[PHẦN 12]
Đội kỹ thuật đã khám nghiệm đôi giày trong phòng ngủ của Lưu Đào, hoa văn đế giày hoàn toàn trùng khớp với dấu giày để lại ở hiện trường vụ án mạng của Trương Đức Toàn.
Tiến hành kiểm định chiếc vali, chất hóa học chắc chắn là formaline.
Cục công an đã tổng hợp tất cả các manh mối, quyết định lập án điều tra bắt giữ Lưu Đào.
Để tránh cho vợ con Lưu Đào bị hại, cục công an cử một tổ cảnh sát dân sự tới nhà Lưu Đào, trước khi bắt được Lưu Đào đưa về quy án, họ sẽ bảo vệ an toàn cho mẹ con chị Lưu.
Rạng sáng ngày 20 tháng 5 năm 2017, kẻ tình nghi đang chạy trốn Lưu Đào đã bị cảnh sát Sơn Tây bắt về quy án, sau khi chuẩn bị xong tài liệu đơn giản, hắn đã bị đưa về đại đội cảnh sát hình sự cục Thành Nam của tỉnh.
Tôi và Thạch Phong lại gặp Lưu Đào một lần nữa ở phòng điều tra của đại đội cảnh sát hình sự, anh ta cao 1m67, nặng 60 cân, da ngăm đen, có dáng vẻ của một người đàn ông trung niên chất phác phải bôn ba bên ngoài thường xuyên.
– Muốn gặp được anh một lần cũng khó quá nhỉ.
Thạch Phong nhìn Lưu Đào đang ngồi trong phòng thẩm vấn, anh ta chẳng có biểu cảm gì, gật gật đầu:
– Có khó tìm đến mấy thì cũng bị các anh tìm được rồi còn gì?
Bước vào phòng thẩm vấn, thái độ Lưu Đào trở nên kỳ lạ.
Anh ta không giống những kẻ tình nghi đã bị bắt trước đây, có nhiều người khi vào phòng thẩm vấn, không hoang mang căng thẳng nghĩ cách đối phó với cảnh sát thì cũng là bày ra dáng vẻ mệt mỏi, than thở “tội nghiệp”, còn có kẻ giả vờ bày ra bộ mặt chính nghĩa, hỏi ngược lại cả cảnh sát.
Nhưng Lưu Đào cứ ngồi yên trên ghế như thế, đưa nước thì anh ta uống, đưa thuốc thì anh ta hút, đưa cơm thì anh ta ăn, rất tự nhiên, điềm tĩnh, hỏi anh ta câu nào, anh ta sẽ trả lời trúng câu hỏi, không hề có thái độ trốn tránh.
Anh ta càng phối hợp, tôi và Thạch Phong càng lo lắng.
Bởi vì trước mắt, các manh mối chúng tôi nắm được vô cùng hạn chế, đa số chỉ giải thích được những tình tiết bề nổi của vụ án, vẫn thiếu một chứng cứ quan trọng trực tiếp.
Trừ dấu giày trong phòng của Lưu Đào trùng khớp với dấu giày ở hiện trường vụ án của Trương Đức Toàn, còn những chứng cứ khác có quan hệ trực tiếp đến việc Lưu Đào đã ra tay giết người, chúng tôi đều chưa lấy được.
Lưu Đào phối hợp như thế, liệu rằng anh ta có thể tìm cách đối phó được tất cả chiêu thức của cảnh sát không?
Tôi và Thạch Phong bàn bạc rất lâu, cuối cùng quyết định quay lại vụ án của Trương Đức Toàn bị sát hại để tìm ra một manh mối đột phá hơn, tạm thời dấu giày ở hiện trường vụ án cũng là một trong số ít manh mối mà chúng tôi có được.
Ngoài ra, Thạch Phong còn để nghị gọi lão Từ ở huyện Bắc Sơn và người phụ trách vị án của Mã Quý Bình ở cục công an thành phố Bác Xuyên, cùng tới tham gia thẩm vấn.
Bởi vì trong quá trình điều tra vụ án, luôn luôn có một số mạch suy luận tạm thời bị cắt đứt nhưng đối với vụ án lại là những manh mối có sức ảnh hưởng.
Nhận được tin, lão Từ và phía cảnh sát Bác Xuyên đã tới cục Thành Nam.
Trao đổi về vụ án cụ thể xong, vẫn không thấy khả quan.
Lão Từ thậm chí còn nói:
– Nếu tên Lưu Đào này không thừa nhận hắn có liên quan đến vụ Dương Hoài Hải thì chúng tôi chỉ có thể tiếp tục tìm Lý Ninh thôi.
Tôi thở dài:
– Được đến đâu hay đến đó, có thể hỏi thêm được gì đều nhờ cả vào anh.
Điều khiến chúng tôi không ngờ là, đối diện với sự truy hỏi, Lưu Đào vẫn không hề bị sập bẫy, luồn lách tránh được tất cả những vấn đề liên quan đến hành vi phạm tội.
Liên tục làm việc 20 tiếng đồng hồ, chúng tôi không hề gặp phải bất kỳ khó khăn nào như dự kiến, còn trình độ của Lưu Đào thì khiến chúng tôi phải kinh ngạc.
Mọi người đều phát hiện ra một điểm, đây rõ ràng là hành động trả thù trong hơn 20 năm liên tiếp.
Một buổi chiều tháng 1 năm 1989, cậu học sinh Lưu Đào 15 tuổi được bạn cùng lớp báo tin, tan học thì đừng đi đâu, “đại ca” Dương Hoài Hải của trường, cùng lớp với cậu, muốn tìm cậu có việc.
Tan học, Lưu Đào ngoan ngoãn làm theo yêu cầu, tới khu đất trống sau tòa nhà lớp học của trường dành cho con em nhân viên xưởng số 6, khi ấy, cậu nhìn thấy Dương Hoài Hải – kẻ đã thay đổi vận mệnh của mình.
28 năm trôi qua, Lưu Đào vẫn còn nhớ, hôm đó có 5 người ở hiện trường, gồm Dương Hoài Hải, Lý Ninh, Trương Đức Toàn, Hạnh Hiểu Lượng và Trình Thông, trong đó Dương Hoài Hải là “đầu gấu” ở trường, những người khác đều là bạn cùng lớp với Lưu Đào.
Lưu Đào rất sợ, cậu vốn đã nhát gan, ngày thường trên lớp nhìn thấy Dương Hoài Hải đều cố ý tránh đi, không dám làm gì bọn họ.
Lưu Đào rón rón hỏi Dương Hoài Hải: Tại sao lại tìm tôi?
Dương Hoài Hải đáp:
– Mày giúp tao một việc, lớp mình có một đứa tên là Vương Cường, mày thân với nó, ngày mai tan học, mày giúp tao giữ chân nó.
Vương Cường là Lưu Đào ở cùng một thôn, bình thường hai người chơi thân với nhau, tan học còn thường cùng nhau về nhà.
Hai hôm trước, Vương Cường đụng trúng Dương Hoài Hải, bọn chúng tính đợi Vương Cường tan học thì “xử lý” cậu ta trên đường đi học về.
– Sao các anh lại phải đánh Vương Cường?
– Tôi đã từng nói rồi, chắc anh quên đấy. Có một lần Dương Hoài Hải đi vệ sinh giữa giờ, rồi bị trượt chân một cái, ngã chổng vó, Vương Cường đứng bên cạnh không nhịn được liền bật cười.
– Chỉ vì cười một cái thôi à?
– Đúng vậy, thật ra lúc đó Dương Hoài Hải đã cởi giày, dẫm đạp Vương Cường, làm quần áo Vương Cường cũng bị bẩn hết…
– Chúng tôi cũng không lấy gì làm lạ cả, Dương Hoài Hải hồi đó còn nhỏ, nhưng bố hắn là xưởng trưởng, hắn ở trường làm mưa làm gió…
Hồi đó học sinh trong trường chia làm hai phe, một phe là con em cán bộ nhân vien trong xưởng, gọi là “người nhà mình”, còn một phe là những người từ vùng nông thôn lân cận đến trường học, gọi là “người trong thôn”, hai phe tách biệt rất rõ ràng.
Con em công nhân xưởng tự nhận mình “xuất thân ưu tú” nên khinh thường con em nông thôn, “người trong thôn” còn bị chúng đặt biệt danh là là “quê mùa dốt nát”.
Hai phe thường xuyên xảy ra xung đột, Dương Hoài Hải là con em người trong xưởng, cậy mình có chỗ dựa, nên trở thành đầu gấu trong trường.
Vương Cường mới chuyển đến học không lâu, còn chưa hòa nhập với nhóm “người trong thôn”, càng dễ bị đám con em trong xưởng nhìn trúng, chưa kể thành tích học tập của Vương Cường cũng tốt, thường được giáo viên khen ngợi, vô tình trở thành cái gai trong mắt Dương Hoài Hải.
Dương Hoài Hải vẫn luôn muốn tìm cơ hội “tiêu diệt Vương Cường”, nhưng vẫn chưa có.
Sự kiện nhà vệ sinh xảy ra, khiến hắn thêm quyết tâm.
Dương Hoài Hải sợ nếu đánh Vương Cường trong trường thì sẽ bị giáo viên phát hiện, quyết định tìm một bãi đất trống, rồi tìm đến Lưu Đào.
Lúc đầu, Lưu Đào muốn từ chối. Một là vì quan hệ của hai người, hai là vì Lưu Đào không muốn dính dáng đến mấy vụ đánh nhau, cũng không muốn tham gia chung hội với mấy đứa trẻ trong xưởng.
Nhưng vì sợ mình sẽ bị trả thù, Lưu Đào không thể trực tiếp từ chối, mà tạm thời đồng ý.
Dương Hoài Hải thấy Lưu Đào đồng ý, “thân thiện” vỗ vai cậu ta, nói chuyện này mà thành công thì sau này Lưu Đào sẽ được coi như một nửa là “người nhà mình”.
– Có việc gì thì tìm anh Dương, anh ra mặt giúp mày! – Dương Hoài Hải còn vỗ ngực.
Sau khi tạm biệt đám Dương Hoài Hải, Lưu Đào nghĩ ngợi, vô cùng khó xử, cuối cùng vẫn quyết định không thể giúp đám người xấu bắt nạt bạn thân của mình được, bèn đem chuyện đám Dương Hoài Hải nói cho Vương Cường biết.
Vương Cường rất ngạc nhiên, lập tức báo với giáo viên chủ nhiệm Trần Kiến Quốc, Lưu Đào còn làm “nhân chứng”, đến phòng giáo viên giúp Vương Cường làm chứng.
Chủ nhiệm Trần Kiến Quốc lập tức nói chuyện với người nhà Dương Hoài Hải, nghiêm khắc phê bình hành vi của con trai nhà họ.
Cứ như thế, kế hoạch trả thù của đám Dương Hoài Hải còn chưa bắt đầu đã phá sản.
Lưu Đào rất vui, một phần là giúp được bạn thân Vương Cường thoát được một kiếp nạn, một mặt khác là được giáo viên chủ nhiệm khen, nói mình làm như vậy là rất đúng đắn.
Nhưng một ngày sau, buổi chiều tan học, cậu bị trả thù.
Trên đường về nhà, lúc tới chỗ nhà kho mình vẫn thường đi qua, Lưu Đào bị người ta chặn lại.
Đám người Dương Hoài Hải không nói không rằng liền đấm đá túi bụi, Dương Hoài Hải vung tay, sau đó giơ chân thụi một cú vào bụng Lưu Đào, khiến Lưu Đào ngã văng ra xa, hắn còn hét lớn:
– Đm mày thẳng phản bội, thằng chim lợn!
Chỗ đánh nhau cũng rất đẹp, không có đi qua, mãi đến khi có một người phụ nữ trung niên bán rau đi về nhà, ngang qua nhà kho, nhìn thấy Lưu Đào bị đánh tối tăm không ra hình người, bèn vội vàng tới ngăn cảnh, Dương Hoài Hải vẫn chưa chịu dừng, nhổ mấy bãi nước bọt vào Lưu Đào đang nằm trên đất, rồi mới hùng hùng hổ hổ bỏ đi.
Tối hôm đó, Lưu Đào được gia đình đưa tới bệnh viện vì mất máu quá nhiều và thân dưới bị thương.
Bác sĩ kiểm tra, phát hiện hai túi tinh hoàn của Lưu Đào đã bị tổn thương nghiêm trọng, phải phẫu thuật ngay.
Bố mẹ Lưu Đào vay tiền khắp nơi, cuối cùng cũng gom đủ tiền phẫu thuật, nhưng bác sĩ phẫu thuật nói, thương tích lần này của Lưu Đào rất nghiêm trọng, e rằng sau này sẽ mất khả năng sinh sản.
Dù nhà Lưu Đào ở nông thôn, nhưng cậu cũng là con trai duy nhất trong nhà.
Bố mẹ cậu năm xưa phải phải đến bệnh viện điều trị mà cũng mãi không sinh được con, ngày ấy ở nông thôn, Lưu Đào được coi là độc đinh trong nhà, có trách nhiệm kế thừa hương khói cho nhà họ Lưu.
Lưu Đào bị vô sinh, là một cú sốc lớn đối với gia đình.
Sau đó, bố mẹ Lưu Đào dẫn cậu tới mấy bệnh viện lớn ở Bắc Kinh và Thượng Hải, hi vọng các bác sĩ ở thành phố lớn có thể cứu chữa được cho Lưu Đào.
Nhưng sau khi kiểm tra, các bác sĩ đều bó tay, hai túi tinh hoàn bị thương quá nghiêm trọng, có tốn bao nhiêu tiền thì y học hiện đại cũng không thể chữa được.
Sau này Lưu Đào nhớ lại, lúc bị đánh, tên cầm đầu Dương Hoài Hảo đã dẫm lên bụng cậu, khiến anh đau đến mức ngã lăn ra đất.
Những người khác lúc đó, có người cũng dẫm lên thân dưới của anh ta, nhưng người đó là ai thì anh ta không nhớ rõ.
– Hôm đó có những ai đánh anh? – Tôi hỏi Lưu Đào. Anh ta nói tất cả những người này đều ở đây, Dương Hoài Hải cầm đầu, Lý Ninh, Trương Đức Toàn, Hàn Ba, Hạnh Hiểu Lượng, Trình Thông, Lý Đại Lâm, Trương Tiểu Hải.
28 năm đã qua, Lưu Đào vẫn còn nhớ tên tất cả bọn họ.
Tôi xem lại một lượt, tất cả đều đã chết hoặc nằm trong danh sách những người mất tích do Thạch Phong tổng hợp lại.
– Năm đó bọn họ xử lý thế nào? – Mặc dù đã nghe phó hiệu trưởng Trương kể, nhưng tôi vẫn muốn chính miệng Lưu Đào nói lại một lần.
– Xử lý… – Lưu Đào cười lạnh.
– Mẹ tôi ngay ngày hôm sau ra khỏi bệnh viện đã tới trường gặp hiệu trưởng, nhưng hiệu trưởng nói chuyện xảy ra lúc tan học, bọn họ không quản… – Lưu Đào căm hận nói.
Nghe nói sau đó, trường học đã bảo mẹ Lưu Đào tới đồn công an báo án.
Khi mẹ Lưu Đào từ đồn công an trở về, phát hiện phía trường học cử người tới, thái độ của bọn họ trái ngược với lúc trước, nói Lưu Đào bị thương trên đường đi học về, người đánh cũng là học sinh trong trường, vậy nên vẫn cần nhà trường đích thân xử lý.
– Đồn công an cũng nói, đoạn đường xảy ra chuyện vẫn thuộc khu sinh sống của công nhân xưởng máy móc số 6, theo quy trình thì cần phải tìm phòng bảo vệ của xưởng, bọn họ không giải quyết được thì mới giao vụ án cho đồn công an.
Mẹ Lưu Đào lại về trường học, cán bộ chủ nhiệm lúc bấy giờ là Mã Quý Bình hứa với bố mẹ Lưu Đào, chuyện này nhất định sẽ cho nhà họ Lưu một lời giải quyết “thỏa đáng”, nhưng muốn bà không làm lớn chuyện, nghe theo nhà trường sắp xếp.
Bố mẹ Lưu Đào cả đời làm nông, không hề biết kẻ đánh người là Dương Hoài Hải, cháu trai xưởng trưởng xưởng số 6 Dương Đình Duệ.
Bọn họ chỉ đành nhẫn nhịn, hi vọng nhà trường và ban bảo vệ của xưởng có thể giúp đỡ con trai mình.
“Giúp đỡ” cũng rất nhanh chóng.