gia đình, đôi khi họ còn phụ thuộc vào người bạn đời của mình. 

 Khước từ: Khước từ là một hình thức khác thể hiện sự tức giận và khẳng định quyền lực một cách thụ động. Đối phương có thể bỏ đi, từ chối giao tiếp hoặc đóng vai nạn nhân. Họ duy trì quyền lực của mình bằng cách đối xử im lặng hoặc dừng hỗ trợ tài chính, hoặc từ chối tình cảm, quan hệ tình dục. 

Thậm chí họ còn có thể thực hiện những hành động khiến tổn thương và những điều khiến bạn khó chịu, điều này giống như cách họ trút bỏ những cảm xúc tiêu cực lên bạn, mặc dù có thể những cảm xúc tiêu cực này của họ có thể xuất phát từ công việc hoặc vấn đề nào đó ở bên ngoài mà không liên quan đến bạn. 

 Cuối cùng, rất tiếc và chia sẻ cùng bạn nếu như bạn đang đương đầu với người bạn đời có thói quen độc hại này, bạn có thể đang cảm thấy tổn thương và vô cùng bối rối. Thế nhưng, đừng quá lo lắng! Việc nhận biết những dấu hiệu của hành vi gây hấn thụ động sẽ giúp bạn hiểu hơn về đối tác, đồng thời cũng góp phần giúp bạn bảo vệ bản thân và đưa ra những quyết định sáng suốt sau này.

Nguồn: Love Soul

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *