(Dành cho người mới bắt đầu từ VN, người cũ góp ý thêm nha)
Thông tin báo đài, theo lộ trình hè năm sau, chính phủ cho phép chuyến bay quốc tế k cần cách ly. Chúng mình chuẩn bị từ từ là vừa nha.
1.Xác định cung đường và thời gian. Bạn sẽ chỉ đi 1 chuyến trong đời hay bạn có thể đi nhiều chuyến? Bạn thích thiên nhiên hay kiến trúc lịch sử văn hoá? Bạn thích thành phố lớn hiện đại hay các ngôi làng xinh xắn? Bạn thích leo núi hay ngắm biển? Bạn thích lạnh hay ấm áp? Bạn thích ngắm hoa cỏ mùa xuân, lá đỏ mùa thu hay tuyết trắng mùa đông? Bạn thích đông đúc nhộn nhịp hay vắng vẻ thoải mái?
Đi tự túc thì các bạn nên đi trong khoảng 2 tuần 14 đêm bạn nhé. Mình lên lịch tính theo đêm. 1 thành phố ngủ lại ngắn nhất nên là 1 đêm và full 2 ngày.
2.Xin visa. EU chỉ cho phép xin visa trước sớm nhất là 3 tháng kể từ ngày khởi hành. Xin càng sớm càng tốt. Do mỗi lần đi nhà mình đều sử dụng hết phép nên thường nhờ dịch vụ làm visa cho tiện. Xin visa vào nước mình bay đến đầu tiên hoặc nước mình ở chơi lâu nhất. Visa thường có sau 3-5 tuần tuỳ nước. Riêng Anh bạn có thể trả thêm phí (200GBP) để được cấp visa khẩn 5-7 ngày. Các bạn cần chọn dịch vụ visa uy tín, chuyên nghiệp để tránh sơ suất k đáng có, rớt visa oan uổng. Các nước chuyên về du lịch như Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, TBN visa dễ hơn. Ngày nộp hồ sơ bạn chỉ đến lấy dấu vân tay và chụp ảnh. Nhân viên dịch vụ sẽ xử lý hết các thủ tục. Tuy nhiên TBN k có sử dụng dịch vụ VFS, hơi quan liêu và chậm. 2019 nhà mình nhận được visa chỉ trước khi bay 1 ngày, đau tim luôn. Mùa dịch nghe nói phải có thẻ vaccine green card của EU và PCR test trong vòng 3 ngày (Ý tính theo giờ nên p đếm kỹ). Ngoài ra phải để ý quy định của nước trung chuyển nữa nhé. Mình không có ý định đi mùa dịch nên chưa tìm hiểu kỹ lắm.
3.Đặt vé máy bay. Hai hãng thông dụng nhất là Quatar và Turkish. Nhà mình thường sử dụng app Cheapflight để tìm chuyến bay phù hợp (thời gian bay ngắn nhất, bay tối và về chiều, giá cả hợp lý nhất). So sánh 1 số app như Kayak, Wego, Expedia, Traveloka, nhà mình thấy Cheapflights ok nhất. Sau đó vào trang chủ của hãng để so sánh giá. Vé máy bay các bạn nên đặt sớm, nhất là mùa cao điểm. Không chờ đến lúc có visa mới đặt. Đặt loại vé có thể gia hạn hoặc huỷ để hạn chế tổn thất lỡ k được cấp visa. Đồng nghiệp của mình đi lần đầu tự xin visa vào Pháp, do họ yc bổ sung thêm hồ sơ nên có visa trễ, lúc đó mua vé máy bay hơn 1500usd, qua Paris bị móc túi mất 2000usd nữa, mất vui.
3.Book khách sạn, đặt vé xe di chuyển giữa các thành phố. Cũng đặt loại có thể huỷ để lỡ thay đổi hành trình. Sau đó chốt rồi thì đặt lại loại không huỷ giá tốt hơn. Các bạn lưu ý một số khách sạn trên các trang đặt phòng họ để thêm chữ Adults only nhé. Nhà mình đặt trúng một cái ở Mallorca. 7h sáng xuống khỏi cruise, tìm tới khách sạn mà họ nói nhà mày chỉ 3 người được ở còn cu nhỏ (11 tuổi) k được vào. Không biết trong phòng có trang trí gì đặc biệt 16+ k ta
4.Đặt tour và vé thăm quan các điểm must see. Bây giờ sử dụng vé điện tử có mã QR lưu trên điện thoại rất tiện. Nhưng nhà mình theo thói quen vẫn in tất cả các vé ra, từ booking ks, vé máy bay, vé xe và vé tham quan, sắp xếp theo thứ tự sử dụng trước sau. Vì đi dài ngày, đủ loại vé na ná nhau mỗi lần tìm cũng mệt. Đi train có buồn ngủ thì để sẵn vé trên bàn cho người ta soát vé. Sử dụng vé giấy đỡ rút điện thoại ra vô bị móc mất điện thoại. Mất điện thoại là mất vé luôn.
5.Nhận được visa chuẩn bị hành lý. (Khâu này háo hức nhất nè hihi)
Vali và túi xách: Dù k đem nhiều đồ thì cũng chuẩn bị 2 cái vali, 1 cái xách tay và 1 cái ký gửi. Cái xách tay bỏ vài vài bộ quần áo và vật dụng cần thiết để lỡ hành lý ký gửi có bị thất lạc; để thay khi đến sân bay; bỏ áo lạnh và khăn quàng cổ nếu đến xứ lạnh, để bỏ điện thoại và đồng hồ shopping về ít bị hải quan kiểm… Nếu các bạn k mang theo hoặc mua về đồ dễ vỡ thì mình khuyên là nên mang vali mềm tiện hơn vali cứng vì nhẹ hơn hẳn, để được nhiều đồ hơn, dễ nhét thêm hoặc lấy đồ ra hơn (k phải banh vali ra giữa bàn dân thiên hạ để bỏ thêm đồ như vali cứng), dễ ép trong cốp xe hoặc dưới giường toa nằm tàu đêm. Vali bắt buộc phải có bánh xe đôi và nên có dây kéo đôi để tránh bị rạch. Trước đó mình cũng chỉ thích vali cứng nhưng từ 2017 đặt nhầm set vali mềm của Delsey (lúc đầu thất vọng lắm, xài rồi mới cảm thấy tình cờ lượm được bí kíp). Túi xách xài hằng ngày nên đem loại đeo chéo, dây mảnh để đỡ đau vai, nhỏ vừa nhưng có thể để được nhiều thứ linh tinh. Balo thì tiện hơn nhưng đeo trước bụng thì k thoải mái và thẩm mỹ.
Trang phục: Tuỳ theo nước và mùa mà chọn trang phục phù hợp. Mình thấy dân Đức và Áo ăn mặc khá chuẩn, ton sur ton giữa quần áo và phụ kiện nhất là áo khoác và giày; và thiên về tông lạnh (đen, xám, trắng, kem, nâu) ngay cả ở các thành phố nhỏ. Bạn có thể dùng khăn quàng cổ làm điểm nhấn. Paris cũng vậy. Lần đầu đi Đức, Áo, Ý, Pháp mình mang toàn màu nổi nghĩ lên hình đẹp. Trời ơi mặc cảm dễ sợ. Các nước khác thì màu sắc thoải mái tuy nhiên cũng k nên màu mè quá. Bản thân mình thấy trừ khi bạn đi biển thì nên chọn màu nóng, còn lại bạn mặc trang phục màu sắc nhẹ nhàng sẽ hài hoà với cảnh đẹp Châu Âu hơn. Trời lạnh chất liệu nỉ, dạ và da ổn hơn chất liệu len. Áo phao thì gọn nhẹ nhưng k hiểu sao mình cảm thấy k ấm bằng áo dạ, nhất là chạm bên ngoài lạnh ngắt. Áo lông vũ dày mặc ấm nhất nhưng cũng nặng và k mặc được nhiều áo trong. Áo khoác k nên dày xụ mà cần dài ngang hoặc dưới gối và nên có mũ trùm đầu. Áo khoác cần mua oversize để có thể mặc nhiều lớp áo ở trong. Mùa hè thì đa số họ mặc đồ mỏng màu trắng và gần như toàn bộ phụ nữ mặc không tay hoặc 2 dây nhất là vùng biển, k quan tâm đẹp xấu hay mập ốm.(Mấy bạn trăm kg cũng váy ngắn 2 dây. Đúng là mở rộng tầm mắt
). Giày boot và thể thao phải thật thoải mái (mang lớn hơn 1 số) vì đi bộ siêu nhiều. Các bạn đi hiking nên chuẩn bị giày riêng. Giày đi trail đi trong thành phố có thể sẽ bị trơn vì nhiều nơi họ dùng đá granit lát nền. Mình thấy nhiều cô đi giày có gót hoặc đế xuồng cao, căng nha. Một lý do khiến mình thích đi mùa lạnh, ngoài việc được mặc đồ lạnh và đi boot, đi bộ rất khoẻ thì còn lý do nữa là trời nắng nóng mà người ta cứ phơi cho đỏ hết người, k có ai đội nón che chắn ngoại trừ mình, ngại ghê.
Lưu ý là đừng mang theo đồ hiệu cao cấp nhiều hay trang sức nhiều mất công mấy em thần thâu đến cưa cẩm thì khổ.
Mỹ phẩm: kem chống nắng và kem
chống nắng cho cả 4 mùa. Chị em nên đem loại kem chống nắng dưỡng da có màu. Đợt mình đi tháng 11 tìm khắp mấy thành phố không ra lọ kem chống nắng. Mùa lạnh thì son dưỡng môi và body lotion loại butter của The Body Shop. Trời lạnh da chúng mình hay bị khô ngứa nhất là khi mặc đồ giữ nhiệt ôm sát người. Mình thấy chỉ bôi butter của The Body Shop mới hết ngứa. Các loại lotion sữa k ăn thua.
Đồ ăn: mang các loại đồ ăn nước, đồ khô ăn k nổi. Mì HQ và phở ăn liền là ok nhất. Đồ ăn Châu Âu k quen thì đây là cứu cánh, hoặc phòng khi thời tiết xấu k ra ngoài ăn được. Nhà mình thường chừa nửa vali hành lý cho các loại mì phở ly, ăn xong trống chỗ để bỏ đồ shopping là vừa hihi.
Thẻ Sim Châu Âu: mua và kích hoạt ở VN. Hỏi kỹ chi tiết sử dụng và thông tin liên hệ của người bán Sim để liên lạc khi qua EU gặp sự cố.
Các loại phụ kiện và vật dụng khác thì các bạn có thể tìm hiểu nhiều trên mạng. Nên đem theo cân tay hành lý, rất cần đó. Dù đự định không mua sắm gì nhưng rất dễ bị cám dỗ mà lố kg hành lý. Mang theo 1 con dao nhỏ và 1 cái kéo nhỏ để sử dụng khi cần. Trời lạnh các bạn nên đem theo bình giữ nhiệt để đựng trà nóng uống cho ấm người. Viết checklist để không bị sót.
Cuối cùng, cách gọn nhẹ và nhanh nhất là không cần đem hành lý gì cả, chỉ cần có thật nhiều số dư trong thẻ tín dụng
Khi xài thẻ tín dụng, có một điều ít ai để ý là ngân hàng có thu phí chuyển đổi ngoại tệ. Phí này thường không thể hiện ngay lúc quẹt thẻ. Và thường đồng tiền của nước thứ 3 (tuỳ thời điểm có thể quy đổi cao hơn USD và VND). Khi mua đồ dùm cho người khác (đồng nghiệp, người quen không thân) mình nhớ cộng thêm phí này nhé.