𝐓𝐡𝐚 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐡𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭?

Sau khi xem một bài báo trên KY về “tha thứ”, có câu “Tại sao phải tha thứ? Tôi không tha thứ. Có lúc, tha thức không phải một loại tâm lý khỏe mạnh”, tôi có một số cảm nhận. Bài này không phải thực sự trả lời câu hỏi “tha thứ là tốt hay không?” , mà chỉ là mượn câu hỏi này để suy ngẫm về một vấn đề tâm lý thông thường.

Đối với câu hỏi “tha thứ là tốt hay không tốt” , tôi có một chút hiểu biết, bởi vì ở khóa học thạc sĩ của Alibaba, giáo sư Francesca Righetii là một nhà nghiên cứu về các mối quan hệ thân mật đã nhắc đến vấn đề này.

Đối với cá nhân tôi, tôi cho rằng “có lúc không tha thứ tốt cho sức khỏe tâm lý”. Nhưng tôi thấy, nội dung chính của bài báo trên KY không nắm bắt được những nghiên cứu trọng tâm nhất chứng minh quan điểm này.

Giáo sư James K. McNulty ở đại học bang Florida đã thực hiện một số nghiên cứu về “đôi lúc tha thứ cho bạn đời không tốt cho sức khỏe tâm lý”. Năm 2011, trong nghiên cứu theo chiều dọc về “Mặt tối của tha thứ” cho thấy, trong những năm đầu kết hôn, tính công kích về tâm lý và sinh lý của cặp vợ chồng có xu hướng giảm; và nếu như một trong hai cặp đôi mới cưới cho biết bạn đời của họ thường xuyên tha thứ, tính công kích về tâm lý và sinh lý của người còn lại sẽ duy trì ổn định trong vài năm (McNulty, 2011). Sau đó McNulty lại phát hiện, sự hòa hợp trong mối quan hệ trong tính cách người làm sai có ảnh hưởng đến hiệu quả của sự khoan dung, nghĩa là đối với người làm sai có sự hòa hợp cao, sự khoan dung có thể làm giảm xu hướng tái phạm trong tương lai; ngược lại, đối với người làm sai có sự hòa hợp thấp, sự khoan dung sẽ làm tăng xu hướng tái phạm trong tương lai. (McNulty & Rusell, 2016)

Murray và cộng sự (2015) cũng đưa ra lời giải thích tương tự về việc duy trì các mối quan hệ: trao niềm tin cho người yêu phải phù hợp với tính nguy cơ của người yêu (như tự tôn thấp, lo lắng xa cách, rối loạn thần kinh, tự hại,v.v.). Nếu như bạn là một người yêu “an toàn”, sự khoan dung có thể giảm bớt các mối đe dọa mối quan hệ. Nếu như người yêu có tính nguy cơ cao, vậy thì càng ít khoan dung, càng nhiều yêu cầu, đòi hỏi thay đổi sửa chữa, có thể có lợi cho việc giảm nguy các mối nguy hiểm trong mối quan hệ. Đắc biệt là, phụ nữa không có sự tin tưởng với người yêu có tính nguy cơ cao, nhưng sẽ không làm giảm hạnh phúc của họ như trong các mối quan hệ khác.

Không tha thứ chính là việc thúc giục người làm sai thay đổi sửa chữa, nó cũng phù hợp với thuyết tiến hóa tâm lý của sự trả thù và sự khoan dung. Sau khi làm sai, báo thù là một loại thủ đoạn có hiệu quả để cho người phạm tội nhận ra hành vi sai trái của mình có ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân họ, mà chắc năng thích ứng của sự khoan dung có vai trò quan trọng giúp người bị tổn thương duy trì mối quan hệ, tăng cường mối quan hệ tương hỗ hi mà người làm sai là người yêu hay có quan hệ ruột thịt ( McCullough, Kurzban, & Tabal, 2013). Do đó, sẽ tồn tại một loại cân nhắc thích ứng.

Bây giờ chúng ta cùng xem xét bài phân tích và đánh giá tổng hợp của trong KY (Akhtar & Barlow, 2018). Bài báo này thực chất là đề cập đến hiệu quả của  “liệu pháp tha thứ”, như là một phương pháp trị liệu tâm lý, nó lấy tha thứ làm trọng tâm, nhưng lại bao gồm một loạt sự tham dự của nhận thức, hành vi, bao gồm giúp thân chủ (người bị hại) nhận ra tâm lý phòng vị, hiểu và đồng cảm với người làm sai, khám phá lại tính tích cực của sự việc làm sai và tìm kiếm sự tha thứ thích hợp v.v. Phân tích tổng hợp cho thấy liệu pháp chữa trị này có tác động tích cực đến nhiều khía cạnh của sức khỏe tâm lý, có tác dụng thúc đẩy trạng thái tha thứ và tính chất tha thứ. Nhưng điều này không đủ để chứng minh trong tất cả trường hợp, chỉ cần khoan dung là sẽ mang đến hiệu quả tích cực.

Đặc biệt, dù là người ủng hộ “nên tha thứ” hay “không tha thứ” khi tìm kiếm số liệu ủng hộ quan điểm bản thân, họ điều thiên về việc tìm kiếm số liệu ủng hộ cho quan điểm, niềm tin và giá trị quan của bản thân. Các nhà nghiên cứu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố chủ quan này. McNulty (2012) coi sự nhấn mạnh tha thứ trong tâm lý học là chịu ảnh hưởng của tư tưởng tâm lý học tích cực, mà ông cho rằng – có một cách nhìn theo ngữ cảnh có ý nghĩa hơn – càng không có nhân tố nào có lợi cho con người, tất cả các nhân tố đều tác động đến tâm lý, đều cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể. Đây là tiếng nói chống lại tâm lý học tích cực, còn có một tiếng nói khác, là có các nhà chủ nghĩa tâm lý học cho rằng tâm lý học tích cực đã đơn giản hóa quá mức khi đưa ra hướng dẫn “làm thế nào có thể sống tốt trong xã hội hiện đại” , cuộc sống không chỉ hướng lợi tránh hại, mà cuộc sống cũng cần phải có cả sự phức tạp, đau khổ… Đến đây thôi, tạm thời không đi sâu vào vấn đề này nữa.

Dù là nghiên cứu khoa học hay khoa học đại chúng, chúng tôi đều hướng đến khách quan, trung lập, nhưng trong tâm lý học, đặc biệt là trong tâm lý học xã hội, rất khó để thực hiện điều này. Có lẽ những gì chúng ta có thể làm được là xây dựng quan điểm, niềm tin, giá trị quan dựa trên luyện tập tư duy phản biển và số liệu thực tế, sau đó chia sẻ chúng. Nhưng có một điều tôi nghĩ là quan trọng – không thể coi đơn giản hóa vấn đề, không thể dành hết sức để đưa ra câu trả lời có hoặc không đơn giản.

Quay lại câu hỏi “tha thứ rốt cục tốt hay không”, có mối quan hệ cốt lõi trong bài thảo luận này, liệu sức mạnh truyền thông có lan truyền quá mức các khái niệm, niềm tin và giá trị quan; điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến công chúng. Theo tôi, miễn là có cơ sở, có đưa ra quan điểm là tốt rồi, sau đó mới có nhiều va chạm đến các quan điểm khác nhau, thảo luận từ nhiều hướng mới có thể thể hiện được ý nghĩa của tâm lý học.

Theo thuyết tiến hóa và lý thuyết trò chơi, tha thứ là kết quả của sự cân nhắc: sự hợp tác trong tương lai bị giảm bớt do báo thù có thể mang lại lợi ích hơn là những tổn hại của người làm sai sẽ mang đến sau đó. Cho nên xu hướng khác biệt trong cân nhắc giữa các cá nhân cũng phản ánh những biểu hiện tha thứ khác nhau.

Mà cảm giác “cảm thấy tâm lý tốt hơn” của sự tha thứ đem lại, một mặt có thể duy trì được sự hợp tác trong tương lai, các mối quan hệ tương hỗ mà không bị phá vỡ; mặt khác mang đến lợi thế về nhận thức và hành vi trong “liệu pháp tha thứ”. Nói cách khác, người có xu hướng thường tha thứ có thể cho nhìn nhận hành vi làm sai đó theo một cách thức tốt hơn, họ có thể thấu hiệu người làm sai, đối với việc làm sai có sự diễn giải tích cực, tâm lý phòng vệ sẽ thấp hơn; đồng thời họ có thể có kỹ năng giao tiếp tốt với người làm sai. Những điều này đều dẫn đến “tâm lý càng khỏe mạnh hơn” của họ.

Cho nên “tha thứ tốt cho sức khỏe tâm lý” còn cần xem xét kĩ càng hơn, sức khỏe tinh thần của những người có xu hướng tha thứ, hay trải qua “liệu pháp tha thứ” có thể thay đổi nhận thức và hành vi của họ nhưng không có nghĩa một người trước đây không tha thứ, ép họ phải tha thứ mới có sức khỏe tâm lý tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *