BỐ TÔI LÀ MỘT NGƯỜI YÊU VỢ ĐIÊN CUỒNG. NHƯNG TỪ CÁI NGÀY TÔI KẾT HÔN THÌ MỌI CHUYỆN ĐÃ THAY ĐỔI RỒI…( Phần 1/2)

1.

Mùa xuân năm 2019, sau khi kết thúc hôn lễ của tôi, bố đã gọi mẹ, anh trai đến và trịnh trọng thông báo rằng ông muốn li hôn với mẹ tôi.

Chúng tôi đều bị shock trước lời nói của ông. Thật không tin nổi, một người yêu vợ hết mực như bố lại sắp li hôn với vợ.

Mẹ cũng không có cách nào chấp nhận được sự việc này. Trên khuôn mặt bà xuất hiện những biểu cảm lẫn lộn từ xấu hổ, buồn bã đến đau lòng.

Tôi hỏi bố: “ Vì sao lại li hôn?”

Ông nói rằng cũng không có lí do đặc biệt nào, chẳng qua là ông cảm thấy đã quá mệt mỏi rồi.

Khó khăn lắm mới chờ đến ngày anh em tôi thành gia lập thất, ông muốn về quê, những ngày tháng còn lại ông muốn sống vì bản thân mình.

Nhưng tuổi lớn như vậy mà li hôn thì thật quá bốc đồng.

Tôi hỏi bố : “ Trước tiên có thể đừng li hôn không? Bố muốn đi đâu cũng được, đi chơi xong rồi về nhà.”Việc li hôn để sau hẵng nói.

Bố lắc đầu, kiên định nói nhất định phải li hôn.

Người kiêu ngạo như mẹ rất tức giận.

Mẹ hét to vào mặt bố: “ Li hôn thì li hôn! Đừng nghĩ rằng Trái đất này thiếu đi một người thì sẽ ngừng quay. Tài sản trong nhà đều là tôi kiếm, đã đi thì đừng mơ đem đi một phân một cắc nào.” 

Bố cúi đầu không lên tiếng.

Một tuần sau đó, bố thật sự đã ôm lấy giấy li hôn về quê.

Ngoài tự do ra, ông ấy không đem theo một thứ gì cả.

2.

Nghe nói, năm ấy là mẹ theo đuổi bố.

Bố là nhân vật phong vân ở trường đại học. Không những lớn lên đẹp trai, học giỏi, lại đa tài đa nghệ.

Mẹ với bố là nhất kiến chung tình, vừa gặp đã yêu, trực tiếp thổ lộ với bố.

Bố có chút do dự bởi ông có thể nhìn ra điều kiện gia đình của mẹ rất khá giả. Mà ông lại đến từ một làng chài nghèo khó ở Quảng Đông, ngày thường phải làm việc lặt vặt để kiếm tiền trang trải cuộc sống. 

Nhưng mẹ giống như một mặt trời nhỏ, kiên nhẫn bền bỉ vây quanh bố, dùng lòng nhiệt tình của bản thân mà xua tan đi mọi điều lưỡng lự của bố.

Sau khi tốt nghiệp gặp trưởng bối. Đến lúc đó bố mới biết, gia đình mẹ không thể dùng hai từ “ khá giả” để hình dung. Ông ngoại thì điều hành một nhà máy, gia đình sống ở một ngôi nhà rất lớn.

 Khoảng cách giữa hai người là không tưởng. 

Ông bà ngoại không cho mẹ lấy chồng xa ở Quảng Đông, mà bố thì rất hiếu thảo, không nỡ để cha mẹ một mình ở quê. Hai người vì vậy mà dứt lòng chia tay. 

Ngày bố ra đi, mẹ không chịu được , vừa khóc vừa đuổi theo tàu hỏa. 

Bố cũng khóc, ông liền xuống tàu ở trạm kế tiếp, chạy về hướng của mẹ. Bước chạy này, ông chạy không chút quay đầu.

3.

Bố mẹ kết hôn vào năm 1990.

Ông ngoại trước khi kết hôn mua cho mẹ nhà, xe. Tất nhiên đó là tài sản trước hôn nhân của mẹ.

Mẹ làm việc trong nhà máy của ông nội, còn bố thi vào một viện thiết kế ở địa phương. 

Một năm sau, anh trai tôi chào đời. Bởi vì ông bà ngoại thì vẫn còn công việc, sức khỏe của ông bà nội dưới quê cũng không tốt, vì vậy nhà chỉ có thể thuê bảo mẫu về chăm sóc anh trai. Nhưng thuê 2-3 người vẫn không hài lòng.  

Có một lần bố đi làm về nhà, thấy một bên anh trai cứ khóc mãi không ngừng , còn bảo mẫu cứ đứng mải gọi điện thoại tám chuyện, mặc kệ anh trai ngồi đó khóc. Cảnh tượng đó đã khiến tim bố đau đớn vô cùng. Từ đó mà bố quyết định từ chức, ở nhà làm ông bố bỉm sữa. Lại sợ sau này sự nghiệp bị ảnh hưởng, ngày thường vẫn nhận những thiết kế nhỏ lẻ về nhà làm.

Sau đó ngoài ý muốn mà sinh ra tôi nên bố đã bận nay lại càng thêm bận hơn. Giúp tôi pha sữa, thay bỉm, tết tóc,…còn phải đi họp phụ huynh, hướng dẫn anh trai làm bài tập về nhà. Đây đều là việc của bố, mẹ thì luôn bận việc nhà máy.

Đối với tôi và anh trai mà nói, ý nghĩa của mẹ là cho chúng tôi ít tiền để chúng tôi muốn gì thì mua nấy.

Năm tôi 10 tuổi, sức khỏe ông ngoại ngày càng yếu đi. Mẹ là trưởng nữ, lại có máu kinh doanh trời sinh, nên ông ngoại đã giao lại nhà máy cho mẹ. Cậu và dì nhỏ đều đi học ở nơi khác, sức khỏe của bà ngoại cũng không được tốt, vì vậy mà nhiệm vụ chắm sóc ông ngoại cũng rơi vào tay bố tôi. Bà ngoại nói:” Ai bảo bố cháu ở cái nhà này là người duy nhất nhàn rỗi chứ?” 

Hai năm cuối đời ông ngoại bị nằm liệt giường, chính bố tôi là người giúp ông lau người, bón cơm, đến cả việc đi nặng đi nhẹ của ông cũng đều là bố tôi làm. Bố thường bận tối mắt tối mũi, mệt đến mức ngủ cũng không ngon.

Bởi vì hay giúp ông ngoại lật người  mát xa toàn thân mà bố bị viêm bao gân, có lúc cầm đũa ăn cơm tay cũng run lẩy bẩy. 

Có lần trong bữa cơm sau cúng tổ, cậu muốn bế ông ngoại lên giường. Ông liền lắc đầu từ chối, bảo đưa bố tôi làm vì bố quen việc nên sức lớn. Cậu cứ ngồi mà ăn cơm, đừng táy máy làm ông ngã ra.  Cậu và dì nghe xong thì yên tâm ngồi xuống ăn cơm uống trà. Đến cả bà ngoại cũng không cảm thấy có gì không ổn, như đồng tình với ông ngoại, như đây là việc mà bố tôi nên làm. 

Bố ngồi cạnh ông ngoại, giúp ông gắp thức ăn múc canh, gỡ thịt cá bón cho ông ăn cơm.

Lúc đó tôi liền cảm thấy không thoải mái. Nhưng một đứa trẻ con vắt mũi chưa sạch như tôi không biết rằng, sự không thoải mái ấy chính vì là bất bình thay bố.

4. 

Trong thời kì nổi loạn của tôi và anh trai, hay cùng mẹ cãi nhau đến long trời lở đất. Bởi vì từ nhỏ mẹ đã không quan tâm xem chúng tôi muốn gì nghĩ gì, chỉ muốn chúng tôi răm rắp nghe theo mệnh lệnh của bà. Mà bố luôn là người ở giữa hòa giải cho chúng tôi. 

Bố thường dẫn 2 anh em đi đến công ty thăm mẹ tăng ca, đưa chúng tôi đến những vùng núi nghèo khó trải nghiệm sự vất vả của việc làm ruộng. Để chúng tôi nhìn thấy những đứa trẻ cơm ăn không no, áo không đủ mặc, không có tiền đi học hàng ngày phải sống như thế nào. 

Bố nói, tất cả những thứ chúng tôi đang hưởng thụ lúc này chính là nhờ sự bạt mạng kiếm tiền của mẹ. Thực ra mẹ rất yêu chúng tôi, chỉ là cách yêu của mẹ không đúng mà thôi.

Bố nói, mỗi người đều có nhiệm vụ của mình, bố phụ trách chăm nom gia đình, mẹ phụ trách kiếm tiền, còn tôi và anh trai phụ trách trưởng thành khỏe mạnh. Mỗi người đều nên làm tốt việc của mình, đừng nên chỉ trích người khác.

Với sự giúp đỡ và đồng hành của bố mà tôi và anh trai đã suôn sẻ vượt qua thời kì nổi loạn ấy. 

Bố đối tốt với mẹ đến mức mà mọi người xung quanh đều tấm tắc khen ngợi. 

Cho dù mẹ có về nhà muộn thế nào thì bàn ăn trong bếp luôn có một bát canh còn nóng hôi hổi đợi bà. Mẹ đang tắm, dù bố có đang nằm trên giường cũng sẽ xuống giường lấy quần áo, xả nước tắm giúp mẹ. Mẹ bệnh rồi, bố cũng cực nhọc ngày đêm chăm sóc mẹ. 

Bệnh nhân cùng phòng đều xuýt xoa khen ngợi khi nói về sự chăm sóc kỹ càng chu đáo và trách nhiệm của bố với mẹ. 

Sự tốt đẹp này ngấm vào chúng tôi từ ngày này qua ngày khác.

Dần dần chúng tôi đều nghĩ rằng bố thật sự rất rất yêu mẹ, vì vậy mới sẵn sàng nguyện ý bao dung tất cả của mẹ, cam tâm tình nguyện đánh đổi nhiều như vậy. 

Vì vậy, khi bố đột nhiên muốn li hôn, chúng tôi mới nhất thời không thể chấp nhận được. 

Một người đã từng vì yêu mà không màng tất cả như bố làm sao lại nỡ lòng rời bỏ mẹ được?

Nhưng rốt cuộc bố cũng rời đi rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *