LÀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI, KHÁC BIỆT HAY TÁCH BIỆT

 Họ biết cách lắng nghe người khác hơn là bày tỏ suy nghĩ của chính mình và hành động nhiều hơn lời nói.

 Tận hưởng cảm giác ở một mình hơn là không khí náo nhiệt ở đám đông. Lựa chọn nằm ở nhà nghe nhạc đọc sách thú vị hơn việc tụ tập ăn uống cùng bạn bè.

 Có thể làm mọi thứ một mình: đi ăn một mình, café một mình, đi dạo một mình, shopping một mình. Một mình nhưng không cảm thấy cô đơn đâu! Đơn giản vì như vậy cảm thấy bình yên.

 Thay vì chia sẻ quan điểm cá nhân, người hướng nội dành thời gian nhiều hơn cho việc suy nghĩ, cân nhắc lời nói, phân tích chi tiết trước khi quyết định.

 Sự nhạy cảm là thứ khiến người hướng nội có vẻ mỏng manh, yếu đuối hơn người hướng ngoại. Nhưng khi người hướng nội học được cách làm chủ cảm xúc của mình, thì nhạy cảm chính là nền tảng của lòng cảm thông, và khả năng thấu hiểu đặc biệt của người hướng nội.

 Khác với người hướng ngoại, người hướng nội chỉ dễ dàng chia sẻ và bày tỏ lòng mình một cách thoải mái với người họ thật sự tin tưởng và có cảm giác an toàn.

 Người hướng nội cũng có người này người kia, không phải ai nhút nhát hay rụt rè là người hướng nội hoặc ai ít nói cũng là người hướng nội. Tỉ lệ hướng nội và hướng ngoại sẽ quyết định xu hướng tính cách.

 Chú trọng duy trì những mối quan hệ bền chặt hơn là số lượng quan hệ xã giao.

 Cảm giác lạc lõng và không thể bước vào câu chuyện của đám đông; chỉ đắm chìm vào luồng suy nghĩ riêng và thế giới riêng của chính mình.

 Sự trầm lặng và ít nói của người hướng nội khiến mọi người cảm nhận họ lạnh lùng và khó gần đến kì lạ.

 Cảm xúc của người hướng nội dễ bị tổn thương, và một khi tổn thương họ sẽ đánh mất đi niềm tin và sự hy vọng. 

 Cuộc sống họ sẽ khép kín hơn bình thường và góc nhìn có chút màu tối.

 Khi một người hướng nội yêu bạn, hãy cố gắng trao cho họ niềm tin và yêu thương họ nhiều hơn, bởi họ đã đánh cược tình yêu và trao lòng mình khi họ cảm thấy bạn xứng đáng để mạo hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *