#tuduynguoithanhdatMÌNH HẠNH PHÚC VÌ CHÍNH MÌNH.(Đừng để cảm xúc mình phụ thuộc vào …

MÌNH HẠNH PHÚC VÌ CHÍNH MÌNH

MÌNH HẠNH PHÚC VÌ CHÍNH MÌNH.
(Đừng để cảm xúc mình phụ thuộc vào người khác)

Ta hay đặt hạnh phúc của ta ở người khác. Nghĩa là người khác phải như thế này, như thế kia thì ta mới vui, ta mới hạnh phúc.

Từ đó ta có nhu cầu PHẢI thay đổi người khác theo ý ta. Ta buộc họ phải thế này, thế kia theo ý ta mà chả cần quan tâm xem họ có muốn thay đổi như thế không, họ đang mong muốn điều gì.
Ta nhân danh TÌNH THƯƠNG mù quáng thật ra là để thoả mãn cho CÁI TÔI của chính ta mà thôi.
Cha mẹ hay đặt cảm xúc của mình phụ thuộc vào các đứa con của mình. TỪ ĐÓ sinh ra mong muốn thay đổi đứa con theo ý mình để THOẢ MÃN cái cảm xúc của cha mẹ nhiều khi cha mẹ cũng chả thèm HIỂU con cái thật sự muốn gì đâu.
Chẳng hạn như cha mẹ bắt con cái phải làm thế này, thế kia là vì ai?
“Không một đầu óc nào tiếp nhận được chân lý nếu không sẵn sàng mở ra để đón nhận”.

CÓ HIỂU MỚI CÓ THƯƠNG.

Không hiểu mà thương thì cái thương đó rất mù quáng, thiếu trí tuệ. Chẳng khác nào NGU DỐT + NHIỆT TÌNH = PHÁ HOẠI.
Nhiều cha mẹ cứ nghĩ còn nhỏ cứ bao bọc, chở che cho con sự sung sướng là hay, là tốt. Kết quả lớn lên nó sẽ có tính ỷ lại, phụ thuộc, yếu đuối, không tự chủ, dựa dẫm.
Như thầy Trần Việt Quân đã giảng trong khoá học “Đánh thức ý nghĩa cuộc đời” phiên bản online. Bạn có thể vào bke.edu.vn để tham khảo. Cái mà cha mẹ nên cho con cái không phải là sự sung sướng mà là SỰ TRƯỞNG THÀNH.
Cái mà cha mẹ cho là tốt, là sung sướng với con cái có thể là đau khổ, làm hại con của chính mình. Giống như nó là con cá mà cứ bắt nó leo cây thì nó sẽ chết dần, chết mòn.

THƯƠNG CŨNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ, CÓ HIỂU BIẾT.

Làm sao để hiểu người khác? Hãy trò chuyện, đặt câu hỏi, kiên nhẫn lắng nghe để xem họ muốn gì, không muốn gì. Có thể có những mong muốn quá đáng, hãy cứ nghe xem họ đang bị mắc kẹt vào chỗ nào để tìm cách tháo gỡ.

THƯƠNG là vì lợi ích của người khác không phải vì “cái tôi” của mình?

“Buông tay để con bay” là tựa 1 cuốn sách của Mẹ Thu Hà nổi tiếng trên Facebook. Hãy để con trải nghiệm thì con mới trưởng thành và phát triển được. Cứ giữ mãi đôi cách mà muốn nó phải tung hành, mạnh mẽ, bản lĩnh thì hết sức vô lý?
Tóm lại. Mình hạnh phúc vì chính mình. Hạnh phúc đến từ tâm không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
ĐỪNG ẢO TƯỞNG rằng dăm ba câu nói của mình có thể thay đổi 1 con người. NẾU họ thay đổi là do nhiều yếu tố khác chứ KHÔNG PHẢI chỉ nhờ các câu nói của mình. Cuộc đời có đơn giản vậy đâu?
Mọi người mưu cầu sự tự do, không được kiểm soát họ. Về bản chất làm cha, làm mẹ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên…chỉ là VAI TRÒ còn bản chất chỉ có 1 đều là con người. Ta có đang đối xử với người khác giống con người chưa? Ta có đang đối xử với người khác giống như cách ta muốn được đối xử chưa?
Cha mẹ sinh con ra mà cái gì cũng ép buộc nhất nhất nghe lời cha mẹ thì chẳng khác nào sinh ra con ROBOT, tự giam hãm cuộc đời con cái lại trong những cái mà ta TƯỞNG là tốt cho nó.
Hãy làm cho họ TỰ NHẬN THỨC rồi TỰ THAY ĐỔI. Mọi hành động, lời nói áp đặt, ép buộc chỉ gây ra sự phản kháng, chống đối mà thôi.
Trải nghiệm nào cũng có giá trị của nó đặc biệt là trải nghiệm khổ đau. KHÔNG CÓ TRẢI NGHIỆM KHỔ ĐAU CON NGƯỜI KHÔNG TRƯỞNG THÀNH ĐƯỢC cho dù họ bao nhiêu tuổi?
Họ chưa sẵn sàng thay đổi thì để cho họ trải nghiệm tới thời điểm nào đó họ sẽ TỰ NHẬN THỨC rồi TỰ THAY ĐỔI. Ép buộc có ích gì?

2 tư tưởng KHÁC NHAU khó hiểu nhau.

Giả sử 2 người có tư tưởng rất trái ngược nhau. Một người tư duy phát triển, luôn tìm hiểu,học hỏi cái mới. Một người tư duy ổn định, an phận, không muốn học thêm nữa.
Việc này tựa như 1 người chút biết 1 cái chợ. Còn người kia thì biết đến 1000 cái chợ. Cái chợ tượng trưng cho sự hiểu biết. Người tư duy phát triển sẽ nhận ra rằng cái chợ mà người kia biết chứa rất nhiều rác, không còn phù hợp với mình như các chợ khác.
Vậy 2 người này sẽ nói chuyện gì với nhau đây? Chẳng lẻ lôi các chợ cũ đó ra nói miết à? Còn nói tới các cái chợ mới kia thì họ không biết. Không nói chuyện được với nhau thì sao hiểu nhau được?
Đây chính là lý do khi ta cứ đi theo chiều phát triển về tư duy, nhận thức, kiến thức ta sẽ RẤT KHÁC BIỆT số với số đông (những người không thích phát triển).
Khi ta càng lên cao ta càng cô đơn là vậy vì càng ít người có thể hiểu được mình.
Đừng cố thay đổi người khác. HÃY THAY ĐỔI CHÍNH MÌNH.

Đọc sách để làm gì?

+ Mở rộng tư duy, hiểu biết, kiến thức…
+ Mở rộng dung lượng trái tim, sông bao dung, tử tế, hiểu người khác hơn thay vì để dung lượng trái tim nhỏ bé để sống hẹp hòi, ích kỉ TƯỞNG là mình đang muốn tốt, vì người khác nhưng thật ra là vì “cái tôi”, “cái cảm xúc” của mình.

50 bài viết TRỊ LIỆU tâm lý trong cuốn sách “Hiểu Về Trái Tim” có thể là TÂM DƯỢC để chữa TÂM HỒN cho bất kì ai đọc nó.

Trên Youtube là giọng đọc của hơn 50 nghệ sĩ khác nhau như Đàm Vĩnh Hưng, Quyền Linh, MC, Diễn Viên, Hoa Hậu…
HÃY MỞ RỘNG TRÁI TIM để yêu thương, nâng đỡ, sẻ chia với người khác bạn nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc. Hãy góp ý, cảm nhận bên dưới bạn nhé. CHIA SẺ tự nhiên ạ.
Tác giả: Tung Le.
#simplebutHAPPY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *