Lỡ thức trắng đêm hôm trước bạn tự hỏi liệu mình có thể ngủ bù vào hôm sau không? Câu trả lời đơn giản là có. Giả sử có một cuộc họp vào thứ sáu khiến mana của bạn tụt xuống trầm trọng, vậy thì bạn chỉ cần dành cả ngày tiếp theo để hồi máu, sức khỏe của bạn sau đó có thể trở lại trạng thái bình thường.
Giấc ngủ là một loại hoạt động bảo trì – khi bạn ngủ, bộ não của bạn tự động sắp xếp lại thông tin và chữa lành cơ thể. Nó quyết định thông tin nào cần được giữ lại và thông tin nào phải ra đi. Nó thậm chí còn định hình việc bạn đối mặt với ngày mới như thế nào. Việc đi ngủ mỗi ngày còn góp phần chữa lành và vỗ về trái tim của bạn.
Việc bắt kịp những giấc ngủ đã mất không giống với việc đi ngủ đúng giờ. Khi bạn ngủ bù, bạn cần thêm nhiều thời gian hơn bình thường để cơ thể có thể hồi phục hoàn toàn. Theo một nghiên cứu năm 2016, cần 4 ngày để bình phục thực sự từ 1 tiếng mất ngủ.
Thực tế, có một số người mắc chứng mất ngủ kinh niên, điều này gây nên sự thiếu ngủ trầm trọng. tình trạng này dẫn đến khó khăn trong việc bắt kịp chế độ ngủ bình thường và có khả năng làm tăng các triệu chứng mất ngủ nghiêm trọng. Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này: lượng thời gian bạn chợp mắt giống như lượng tiền bạn gửi vào tài khoản ngân hàng vậy, cứ mỗi khi thiếu tiền bạn lại rút ra dùng và sau đó lại phải hoàn trả lại số tiền đó vào tài khoản, nhưng nếu tình trạng này trở nên mãn tính đến độ bạn cứ rút mãi mà chẳng còn khả năng hoàn trả nữa, vậy thì mọi nỗ lực sau đó đều trở nên vô dụng.
Người phải thường xuyên phải ngủ bù vào ngày hôm sau có thể gia tăng rủi ro đến sức khỏe, lâu dần dẫn đến nhiều loại bệnh như: tiểu đường, tăng cân, lo lắng, tr.ầm cảm, rối loạn lưỡng cực, hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, trí nhớ giảm sút..
VẬY CÓ MẸO NÀO ĐỂ BÙ LẠI GIẤC NGỦ BỊ MẤT KHÔNG?
Không phải tất cả đều có cùng thời gian ngủ mỗi đêm. Một số cần đến 9 tiếng để có thể hoạt động một cách hiệu quả vào ngày hôm sau, một số chỉ cần đến 6 tiếng hoặc ít hơn. Để tìm ra khoảng thời gian ngủ phù hợp với bản thân, bạn nên thử ngủ và tính thời gian mỗi đêm xem, vào mỗi buổi sáng ngày kế tiếp bạn cảm thấy thế nào sau từng ấy tiếng đi ngủ? Và nếu bạn bị miss giấc ngủ, dưới đây là một vài cách để bù đắp lại nó.
– Ngủ ngắn khoảng 20 phút vào trưa hoặc đầu giờ chiều. (Ngủ trưa là rất rất quan trọng cho nên đừng cố chấp tin mấy dòng self help mà ngược đãi bản thân bằng cách không ngủ trưa nhé)
– Ngủ nướng vào cuối tuần nhưng đừng nhiều hơn 2 giờ so với ngày thường.
– Ngủ nhiều hơn vào một hay hai đêm sau ngày thức đêm muộn hoặc thức trắng.
– Đi ngủ sớm hơn vào đêm tiếp theo.
– Đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi ngày đến khi bạn đạt được thời gian ngủ hoàn hảo.
– Đoán xem thứ gì hay thói quen gì giữ bạn thức muộn và thử thay đổi nó.
– Đảm bảo phòng ngủ đủ tối và nhiệt độ vừa phải.
– Tốt nhất là giữ thiết bị điện tử cách càng xa càng tốt
Cuộc sống ngày càng khó khăn và nhiều áp lực, hãy đối xử với bản thân tốt hơn bằng những giấc ngủ sâu và êm ái. Cơ thể và trí óc của bạn đều cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi mà.
nguồn: healthline
