Những tìm kiếm Google của tôi trên một thiết bị xuất hiện ở quảng cáo Facebook trên một thiết bị khác như thế nào vậy nếu các thiết bị hoàn toàn không được kết nối với nhau?

Tình huống thế này: Tôi có một chiếc laptop dùng cho công việc và một chiếc điện thoại Android. Tôi tìm kiếm một vấn đề rất bí mật và cụ thể trên laptop và rồi nó xuất hiện ở quảng cáo trên app Facebook của tôi. Điều đáng ngạc nhiên là: Không có kết nối nào giữa các thiết bị, tôi không sử dụng bất kì tài khoản email cá nhân hoặc mạng xã hội nào trên laptop công việc vậy nên không có hồ sơ nào kết nối tôi với điện thoại, tôi cũng không hề kết nối điện thoại của mình với mạng ở nơi làm việc. Làm thế nào mà họ gần như đã ngay lập tức lựa chọn quảng cáo về những thứ tôi tìm kiếm ở laptop trên điện thoại của tôi vậy? Xin hãy nhớ rằng những quảng cáo ấy vô cùng cụ thể và chắc chắn đây không phải trùng hợp.

_____________________

u/Jimbondo88 (21 points)

Bạn có đăng nhập vào Google Chrome trên cả hai thiết bị không?

>u/predictingzepast (14 points)

Yeah, tôi cũng thấy phiền. Tôi đã tìm kiếm một vài thứ trên máy tính công việc, sau đó thấy quảng cáo sản phẩm y hệt trên điện thoại của mình.

Không có kết nối đăng nhập nào vì tôi không thể dùng email cá nhân hay đại loại vậy ở nơi làm việc.

>>u/EasternSons (10 points)

Đúng vậy. Cái quái gì thế nhỉ?

>>>u/jeo188 (10 points)

Tôi từng trò chuyện bình thường với anh họ tôi rằng “Chúng ta nên mua một bộ lọc trà” và một vài phút sau tôi nhận được quảng cáo bộ lọc trà. Tôi thề rằng tôi không hề Google hay làm bất kì thứ gì liên quan.

>>>>u/Carfiter (8 points)

Nhưng bạn đang quên rằng quan hệ nhân quả khác với quan hệ tương quan. Có thể thứ thôi thúc bạn muốn mua một bộ lọc trà cũng là nguồn gốc tạo nên quảng cáo đó. Chúng ta hãy cùng phân tích từ “có thể”.

Google (chúng ta đang lấy họ làm ví dụ nhưng nó có thể là bất kì công ty marketing nào khác) đã nhận thấy rằng những người click vào xe hơi màu xanh nhiều hơn màu đỏ trong tháng Năm, sử dụng trích dẫn trong các cuộc trò chuyện trên Internet, sống tại San Francisco (đây là địa điểm của viễn cảnh này) bị thu hút bởi quảng cáo bộ lọc trà vào những ngày lạnh lẽo cuối xuân. Cuối xuân tới và bạn là người được chọn. Bạn được cung cấp những quảng cáo, nhưng bạn không nhận ra vì ở thời điểm này, bạn chỉ tiếp thu quảng cáo trong tiềm thức (sự sắp đặt sản phẩm và quảng cáo bạn không quan sát một cách có ý thức, ví dụ như ở nội dung được tài trợ). Trong trường hợp này, quảng cáo hiệu quả bạn thấy là một vài nội dung được tài trợ trên Yahoo về công dụng chữa mụn của trà lọc. Ý tưởng về một thứ như vậy không khơi dậy sự quan tâm của bạn ngay nhưng thông tin đã được lưu lại. Não bộ bạn ngầm xử lí thông tin này và ồ, bật ra ý tưởng mua một bộ lọc trà. Nhưng bạn chưa dứt bỏ được các quảng cáo. Vậy nên lần thứ 50 quảng cáo bộ lọc trà hiện ra và lần này bạn nhận thức được nó. Có cảm giác quái lạ, dù đây là lần đầu tiên bạn nhận thức được 1 trong 50 quảng cáo đó, nhưng 49 lần khác đã làm phép suốt quãng thời gian.

Bạn có thực sự nghĩ rằng các thuật toán marketing phụ thuộc vào những ý tưởng đơn giản như “những người bị ám ảnh về sức khỏe sẽ thích nước trái cây”? Nó vô cùng phức tạp. Thuật toán marketing của riêng Google thật ra được coi là bản mẫu trí thông minh ảo trong nhiều trường hợp

>>>>>u/jeo188 (4 points)

Tôi đồng ý với giải thích của bạn. Nhưng điều tôi muốn nói là, tôi không bị thôi thúc mua một bộ lọc trà, mà là một bộ lọc trà MỚI, vì cái mà tôi có đã rỉ sét rồi.

Có thể như bạn đã đề cập, tôi có hứng bắt đầu thói quen uống trà từ một quảng cáo, và thuật toán làm công việc của mình, tính toán thời điểm thích hợp để đưa quảng cáo bộ lọc trà xuất hiện lại sau khi tôi đã mua một cái.

Là thế, hoặc là thằng cha Google quái đản đang nghe lén cuộc hội thoại của tôi. = .=

>>>>>>u/devnull90 (4 points)

Có báo cáo rằng Facebook đã làm thế, tại sao Google lại không?

http://www.independent.co.uk/…/facebook-using-people-s…

____________________

u/ReveilledSA (24 points)

Điện thoại của bạn có kết nối cùng mạng wifi với laptop không?

>u/EasternSons (18 points)

Không, tôi chỉ sử dụng mạng di động, không phải mạng của công ty.

>>u/dcpdev (1 point)

Đây là lúc mà dữ liệu ta giao cho Google trở nên đáng sợ.

Như bạn có thể đã nhận thức rõ, Google hiểu khá rõ về những thông tin cá nhân của bạn. Google cũng biết điện thoại của bạn. Và điều “thú vị” bắt đầu. Google biết vị trí của bạn dựa trên mạng Wi-Fi khả dụng, cơ bản là ngay khi có ai đó vào mạng với GPS được bật (ví dụ như Wi-Fi công sở, mạng lân cận xung quanh). Dựa trên số lượng và vùng bao phủ của các mạng mà vị trí này có thể chính xác đến ngạc nhiên. (Ở tòa nhà công ty tôi Google có thể ước tính vị trí không qua GPS chính xác tới từng phòng họp)

Dựa trên những gì chúng ta đã đề cập, Google rõ ràng biết vị trí và dữ liệu của bạn trên một thiết bị làm việc và khi nào bạn ở đó.

Giờ họ về cơ bản chỉ cần tập hợp lại để kết nối những điểm dữ liệu đó.

Đây thực ra có thể là một vấn đề bảo mật nghiêm trọng. Tôi biết vài trường hợp các giao dịch của công ty lớn bị rò rỉ bởi quảng cáo được cá nhân hóa. Tôi (khá rõ ràng là) không thể chia sẻ bằng chứng hay ví dụ chính xác, vì dạng thông tin này thông thường nằm trong thỏa thuận bảo mật.

_____________________

u/456spring (124 points)

Trên điện thoại Android, Google có thể truy cập tất cả thông tin của bạn – số điện thoại, tên, danh sách liên hệ, thông số thiết bị, vân vân. Thực tế là, nó có thể đang truy vết vị trí vật lý của bạn, ở cả mạng có dây và không dây.

Trên laptop, bạn có thể có danh sách liên hệ, vị trí, mạng truy cập, lịch sử duyệt web giống như vậy.

Việc so sánh tất cả thông tin ấy đem lại xác suất cao rằng đó là cùng một người. Chào mừng đến với lĩnh vực học máy.

Một vài gợi ý tìm hiểu thêm nếu bạn thấy vô cùng tò mò:

Dữ liệu lớn: Một cuộc cách mạng sẽ biến đổi cách chúng ta sống, làm việc và suy nghĩ

https://www.amazon.com/…/ref=cm_sw_r_sms_c_api…

Hoặc,

Trong phức hệ: Cách Google suy nghĩ, làm việc và định hình cuộc sống của chúng ta

https://www.amazon.com/…/ref=cm_sw_r_sms_c_api…

>u/Discarded_Chicken (18 points)

Chính là đây. Có cả một ngành công nghiệp khổng lồ dựa trên việc truy vết bạn và đem quảng cáo tới cho bạn trên khắp các thiết bị và hệ thống. Họ hiểu về bạn nhiều hơn bạn nghĩ, và sử dụng hiểu biết ấy để nhận diện bạn một cách bí mật.

Họ đã đi xa tới mức “lấy vân tay” khi thu thập những cài đặt như độ phân giải màn hình hay trình duyệt ưa thích của bạn và lưu nó trong một hồ sơ để họ có thể tìm ra bạn sau này. Điều này rất thú vị và có thể khá rùng mình. 

>u/Mjolnir2000 (5 points)

Dẫu vậy Facebook sẽ không sử dụng AdMob (hay bất kì giải pháp quảng cáo trên điện thoại nào của Google) – Facebook sẽ sử dụng mạng lưới quảng cáo của riêng mình. Tôi nghĩ rằng có thể họ phải sử dụng Facebook trên laptop vào lúc nào đó để Facebook có thể thu thập được dữ liệu truy vết hữu ích.

>>u/[deleted] (2 points)

Các mạng lưới quảng cáo có thể chồng chéo nhau, dữ liệu người dùng có thể được giao dịch giữa chún. Tôi không biết họ làm thế nào, nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu họ không chia sẻ tất cả những dữ liệu này với nhau.

>>>u/Mjolnir2000 (2 points)

Google không bán dữ liệu người dùng, theo những gì tôi được biết, và họ chắc chắn rằng sẽ không bán nó cho đối thủ cạnh tranh trong thị trường quảng cáo.

>>>>u/[deleted] (0 point)

Thật ngây thơ. Họ không mất gì khi bán dữ liệu, mà ngược lại còn có thể thu lại nhiều dữ liệu hơn. Sẽ không có nhu cầu tiêu dùng với quảng cáo giống như các mặt hàng khác, vậy nên giúp đỡ “đối thủ cạnh tranh” sẽ không khiến họ thiệt hại chút nào, chỉ làm đôi bên mạnh hơn mà thôi. Quảng cáo không phải sản phẩm họ đang chào bán cho bạn trước khi Facebook làm thế. Bạn không thể nói với Google “đừng quảng cáo nữa, tôi đã xem bên Facebook rồi”. Quảng cáo mang lại lợi nhuận và việc có nhiều dữ liệu trên một người dùng càng làm cho quảng cáo hiệu quả hơn, thu lời nhiều hơn. Chốt lại, những mạng lưới quảng cáo lớn chia sẻ thông tin người dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *