(Gọi tắt là MSS)
● RA ĐỜI
Sau khi Lâm Bưu bị rơi máy bay vào thập niên 1970, “Ban Điều Tra Trung Ương” đã được tái lập. Khi Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng nắm lại quyền bính vào năm 1977 (từ tay “Tứ nhân Bang”), họ nỗ lực mở rộng “Ban Điều Tra Trung Ương” và mạng lưới tình báo của ĐCS Trung Quốc, từ đó tăng cường thêm quyền lực của mình. Tuy nhiên động thái này vấp phải sự phản đối của ông Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng cho rằng hệ thống tình báo không nên sử dụng các đại sứ quán Trung Quốc làm bình phong và rằng nhân viên tình báo nên được cử ra nước ngoài dưới vỏ bọc phóng viên và doanh nhân. Do vậy, “Ban Điều Tra Trung Ương” đã rút lại người của mình từ các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài, ngoại trừ một bộ phận nhỏ các đặc vụ chìm.
Zhou Shaozheng-một cán bộ kỳ cựu của hệ thống điều tra Trung Ương đã trở thành vụ trưởng vụ tổng hợp của “Ban Điều Tra Trung Ương” vào năm 1976. Trong Đại Hội thứ 12 của ĐCS Trung Quốc vào năm 1982, một trưởng chi nhánh thuộc “Vụ các vấn đề Đài Loan Trung Ương” đưa ra thông tin bất lợi cho Zhou Shaozheng. Đơn vị này thông báo rằng trong thời gian để tang sau cái chết của Chu Ân Lai, ông Zhou bị tố là đã có những hoạt động chống phá ông Chu. Kết quả điều tra sau đó cho thấy Zhou vô tội, nhưng “được vạ thì má đã sưng”, Zhou Shaozheng đã mất cơ hội lên chức “Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia”.
Năm 1983, Liu Fuzhi-ủy viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCS Trung Quốc và Bộ trưởng Bộ Công An Trung Quốc đã đề xuất thành lập một “Bộ An Ninh Quốc Gia” trên cơ sở sáp nhập toàn bộ “Ban Điều Tra Trung Ương” với các bộ phận phản gián của Bộ Công An. Đề xuất này đã được Bộ Chính Trị chấp thuận.
Vào tháng 6/1983, Quốc Hội Trung Quốc sau khi cảm thấy có mối đe dọa lật đổ nên đã lập ra “Bộ An Ninh Quốc Gia” trực thuộc Quốc Vụ Viện (tức chính phủ Trung Quốc). Bộ này được trao nhiệm vụ bảo đảm “an ninh quốc gia” thông qua các biện pháp “chống lại đặc vụ, gián điệp của đối phương và các hoạt động phản cách mạng nhằm phá hoại và lật đổ ĐCS tại Trung Quốc”.
● CẤU TRÚC
Như đã nói ở bên trên, cấu trúc của MSS hơi giống với KGB của Liên Xô. Bộ này chịu trách nhiệm trước Thủ Tướng và Quốc Vụ Viện Trung Quốc (tức chính phủ Trung Quốc). “Ban Chính Trị Học và Pháp Luật” của ĐCS Trung Quốc sẽ giám sát hoạt động của MSS.
● CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG
Về mặt nhân sự, MSS ưa dùng các điệp viên phi chuyên nghiệp. Ví dụ như là du khách, doanh nhân, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc học ở nước ngoài và các chuyên gia Trung Quốc công nghệ cao làm việc ở hải ngoại được tiếp cận các thiết bị công nghệ nhạy cảm.
Trên phương diện tình báo đối nội, MSS chịu trách nhiệm theo dõi và tuyển dụng các doanh nhân, nhà nghiên cứu và các quan chức đến từ nước ngoài. Có nhiều dấu hiệu cho thấy MSS chủ yếu dùng các biện pháp theo dõi đối với các phần tử bất mãn với chế độ và các nhà báo nước ngoài. Tuy nhiên ở các bộ ngành, viện nghiên cứu và cơ sở quân sự-công nghiệp lớn đều có một mạng lưới theo dõi ngầm rất tinh vi. Người ta phát hiện có những thiết bị theo dõi, cả ghi hình và nghe lén đều được gắn bí mật bên trong các khách sạn có đông người nước ngoài lui tới. Ngoài ra MSS còn tuyển điệp viên từ nước ngoài bằng cách tiếp cận trực tiếp để thỏa thuận, sau đó dùng tiền để mua chuộc đối tượng. Các đối tượng thường là giáo sư, tiến sĩ…những người hay tiếp xúc với các tài liệu công nghệ.
● CÁC NHÂN SỰ CẤP CAO GIAI ĐOẠN ĐẦU
Thứ Trưởng Bộ Công An Trung Quốc là Lâm Doãn được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng đầu tiên của MSS. Nhưng đến năm 1985, một lãnh đạo của “Cục Phản Gián” thuộc “Bộ Công An Trung Quốc là Dư Cường Sinh đã đào tẩu sang Mỹ. Sau sự cố này, cả Lâm Doãn và Cục Trưởng Phản Gián đều bị cách chức. Quả là một sự cố “giật gân”. Đúng ra là vụ bê bối gián điệp nghiêm trọng nhất giữa Mỹ-Trung trong thập niên 80.
https://m.vietnamnet.vn/…/trung-quoc-soc-va-tuc-gian-vi-gia…
Năm 1985, Giả Xuân Vượng được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng MSS thay cho Lâm Doãn. Giai đoạn đó trong nội bộ Bộ An Ninh, cả người của Bộ Công An lẫn người của “Ban Điều Tra Trung Ương” đều muốn đưa người của mình lên để thay thế cho Lâm Doãn. Để giải quyết xung đột này, ĐCS Trung Quốc đã bổ nhiệm Giả Xuân Vượng là người ngoài cuộc không dính dáng đến phe nào vào vị trí Bộ Trưởng Bộ Quốc An.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Giả_Xuân_Vượng
Dưới thời Giả Xuân Vượng, MSS đạt được khá nhiều thành công trong việc thu thập các thông tin nhạy cảm về hạt nhân và các công nghệ khác từ Mỹ. Đến năm 1998, Vượng được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Công An.
Năm 1998, Hứa Vĩnh Dược được bổ nhiệm vào vị trí Bộ Trưởng An Ninh Quốc gia, thay thế cho Vượng, Vượng được chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Hứa là trợ lý tin cậy của Giang Trạch Dân.
Ông Hứa cổ xúy việc chấm dứt các tiêu cực trong Bộ An Ninh này, như là tệ bán giấy thông hành một chiều sang HongKong–loại giấy tờ này thường được cấp cho các nhân viên tình báo. Tham nhũng khi đó lan tràn trong ngành tình báo Trung Quốc do các đơn vị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung Quốc chưa bị cơ quan nào giám sát.
Năm 2002, ông Hứa được bầu vào Ban chấp hành Trung ương ĐCS Trung Quốc. Tháng 3/2003, ông được tái bổ nhiệm làm người đứng đầu MSS.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Hứa_Vĩnh_Dược
● MẠNG LƯỚI Ở NƯỚC NGOÀI
Các nhân viên tình báo chuyên nghiệp của Trung Quốc thường được cử ra nước ngoài đảm nhiệm công việc trong nhiệm kỳ 6 năm, 10 năm hoặc cư trú dài hạn, tùy thuộc vào bản chất nhiệm vụ hoặc thành tích hoạt động.
MSS không phải là cơ quan chính phủ duy nhất thực hiện hoạt động tình báo. Ngoài ra điệp viên của MSS còn thường đáp ứng cả nhu cầu thông tin tình báo của các cơ quan khác của chính phủ Trung Quốc. Ở Mỹ, Trung Quốc có 7 cơ quan ngoại giao thường trực được cho là có nhân viên tình báo nằm bên trong đội ngũ của họ.
Vào giữa tháng 9/1996, Quân ủy Trung ương và Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn báo cáo kế hoạch do Bộ Tổng tham mưu và Bộ An ninh Quốc gia soạn về việc củng cố, điều chỉnh, và tăng cường hoạt động tình báo ở Hong Kong, Macau và nước ngoài. Gần 120 nhân viên tình báo hoạt động ở Mỹ, Canada, Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản trong vai doanh nhân, chủ ngân hàng, học giả và nhà báo đã được triệu về nước.
Ngoài các điệp viên chuyên nghiệp, MSS còn sử dụng thêm các công dân Trung Quốc hoặc người Mỹ gốc Hoa để thu thập các công nghệ và dữ liệu bậc trung.
Các du khách, doanh nhân, sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc rất có tiềm năng cho tình báo Trung Quốc. MSS kiểm soát nhóm này thông qua lợi ích vật chất và các mối quan hệ cá nhân cùng một số “biện pháp” nghiệp vụ khác. Các điệp viên dạng này sẽ tập hợp những mẩu nhỏ thông tin để rồi sau đó tình báo Trung Quốc sẽ từ từ ráp nối lại thành “bức tranh tổng thể”.
Theo một phiên điều trần trước ủy ban Quốc hội Mỹ năm 1999, Trung Quốc mất tới 2 thập kỷ để thu thập thông tin tình báo về các thiết kế đầu đạn hạt nhân WW-88 từ phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia của Mỹ.
Một báo cáo của Thượng nghị sĩ Mỹ Rudman vào năm 1999 đã đánh giá bộ máy thu thập tình báo của Trung Quốc là “rất thành thục trong nghệ thuật bòn rút thông tin tưởng như là vô hại”. Bản chất thu thập thông tin một cách phân tán như vậy khiến phản gián Mỹ gặp khó khăn lớn trong việc truy tố các điệp viên Trung Quốc.
Đối với hoạt động tình báo kinh tế, MSS có 3 phương pháp:
+, Thứ nhất là tuyển đặc vụ, đặc biệt là các học giả và nhà khoa học ở ngay Trung Quốc trước khi họ được gửi ra nước ngoài để thu thập thông tin.
+, Thứ 2 là mua các công ty Mỹ sở hữu công nghệ mà Trung Quốc khát khao.
+, Thứ 3 là tậu công nghệ thông qua các công ty bình phong của Trung Quốc. Cách thứ 3 này được sử dụng phổ biến hơn cả. FBI ước tính có hơn 3.000 công ty là bình phong do điệp viên Trung Quốc lập ra.
https://www.globalsecurity.org/inte…/world/china/mss-ops.htm