Tại sao từ thời cổ đại cho đến thời kỳ trung cổ Trung Quốc lại là nền văn minh tiến bộ nhất thế giới?
Trả lời: T.J. Hughes
Nguồn: https://qr.ae/pNyIrE
__________
Trung Quốc từ lâu đã được coi là một trong các quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới. Triều đại nhà Hán, nhà Đường, và nhà Minh đều được xem là thời đại hoàng kim của nền văn minh, một số giai đoạn tiến bộ và nền văn hóa vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới.
Khi trả lời câu hỏi làm thế nào mà Trung Quốc lại có tầm ảnh hưởng đến như vậy, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta cần phải nhìn vào vị trí địa lý. Ngay từ đầu Trung Quốc đã được hưởng lợi từ vị trí địa lý của mình rồi, điều này thực sự cũng đem lại lợi thế cho rất nhiều các quốc gia khác.
Ở thời kỳ tiền sử, những nền văn minh sơ khai thành công nhất hầu như đều xuất hiện dọc theo các bờ sông lớn màu mỡ.
Trung Quốc thì chẳng thiếu sông lớn, sông Hoàng Hà và Dương Tử đều là hai trong số những con sông lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng có rất nhiều những nhánh sông nhỏ và các lạch cho phép việc định cư có thể phát triển xa hơn khắp khu vực.
Trên nhất là khí hậu ở khu vực Hoa Trung dễ chịu hơn nhiều so những nền văn minh sơ khai vĩ đại khác.
Nền văn minh Ai Cập, nền văn minh lưu vực sông Ấn và nền văn minh Lưỡng Hà ít nhất đều bị bao quanh một phần bởi sa mạc và những khu vực khô cằn không phù hợp với việc canh tác.
Điều này có nghĩa là hầu hết dân cư ở các nơi này đều phải tập trung quanh các con sông để có thể tìm được vùng đất phù hợp cho trồng trọt.
Trung Quốc, trái lại, không hề bị bó hẹp đến vậy, bởi khu vực bên ngoài các lưu vực sông ít khắc nghiệt hơn và có nhiều đất đai có thể canh tác được hơn. Rất nhiều rừng cây và rừng rậm ở khu vực trung và nam Trung Quốc đều cung cấp cho nền văn minh ở đây nguồn gỗ và động vật để săn bắn hoặc thuần hoá rất ổn định. Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc còn được hưởng lợi từ thứ mà những nền văn minh sơ khởi khác không có nhiều lắm, chính là: Mưa.
Dân số bùng nổ rất sớm ở Trung Quốc, vô vàn đất canh tác được và nước ngọt chính là mấu chốt quan trọng của sự phát triển. Khi dân số tăng lên, nền văn minh Trung Quốc cũng bắt đầu mở rộng ra ngoài những lưu vực sông theo những cách mà các nền văn minh khác không thể làm được. Suốt thời cổ đại, chỉ có nền văn minh Ấn Độ cạnh tranh được với Trung Quốc về mặt dân số.
Khi nền văn minh Trung Quốc phát triển và thời kỳ cổ đại kết thúc, một đặc điểm then chốt khác xuất hiện, chính là sự cô lập địa lý.
Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng là một bức tường thành ngăn cách Trung Quốc Trung Cổ khỏi miền bắc, nhưng Trung Quốc còn có một rào cản tự nhiên lớn hơn nhiều ngăn cách nơi đây với miền Nam. Ở phía Tây nam, Trung Quốc có dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng giúp bảo vệ khỏi những kẻ xâm lược.
Phía Tây là sa mạc Taklamkan và phía Bắc là sa mạc Gobi. Cả hai sa mạc này đều kéo dài hàng trăm dặm và mất rất nhiều thời gian mới có thể băng qua được. Thẳng về phía nam là biển Đông, và dải Rừng mưa nhiệt đới trả rộng từ biên giới Ấn Độ xuyên qua tới Việt Nam.
Nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập bị xâm chiếm liên miên trong suốt thời kỳ cổ đại và trung cổ, và nền văn minh lưu vực sông Ấn giống như một chiếc bánh sandwich, bị kẹp giữa Ấn Độ và Ba Tư. Cả ba nơi này đều bị những kẻ xâm chiếm ngoại quốc viếng thăm khá thường xuyên, hậu quả là chết chóc cả từ chiến tranh, nạn đói và bệnh tật đem lại bởi những kẻ xâm lược.
Việc mở rộng bờ cõi của những nền văn minh như Lưỡng Hà bị hạn chế bởi các sa mạc. Nguồn đất đai tốt khan hiếm, và các dân tộc luôn giao tranh để giành quyền kiểm soát sông hồ và nguồn nước ngọt.
Trung Quốc, mặt khác, lại gặp khó khăn với những cuộc nội chiến. Đất canh tác sẵn có nên các dân tộc thường giao chiến để giành quyền kiểm soát những tài nguyên thiên nhiên khác hoặc con người.
Khi một triều đại có khả năng thống nhất gần như toàn bộ Trung Quốc, họ sẽ không phải tranh giành nhiều với những kẻ tấn công từ bên ngoài, nghĩa là Trung Quốc có thể tập trung vào những thứ vượt xa chiến tranh, ví như nghệ thuật, công nghệ và kỹ thuật.
Trung thời kỳ Trung cổ, Trung Quốc được thống nhất hàng thế kỷ dưới thời nhà Đường, Tống, Nguyên và Minh. Không giống như Châu Âu, nơi bị chia tách giữa hàng trăm các lãnh chúa phong kiến và nhà vua, Trung Quốc thống nhất cho phép dòng chảy người, hàng và các ý tưởng tốt hơn rất nhiều.
Những lợi thế khác của Trung Quốc bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn, dễ dàng ra khơi, và vị trí nằm ở giao điểm giữa “Tây” và Đông Châu Á. Bất cứ giao dịch nào từ Trung Đông hoặc thậm chí từ Châu Âu đến Đông Á đều bắt buộc phải đi qua Trung Quốc, điều này đem lại rất nhiều cơ hội làm giàu cho nơi đây.
Suốt thời kỳ lịch sử, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế. Dân số, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú và vô vàn đất canh tác đã góp phần tạo nên thành công lâu đời của quốc gia này.
Kể cả Trung Quốc ngày nay cũng dẫn đầu thế giới trong rất nhiều hạng mục, bao gồm: sản lượng nông nghiệp, dân số, và sản lượng nhà máy, điều đó cho thấy rằng sau hàng ngàn năm, Trung Quốc vẫn tiếp tục chứng minh mình là một trong những quốc gia vĩ đại nhất thế giới.