Đầu tiên, việc tự mang cơm theo cho thấy bạn ăn không nổi loại cơm tiệm giá thành 25k nhưng tiền nguyên liệu chỉ có 5k, kèm theo tiền ship 15k nữa.
Đối với 1 nhân viên làm công ăn lương cao quý, ăn ngoài chính là thể diện. Là một người trưởng thành, nếu chưa từng nhận điện thoại xác nhận từ shipper giao đồ ăn là 1 thiếu sót trong cuộc sống văn phòng.
Một cuộc sống văn phòng hoàn chỉnh của dân đi làm phải như thế này: Đi mười mấy tầng thang máy, chen chúc với cả đống người trong cái thang máy chật hẹp, mỉm cười gật đầu với bác bảo vệ dưới lầu, đi tiếp 100 – 200 mét nữa ra tới cửa, nói chuyện điện thoại, chỉ đường cho shipper, ngồi đợi thêm chục phút để shipper tìm tới, cuối cùng cũng đợi được anh shipper đã gọi điện thoại nói “sẽ giao tới liền” với bạn từ nửa tiếng trước.
Ngồi ở văn phòng đợi đồ ăn ship tới giống như ngồi ở sân bay đợi thuyền tới vậy á, ngoài việc lượn khỏi văn phòng thì chẳng còn cách nào khác.
Thứ hai, mang cơm tự làm theo đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có thời gian 2 tiếng được-ngủ-có-lương quý giá.
Bạn không thể tận hưởng được trạng thái thấp thỏm đợi chờ đồ ăn giao tới – có thể là trong nửa tiếng sẽ tới, có thể là 1 tiếng, hoặc cũng có thể là 1 tiếng rưỡi, thậm chí có thể là 1 tiếng sau khi nhấn đặt đồ ăn mới phát hiện shipper chưa đi, phải gọi điện thoại giục, giục rồi mới biết là do cửa hàng chưa làm đồ, mất công bạn sợ hãi mất 1 phen, sợ rằng shipper thó mất đồ ăn của bạn rồi.
Những chiến binh đi làm mỗi ngày chỉ nghỉ trưa chưa tới 2 tiếng (có khi chưa tới 1 tiếng) chắc không thể chịu nổi cảm giác thấp thỏm này đâu. Riêng với 1 đứa mỗi ngày đi làm 10 tiếng muốn lười lúc nào là lười lúc đó như tôi thì bất kì thời điểm nào cũng là giờ nghỉ trưa cả.
Cái gì mới thể hiện được sự cao quý? Chính là ung dung.
Dù mỗi tháng có 5 triệu thôi nhưng vẫn sống ung dung, đó chính là lúc sự cao quý của nhân viên văn phòng được tỏa sáng.
Cuối cùng, việc tự mình mua cơm mang vào, nó lại cho thấy bạn thiếu sự nhẫn nại trong môi trường khốc liệt.
Bạn không thể chịu được các loại thức ăn nhanh dở ẹc và không lành mạnh, bạn không thể chịu được đồ ăn vừa ngán vừa mắc ở căn-tin công ty, thậm chí bạn còn không có động lực và dũng khí để thử hết các món trong thực đơn tuần đó nữa.
Bạn chỉ có thể đơn thuần tận hưởng cảm giác an toàn và thoải mái từ cơm hộp mang đến. Bạn không dám bước ra khỏi vùng an toàn, không hăng hái dám nghĩ dám làm như người ta, không thèm mài dũa quyết tâm của mình luôn. Bạn cam chịu đánh mất điều tốt đẹp từng có để ở trong cái cảm giác an toàn, dễ chịu này – một thiếu niên dám ăn mấy đồ ăn vặt ba không (không tên nơi sản xuất, không địa chỉ sản xuất, không vệ sinh) thời trẻ trâu.”