NGƯỜI THÔNG MINH: 3 KHÔNG QUẢN, 4 KHÔNG NÓI, 5 KHÔNG GIÚP

NGƯỜI THÔNG MINH: 3 KHÔNG QUẢN, 4 KHÔNG NÓI, 5 KHÔNG GIÚP

☘️3 KHÔNG QUẢN
👉1. Không quản chuyện bao đồng
Làm người, quý ở chỗ biết nên dừng ở đâu và lúc nào
Không quản chuyện không đâu, không phải là lạnh lùng, mà là một kiểu chừng mực

Bớt quản chuyện của bạn bè, tôn trọng lựa chọn của họ, là đang cho tình bạn không gian để bền lâu

Bớt quản chuyện của người khác, tránh xa cuộc sống của người khác, có như vậy mỗi người mới có thể thể hiện được cá tính bản thân

Bớt quản chuyện của người thân, chỉ khi có những không gian nhất định giữa những người thân thì gia đình mới thực sự hòa hợp

Dành cho nhau một khoảng không nhất định, mới có thể giữ được trạng thái quan hệ thoải mái nhất

Quan tâm trăm chuyện bao đồng nhà người khác, chi bằng làm tốt một chuyện của mình

Đọc nhiều sách mở mang kiến thức, bớt quản chuyện bao đồng dưỡng tinh thần

Đây mới là trí tuệ trong đối nhân xử thế.

👉2. Không quản chuyện tình cảm người ta
Không làm bà mai mối, không làm người bảo lãnh, cả đời không phiền não.

Làm người ở giữa cho chuyện tình cảm của người khác là chuyện không dễ dàng nhất

Hôm nay hai người chia tay, hôm sau lại làm hòa

Khuyên hòa khuyên chia, đều là bạn không phải

Vì vậy, gặp chuyện tình cảm của người khác, tốt nhất là không nên tham dự.

👉3. Không quản việc nhà người khác
Cổ ngữ nói: “thanh quan bán đoạn gia vụ sư”, ý muốn nói, chuyện gia đình là chuyện vô cùng phức tạp, đến cả quan thanh liêm cũng khó lòng phân định

Lưỡi với răng còn có lúc đánh nhau, người một nhà ở với nhau, thìa không tránh đụng phải mép nồi

Những chuyện tế nhị như vậy, ngay cả người nhà còn chưa chắc đã nói rõ được với nhau, một người ngoài thì liệu biết được cái gì?

Huống hồ, người thân với nhau, không chỉ nói lý mà còn nói cả tình. Đây không phải là chuyện một người ngoài nên nhúng tay vào

Vì vậy, đừng quản chuyện nhà người khác, chúng ta không có cái quyền hạn này, cũng chẳng có đủ năng lực.

☘️4 KHÔNG NÓI
👉1. Không nói điều xấu
Miệng là cái rìu, lời nói là con dao, không nên cái gì cũng nói toẹt ra hết, giữ lại cho mình chút khẩu đức

Đừng công kích điểm yếu của người khác, sát muối vào vết thương của người ta. Người thích sát muối vào vết thương người khác, chỉ khiến người khác ghét mình hơn, hại người hại mình.

Con người sống trên đời dựa vào hai chữ “tôn trọng” để đứng vững trong xã hội. Con người sống ai cũng có thể diện, ai cũng có tôn nghiêm, ai chẳng ưa sĩ diện, vì vậy, đừng chọc vào điểm yếu của người khác hay nói xấu sau lưng người ta.

👉2. Không nói lời ngông cuồng
Người tài còn có người giỏi hơn, núi cao còn có núi cao hơn

Bạn vĩnh viễn không bao giờ biết được người khác tài giỏi, mạnh mẽ ra sao

Bạn có thể tự hào về mình, nhưng tuyệt đối không được ngạo mạn

Phần lớn thất bại đời người đều tới từ hai chữ: một là “lười”, hai là “ngạo”.

Người thích nói lời ngông cuồng, ngạo mạn, tầm nhìn sẽ trở nên hẹp hơn, không biết thế nào là trời cao đất dày

Trông thì tưởng đang nhe nanh duỗi móng, nhưng thực ra chỉ là một con hổ giấy

👉3. Không nói lời oán than, ca thán
Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng, mỗi người đều mang trên vai những gánh nặng khác nhau để tiến về phía trước.

Ca thán không giải quyết được bất cứ vấn đề gì, chỉ truyền đi năng lượng tiêu cực.

Phàn nàn nhiều, bạn bè tự dưng sẽ ít lại.

Đừng trở thành người truyền đi năng lượng tiêu cực, chẳng ai thích cả ngày phải đối mặt với một người suốt ngày ủ rũ, khó ở.

Gặp vấn đề, trước tiên hãy tìm lý do từ bản thân mình.

Sống ở đời, thay vì ca thán một ngày, chi bằng nỗ lực một ngày.

Có sức ngồi đó ca thán, chi bằng để dành sức đi nỗ lực, cố gắng.

👉4. Không nói lời vô nghĩa
Tử Cầm hỏi thầy mình là Mặc Tử, nói nhiều liệu có gì tốt.

Mặc Tử nói: “Ếch, muỗi kêu suốt ngày suốt đêm, kêu đến cháy cổ khát họng, rồi ai sẽ nghe chúng? Nhưng nhìn con gà xem, đúng bình minh kêu gáy, đánh thức mọi người dậy.”

“Phu nhân bất ngôn, ngôn bất hữu trung”, câu nói này của Khổng Tử ý muốn nói, kẻ sĩ hoặc là không nói, hoặc là mở miệng ra nói câu nào đúng câu ấy.

Đừng nói những lời vô ích không có giá trị, nói nhiều cũng vô ích, quan trọng là nói đúng trọng tâm. Lời ít ý nhiều, đây là cảnh giới. Nói, hãy nói sao cho đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh, đúng người và nói những lời thích hợp

☘️5 KHÔNG GIÚP
👉1. Không giúp việc quá sức với mình
“Lực vi thể phụ trọng, ngôn khinh mạc khuyên nhân”, sức lực nhỏ bé đừng mang vác quá nặng, lời nói không có sức thuyết phục thì đừng khuyên người.

Giúp đỡ người khác cũng phải biết lượng sức mình.

Những việc người khác nhờ nếu trong phạm vi khả năng của mình, giúp được hãy giúp, còn nếu những việc đó nằm ngoài phạm vi khả năng của mình, đừng miễn cưỡng bản thân đi giúp.

Đừng vì sĩ diện, muốn lấy lòng người khác

Hãy lo cho bản thân mình tốt trước, chăm sóc quan tâm người thân trước tiên.

👉2. Không giúp việc vượt quá ranh giới

Giữa người với người, dù có thân thiết tới đâu, cũng nên biết chừng mực

Nắm rõ vị trí của mình, phân biệt rõ ranh giới giữa mình và họ

Liên quan tới việc nhà, việc riêng của người ta, những việc như vậy không nên giúp.

Những sự giúp đỡ vượt quá ranh giới, người khác chưa chắc đã lĩnh ngộ được ý tốt của bạn.

Những sự giúp đỡ đầy nghĩa khí nhất thời, rất dễ biến thành “ôm chuyện bao đồng”.

👉3. Không giúp người không biết cảm ơn

Giữa con người với nhau: giúp đỡ là tình nghĩa, không giúp đỡ là bổn phận

Luôn tồn tại những người xem sự bỏ ra, sự giúp đỡ của người khác là điều hiển nhiên, họ nhận lấy mà không có một chút biết ơn nào

Bạn giúp họ 10 lần, chỉ một lần không giúp thôi họ sẽ trở mặt ngay lập tức

Đến cuối cùng, quay ra trách ngược bạn không nghĩa khí.

Trước khi giúp đỡ ai đó, hãy nhìn cho rõ nhân phẩm của đối phương, nếu không mọi công sức của bạn sẽ đều là phí công vô ích.

Nguồn: Sưu tầm

#trainghiemsong

#yeudocsach

Cùng tham gia nhóm Yêu Đọc Sách để nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *