MỘT GIA ĐÌNH CÓ 3 NGƯỜI CON, TẠI SAO ĐỨA CON THỨ 2 LUÔN CẢM THẤY BỊ BỐ MẸ XEM NHẸ?

Tôi là con gái, có một người chị và một người em trai, tôi thường cảm thấy bị xem nhẹ và không có cảm giác tồn tại. Từ nhỏ tới lớn đều như vậy, vì thế, tôi trở thành một người luôn tìm cách lấy lòng người khác, không dám phủ nhận điều gì. Để không bị mẹ mắng, tôi luôn cố gắng học tập (thực ra tôi vô cùng lười biếng), nhưng mẹ vẫn chỉ luôn như thế. Sau đó lớn hơn một chút, tôi cảm thấy chỉ khi kiểm tra ở top đầu, đỗ đại học, đỗ thạc sĩ hoặc những việc khiến mẹ tôi nở mày nở mặt thì mẹ sẽ quan tâm tới tôi hơn một chút. Nhưng dần dà, khi bà ấy quen với những thành công mà tôi không hề lấy làm thích thú ấy thì tất cả lại trở về vị trí ban đầu, tôi vẫn là đứa trẻ bị “ghét bỏ” khi xưa. Những lúc như này tôi lại nghi ngờ bản thân có phải con ruột không, nhưng vì bị ảnh hưởng bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, một đứa con gái như tôi chắc chắn sẽ không được nhận nuôi, tôi ý thức được điều này từ khi còn rất bé.

Thực ra hồi nhỏ, tôi chỉ muốn tranh giành sự yêu thương của mẹ mà ra sức thể hiện, nhưng lại chưa từng nghĩ rằng hành động của mẹ sẽ gây ra bóng ma tâm lí hay tổn thương gì tới tôi. Sau khi lên đại học, tôi cũng nghĩ thoáng hơn và hiểu ra không thể cứ mãi phục tùng, vì vậy, tôi bắt đầu phản kháng. Thứ em trai có tôi cũng muốn có, lúc đầu mẹ dường như cũng để ý đến cảm giác của tôi, nhưng dùng cách như vậy để đòi lại công bằng cũng kéo theo khoảng cách ngày một xa hơn giữa mẹ và tôi…

Cách “truyền bá tư tưởng” của mẹ tôi với con trai và con gái rất khác nhau, mẹ luôn nói con gái đã gả chồng là bát nước hắt đi. Lúc tôi đi học thì đã tiếp xúc với nhiều quan niệm, tư tưởng về nữ quyền, vì vậy, mỗi lần nghe thấy câu này của mẹ, tôi đều rất khó chịu, nhưng tôi không hề oán trách bà. Sau khi lớn lên, tôi đã nói ra những suy nghĩ này của mình với chị, chị tôi cũng đồng ý với tôi. Nhưng điểm khác nhau ở chỗ chị tôi là con cả, mọi chuyện đều được gia đình đặt lên trước tiên nên vô cùng được coi trọng. Chị tôi đã kết hôn, đôi khi có thể cảm nhận được điều đó từ những lời nói của mẹ tôi, nhưng khi so sánh với chị, tôi có thể nhìn thấy tôi trong lời nói của mẹ sau khi tôi kết hôn, thế nên tôi không hề có ý kiến.

Bây giờ tôi đã trưởng thành, tôi có thể tha thứ cho tư tưởng trọng nam khinh nữ của người lớn, cũng thấu hiểu hơn tình cảm mẹ con, cũng thân hơn với mẹ nhưng cảm giác bị coi nhẹ thì đa số mọi người đều sẽ thấy vô cùng khó chịu và buồn bã.

Có lẽ sẽ có người hỏi rằng tại sao chỉ nhắc đến mỗi mẹ mà không nhắc đến bố. Bởi lẽ, bố tôi thuộc mẫu người “phong kiến” điển hình, từ nhỏ tới lớn đều chưa từng quan tâm chúng tôi, trừ việc lo toan tiền nong. Ông bà nội ngoại qua đời từ khi tôi còn bé tí, vì vậy, mọi tình yêu thương của người lớn đều xuất phát từ mẹ tôi. Điều này là lí do tôi không hề oán trách mẹ không công bằng. Mọi người đều nói tình cảm giữa bố và con gái sẽ tốt hơn nhưng nhà chúng tôi thì không như vậy. Bố sẽ vì mẹ mà quan tâm em trai nhiều hơn, cho nên có lúc tôi thấy mối quan hệ trong nhà tôi thật kì lạ, có lẽ bắt nguồn từ mối quan hệ trong họ hàng. Nhà nội tôi chỉ có bố tôi là con trai út, ông nội cũng là kiểu người không bao giờ hỏi han về tình hình con cái. Cuối cùng, chồng của mấy bác gái đều là mẫu người lo toan việc nhà, ở nhà thì chăm sóc cho bác gái, các bác lại ra ngoài kiếm tiền. Có lúc tôi còn nghi ngờ việc này có liên quan gì đến cách nuôi dạy của ông bà nội không, các bác gái trước khi kết hôn đều không được quan tâm, lại phải gồng gánh trách nhiệm của gia đình (lúc đó nhà tôi vẫn còn làm nông), vì vậy, lúc kết hôn không hẹn mà cùng chọn người đối xử tốt với mình, hơn nữa lại không hề ghét bỏ mình. Các bác đều nói đó là số mệnh của con gái nhà chúng tôi. Nhưng tôi lại cho rằng đây rõ ràng là do chính mình quyết định. Có lúc tôi nghĩ rằng có phải tương lai mình cũng sẽ ở bên một người đàn ông như vậy, chỉ vì thiếu thốn tình yêu thương…. Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải tự làm mọi thứ một mình, không được làm phiền bất kì ai. Như vậy thì tôi sẽ không ỷ lại vào người khác, thế thì cũng sẽ không thấy thiếu thốn tình cảm. Những lúc tôi có thể kiên cường mà làm những điều đứa con gái khác không thể thì mẹ sẽ bảo tôi: “Con gái mạnh mẽ như thế làm gì? Đến lúc gả cho người ta thì người ta sẽ lo cho con không tốt sao? Đừng vất vả như mấy người bác của con.” Thực ra tôi chỉ muốn dựa vào chính bản thân để trải qua cuộc sống mà tôi muốn, để yêu bản thân vô điều kiện mà không cần phục tùng bất cứ ai.

Nói nhiều như vậy không phải là để than trách điều gì, mà chỉ là muốn nói ra suy nghĩ của mình mà thôi. Tôi muốn biết mối quan hệ trong gia đình đã dẫn đến cách nhìn nhận của tôi như vậy, hay là do tôi đã quá hẹp hòi?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *