Các nhà khoa học ở NASA đã dùng Máy khám phá ranh giới giữa các vì sao (IBEX) để đo cho đồ 3D về rìa của Hệ Mặt trời – được tạo ra trong 13 năm – đã tiết lộ một vài bí mật về ranh giới bí ẩn của hệ mặt trời, hay còn gọi là ngoại quyển.
Ngoại quyển đánh dấu vùng không gian nơi mà gió mặt trời, hoặc dòng các hạt tích điện phát ra từ Mặt trời, bị bức xạ giữa các vì sao làm chệch hướng và bay xuyên qua vùng không gian trống bên ngoài Hệ Mặt trời. Nói cách khác, gió mặt trời và bức xạ giữa các vì sao gặp nhau sau đó tạo thành một ranh giới của Hệ Mặt trời.
Theo nghiên cứu, lớp bên trong của ngoại quyển gần như là hình cầu và được cho là dài khoảng 90 đơn vị thiên văn (AU – khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời) theo mọi hướng. Lớp ngoại quyển bên ngoài kém đối xứng hơn nhiều. Nó kéo dài theo 2 hướng, 1 hướng kéo dài 110AU trong khi hướng ngược lại ít nhất là 350AU.
Các nhà khoa học của NASA khẳng định chúng ta đang sống trong bong bóng khí hydro khổng lồ, ngăn cách chúng ta với không gian liên sao. Trong hệ hành tinh của chúng ta, hydro do Mặt trời sản sinh ra, tuy nhiên chúng ta không biết rõ về bản chất bong bóng hydro và ảnh hưởng của các quá trình diễn ra trong đó.
Source: Báo Lao Động, hetec.vn