Dã hành cảnh sự – Đồng môn tương tàn – P8

[PHẦN 8]

Lão Từ châm điếu thuốc, chắc cũng nghe thấy tiếng lòng của tôi:

– Đừng tự trách mình nữa, mọi người đã cố gắng hết sức rồi, đây cũng không phải là lần đầu tiên hắn trốn thoát được…

Lão Từ hỏi tôi về những món đồ Lý Ninh để lại trong căn phòng 8302, tâm trạng tôi cũng biến chuyển theo, tôi đáp đã giao hết cho phòng kĩ thuật của cục thành phố rồi. Lão Từ hơi tức giận, bảo là muốn khám nghiệm thì cũng phải tìm người của cục huyện bọn họ chứ, có kết quả mới thông báo cho phía chúng tôi.

Tôi nói tạm thời lúc này anh đừng giận, giờ hai chúng ta đang ngồi trên cùng một chiếc thuyền, ai cũng không chạy được, anh kiểm tra tôi kiểm tra đều như nhau cả thôi, điều kiện kĩ thuật của thành phố có khi còn tốt hơn huyện lẻ bên anh một chút, kết quả cũng tới nhanh hơn, chuẩn xác hơn một chút.

Lão Từ cũng đành chịu, gật đầu, không nói năng gì nữa, rồi bảo Tiểu Hoàng đứng bên cạnh khởi động xe rời đi.

Về chuyện viết bản tường trình sự việc, tôi và Thạch Phong thương lượng với nhau hết nửa ngày trời.

Lúc đầu Thạch Phong đi tìm vợ của Lý Ninh, chị Lý vừa nghe tin chồng mình về rồi thì vừa kích động vừa lo âu, kích động vui mừng là vì chồng mình đã mất liên lạc ba năm nay, giờ đã quay về, nhưng chuyện khiến chị lo lắng thì không cần nói Thạch Phong cũng có thể đoán được – Lý Ninh xuất hiện rồi, ngày bị bắt sẽ không còn xa nữa.

– Trước khi anh tới, tôi hoàn toàn không biết anh ấy quay lại, anh ấy cũng không liên lạc với tôi. – Chị Lý ái ngại nói.

Sau đó, Thạch Phong chuyển hướng điều tra nhật ký cuộc gọi và camera khu vực xung quanh nhà chị Lý, phát hiện mấy ngày nay chị Lý hoàn toàn không có biểu hiện gì bất thường.

– Quái đản thật, rốt cuộc Lý Ninh muốn làm gì? – Thạch Phong không thể giải thích, ngồi lẩm bẩm một mình, ánh mắt cậu ấy bỗng nhiên sáng quắc lên vẻ nghiêm trọng – Đội trưởng Lâm, hắn sẽ không tiếp tục gây án chứ?

Vừa nghe Thạch Phong nhắc chuyện này, trong lòng tôi cảm thấy có gì đó không ổn, vội vàng gọi điện thoại cho phó hiệu trưởng Trương ở trường trung học 36, hẹn gặp thầy ấy.

Tới trường trung học 36, tôi mở cửa liền hỏi ngay phó hiệu trưởng Trương, anh đã công tác ở trường bao lâu rồi.

Phó hiệu trưởng Trương bị câu hỏi của tôi làm cho ngây ra một chốc, vẻ chần chừ lộ ra trên gương mặt.

Thạch Phong lập tức giúp tôi xoa dịu tình hình:

– Thầy đừng hiểu nhầm, đội trưởng Lâm không có ý gì cả, chúng tôi chỉ muốn tìm hiểu thêm một số chuyện trước đây ở trường thôi.

Nói rồi, Thạch Phong kể cho thầy toàn bộ thông tin về vụ án trong tay chúng tôi hiện có.

Sắc mặt phó hiệu trưởng Trương mới bắt đầu ôn hòa trở lại, thầy nói mình công tác ở trường từ năm 84 đến nay, cũng đã được 36 năm rồi.

Hồi đầu trường trung học số 36 còn là trường dành cho con em cán bộ công nhân xưởng số 6, thầy làm giáo viên dạy Hóa, sau đó không ngừng thăng tiến, trở thành tổ trưởng tổ nghiên cứu, chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm phòng công tác giáo vụ, chủ nhiệm ban giám hiệu, trợ lý hiệu trưởng, ba năm trước bắt đầu đảm nhiệm chứ phó hiệu trưởng thường vụ của trường.

– Mấy học sinh khóa năm 1988, Trương Đức Toàn, Dương Hoài Hải, Lý Ninh, Hàn Ba, Lưu Đào, thầy con nhớ không?

Phó hiệu trưởng Trương không cần nghĩ nhiều, nói rằng mình thực sự không nhớ nổi, nếu họ làm giáo viên thì có thể nhớ được ít nhiều, còn học sinh từ 30 năm trước thì sao thầy có ấn tượng được chứ.

Tôi đổi cách tiếp cận vấn đề:

– Thế thầy có ấn tượng, học sinh khóa năm 1988 từng có chuyện gì đặc biệt quan trọng hoặc vụ gì đặc biệt nghiêm trọng không?

Lần này phó hiệu trưởng Trương nghĩ ngợi, bảo đợi một lát, thầy lấy kỉ yếu của trường năm 2005 ra xem lại, trong đó có thể ghi chép lại gì đó.

Nói rồi, thầy mở tủ sách phía sau lưng tìm kiếm, một chốc sau, rút ra một tập tài liệu đã ố vàng. Tôi và Thạch Phong vội vã rướn người lên xem.

Nội dung trong kỉ yếu của trường khiến tôi quá thất vọng, về cơ bản toàn là mấy giải thưởng thành tich của trường.

Năm 1988, trường đạt được hai bằng khen thưởng của tỉnh, năm giải thưởng cấp thành thành phố, 11 giải thưởng cấp quận, còn có 4 bằng khen thưởng trong nội bộ trường trao giải, 17 giáo viên các cấp được ghi danh.

Năm 1989 tình hình về cơ bản cũng không khác gì, chỉ có số lượng khen thưởng mỗi loại có tăng và giảm, nhưng ghi chép trong một năm này có một chi tiết nhỏ thu hút sự chú ý của tôi, bởi vì tôi nhìn thấy ba cái tên quen thuộc – Trần Kiến Quốc, Mã Quý Bình và Dương Hoài Hải.

Trần Kiến Quốc và Mã Quý Bình lần lượt được tỉnh trao bằng khen “Cá nhân dẫn đầu trong ngành giáo dục”, học sinh lớp 9 Dương Hoài Hải được tỉnh tặng bằng khen “Học sinh ba tốt ưu tú toàn quốc”.

Một học sinh được ghi danh trong kỉ yếu của trường, cũng coi như là hiếm gặp.

Trong ấn tượng của những người xung quanh, Dương Hoài Hải là loại không ra gì, thầy Vương từng dạy anh ta từng nói anh ta là con ông cháu cha, anh ta có thể đạt được danh hiệu “ba tốt” chắc cũng dựa vào mối quan hệ của ông bố làm giám đốc xưởng máy móc số 6.

Tôi lật thêm mấy trang nữa, phát hiện sau này trường trung học số 36 không có học sinh ba tốt cấp tỉnh nữa, Dương Hoài Hải trở thành điểm sáng.

– Chuyện Dương Hoài Hải đạt được danh hiệu học sính ba tốt của tình, thầy có ấn tượng gì không?

Phó hiệu trưởng Trương nhìn quyển kỉ yếu, nghĩ ngợi rất lâu, mãi mới giật mình nhớ ra chuyện này thầy cũng có ấn tượng, nếu nói là chuyện lớn của khóa học sinh năm 88 thì chắc chính là nói đến chuyện này.

Tôi vội vàng nhờ thầy kể lại.

Phó hiệu trưởng Trương nói, sở dĩ thầy nhớ được được chuyện này là nhờ có thầy Mã Quý Bình.

Thầy và Mã Quý Bình là bạn học đại học, đến lúc đi làm, quan hệ của hai người vẫn rất tốt, Mã Quý Bình hơn thầy mấy tuổi, ở trường cũng thường chiếu cố đến thầy.

Trong ấn tượng của phó hiệu trưởng Trương, Mã Quý Bình là một người rất có tham vọng chính trị nói cách khác, là một người luôn ôm mộng làm giáo viên lãnh đạo.

Nhưng sự nghiệp của Mã Quý Bình không thuận lợi, nhưng không phải bởi vì năng lực của thầy không giỏi.

Thẳng thắn mà nói, chất lượng giảng dạy của Mã Quý Bình rất tốt, không chỉ phụ trách toàn bộ giáo án môn Toán của một cấp học, còn phụ trách công tác dẫn đội tuyển của trường tham dự Olympic môn Toán, vấn đề duy nhất của thầy là, thầy không phải là người của xưởng số 6.

Thời đó, điều đặc biệt của trường này là, đại đa số giáo viên cũng là con em cán bộ trong xưởng số 6.

Họ đa số đều tốt nghiệp cấp hai thì học tiếp trường cao đẳng sư phạm, sau đó về trường làm giáo viên.

Đương nhiên, cũng có một số giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm được chia về trường công tác, nhưng số lượng rất ít. Mã Quý Bình là một trong số đó.

Mã Quý Bình tốt nghiệp loại giỏi của khoa Toán trường đại học sư phạm, vốn dĩ tưởng rằng bản thân tiền đồ rộng mở, tới trường này sẽ càng phát triển, nhưng vào được trường mới biết, không có ai yêu quý thầy.

Thứ nhất, thầy không phải là người nhà của xưởng, không có gốc gác, những chuyện tốt trong trường sẽ không đến lượt thầy, bình xét khen thưởng ưu tứ trước nay chưa từng có tên thầy.

Thứ hai, thầy là người học khoa học, ở trường lại quá nhiều tai mắt, bên cạnh có đủ loại người không tốt đẹp dòm ngó, đồn đại những lời không hay.

Có người bảo thầy ở trường không có bè phái, loại người học thức cao tới trường này chỉ cần liếc mắt một cái, thấy có cơ hội là sẽ cố gắng leo được lên ghế cao.

Có người lại bảo thầy thích đứng mũi sào, cậy bản thân mình học vấn cao, không hiểu phép tắc, không chịu khiêm tốn, càng không coi ai ra gì.

Nhưng lời này không ngừng vo ve lan truyền bên tai lãnh đạo trường, lâu ngày, lãnh đạo cũng không ưng thầy nữa.

Phó hiệu trưởng Trương hồi đó chơi thân với Mã Quý Bình, hai người thường xuyên cùng nhau chửi mắng bóc mẽ.

Có người khuyên Mã Quý Bình, mau đi tìm một “chỗ dựa” trong trường hoặc trong xưởng đi, không thì mãi không ngóc đầu lên nổi đâu. Nhưng thầy là người từ nông thôn bước ra, đi học đại học, có thể tìm được mối quan hệ nào để dựa dẫm trong trường đây?

Thầy cũng từng nghĩ đến việc tặng quà cho lãnh đạo, nhưng một giáo viên mới công tác, lương ba cọc ba đồng, tiền thưởng thì không có, bố mẹ anh chị còn phải dựa vào thầy mới có thể qua ngày, căn bản là không có tiền đi “hiếu kính” lãnh đạo.

Cuối cùng, Mã Quý Bình cực chẳng đã, bèn tìm phó hiệu trưởng Trương vay một ít tiền.

Tặng quà xong, mời khách xong, Mã Quý Bình tự nhận mình đã tạo dựng được quan hệ rồi, nhưng mà tình hình vẫn không có gì thay đổi.

Điều an ủi duy nhất là, tháng 10 năm 1988, Mã Quý Bình “vinh hạnh” được đảm nhận chức vụ đại biểu chủ nhiệm của học sinh lớp 8.

Đây cũng coi như là dẫm phải vũng bùn, vì chủ nhiệm tiền nhiệm đã chạy lên thành phố, trường thiếu người, đại biểu chủ nhiệm còn là một chức “hữu danh vô thực”, không ai muốn nhận.

Thầy lại gửi tặng lãnh đạo trường thêm ít quà cáp, những việc người ta làm cuối cùng cũng cảm động được lòng người, Mã Quý Bình cũng coi như là “lên hương” rồi.

Bởi vậy, Mã Quý Bình cũng rất vui vẻ, bởi vì từ lúc thầy đi dạy đến nay đây là lần đầu tiên được thăng chức, mặc dù chỉ nhận chức đại biểu tạm bợ.

Lãnh đạo cũng tìm thầy nói chuyện, bảo thầy chỉ cần làm việc cho tốt, không lâu sau nữa sẽ cho thầy chức vụ “chính chuyên” hơn, hiện tại cứ tạm làm đại biểu chủ nhiệm, sau này sẽ là phó chủ nhiệm phòng chính trị công tác, tới lúc đó có danh phận đàng hoàng rồi.

Mã Quý Bình nghĩ, chức đại biểu chủ nhiệm so với làm giáo viên bình thường cũng đã là hơn một bậc rồi. Thầy hân hoan nhận chức, hoàn toàn không hay biết quyết định này sẽ thay đổi cả cuộc đời thầy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *