Lão cô nghe được những lời đàm tiếu sau lưng, lau nước mắt: “Trên người ta làm gì có con mèo yêu nào, ta chẳng qua không muốn bỏ lỡ chàng ấy nên mới mượn lá gan của mèo yêu”.
Dựa vào nhan sắc của mình, lão cô vẫn có thể tìm được một gia đình tốt. Nhưng hai người chú của anh thợ rèn không để cô tái giá. Cô ấy đi rồi, sẽ không có ai chăm sóc cho đứa nhỏ, mà nếu mang cả đứa nhỏ đi thì họ sẽ mất người lo hương hỏa sau này. Có lẽ lão cô cũng không đành xa con nên đã ở lại.
Nửa năm sau, lão cô bị hai chú bắt tại trận khi đang ở cùng một người đàn ông. Người đàn ông đó là anh em kết nghĩa của chồng lão cô khi còn sống. Anh ta là người n.ghiện r.ượu nên được đặt biệt danh là “Bã r.ượu”. Vài người nhiều chuyện nén hỏi Bã r.ượu: “Một người thợ rèn còn không đối phó nổi mèo yêu, anh không sợ sao?”
Bã r.ượu vạch tà áo trước ngực, để lộ ra chi chít những vết cào đỏ ửng: “Khí chất mạnh mẽ, bỏ mạng dưới hoa mẫu đơn, làm quỷ vẫn phong lưu” Bã r.ượu đắc thắng nói. (nguyên văn là “牡丹花下死,做鬼也风流” ý là nếu c.hết trong tay người đẹp thì vẫn đáng)
Mọi người đều cho rằng miêu yêu lão cô không thay đổi tính nết mà dụ dỗ Bã r.ượu.
Sau này, trong một lần say r.ượu, chú anh thợ rèn đã buột miệng nói ra họ và Bã r.ượu đã thương lượng với nhau, để Bã r.ượu đi tìm lão cô, sau đó bọn họ dàn dựng đến bắt gian tại trận. Như vậy thì danh tiếng của lão cô bị hủy, muốn tái hôn cũng không được. Khi ông chú nói ra sự thật, thì lão cô cũng sống với tên Bã r.ượu được hai, ba năm rồi. Trong hai, ba năm này, trên người Bã r.ượu cũng không hề có một vết cào trên da. Lão cô và hắn thường xuyên cãi nhau. Sau khi cãi xong lão cô đều la rát cả cổ họng: “Đồ vô nhân tính nhà anh, không sợ mèo yêu trên người tôi khắc c.hết anh sao?”
Hàng xóm khuyên can lão cô: “ Không chịu được thì cũng bỏ đi, chúng tôi cũng sẽ coi như không nghe thấy gì”.
Lão cô bèn nói: “ Đợi con trai trưởng thành và lập gia đình rồi thì tôi sẽ ổn thôi”
Cô sợ con không có cha, sẽ bị những đứa trẻ khác bắt nạt.
Cuối cùng thì miêu yêu của lão cô cũng không khắc c.hết được Bã r.ượu. Trong một lần uống quá nhiều r.ượu đã trượt chân rơi xuống miệng giếng mà người ta chưa kịp bịt lại.
Mặc dù khi đó ai ai cũng nói lão cô là mèo yêu, trước mặt người khác mang hình dạng con người. Đến khi tới mùa hoa cải nở, cô ngắt một bông hoa cài lên đầu, hỏi người ta mình có đẹp không.
Sau khi con trai lão cô lớn lên, bà mới dần dần lộ ra dấu vết của mèo. Chính xác mà nói , là sau khi con trai cưới vợ, lão cô mới lộ nguyên hình mèo yêu. Có một lần, một ông già trặc tuổi lão cô đên nhà bà. Sau khi ngồi xuống uống vài ngụm trà, con dâu của lão cô đột nhiên xông vào, sắc mặt lạnh lùng nói: “Mẹ đã từng này tuổi rồi mà vẫn không thay đổi được tính nết của mèo, vẫn muốn dụ người khác về nhà sao?”
Lão cô nghe con dâu nói như vậy, sợ hãi nhảy xuống ghế, phát ra âm thanh “meo meo” của mèo.
Con dâu nói với người kia, mẹ chồng sau khi nhảy lên ghế, lông tóc đều dựng đứng cả lên, đồng tử trong mắt thì biến nhỏ lại, đuôi dựng thẳng ra phía sau. Lão già kia thấy vậy thì rất hoảng sợ, chén trà trong tay cầm không chắc, rơi xuống đất vỡ tan tành.
Từ sau lần đó, lão cô ngày ngày n.hốt mình trong căn phòng tối. Đến khi ăn cơm, con trai sẽ mang một bát cơm và ít thức ăn đến, cũng không vào phòng mà chỉ để ngay ở ngưỡng cửa rồi đặt đôi đũa lên trên. Giống như cúng bái vậy, nhưng cũng chẳng khác gì là cho mèo ăn. Lão cô ăn xong lại đặt bát đũa về chỗ cũ, con dâu sẽ rửa riêng với những bát đũa khác. Cái bát và đôi đũa ấy là vật dùng riêng của lão cô. Sau đó, đôi đũa bị mất, con trai lão cô rút trong giỏ đũa ra một đôi mới lại bị vợ ngăn lại.
“Đũa trong nhà đã không đủ dùng rồi”. Cô con dâu nói.
“Nhưng ăn cơm không thể không có đũa được”. Anh con trai đáp.
“Em thấy là do mẹ anh cố tình vứt đi rồi”
“Làm sao có thể như thế được chứ”
“Mẹ anh là do mèo biến thành, anh đã thấy con mèo nào dùng đũa ăn cơm chưa?”
“Lúc trước bà ấy luôn dùng đũa mà”
“Đó là do lúc đó bà ấy vẫn muốn giả làm người nên mới miễn cưỡng dùng đũa. Bây giờ không cần giả nữa, cũng cầm không nổi đôi đũa. Đã mấy lần em nhìn thấy bà ấy dùng tay bốc cơm ăn rồi đấy.”
“Sao anh chưa thấy bao giờ?”
“Ở trước mặt anh, bà ta vẫn muốn giả làm người còn ở trước mặt em thì hiện rõ nguyên hình.”
Cô con dâu cầm lấy đôi đũa bỏ lại vào giỏ.
Kể từ đó, mang cơm đến cửa phòng lão cô cũng chẳng có đôi đũa nào. Lần này thì không khác gì cho mèo ăn. Lão cô ăn xong, còn dùng lưỡi để liếm phần cơm còn xót lại trong bát, giống y chang con mèo nhà bên cạnh. Còn mèo nhà bên thường xuyên không được ăn no, hàng xóm cố ý bỏ đói nó, sợ rằng nó ăn no rồi thì không chịu bắt chuột nữa. Khi đó người ta nuôi mèo, mục đích chủ yếu là để bắt chuột.
Vào ban đêm, lão cô thường xuyên kêu “meo meo” trong phòng. Anh con trai bị đánh thức, sốt ruột đến cửa phòng lão cô la lớn: “Bà già này, bà kêu cái gì?”
Lão cô trong phòng cất tiếng trả lời: “Chuột chạy trên mái nhà, mẹ kêu để dọa chuột thôi”
Anh ta trở về giường thì vợ lầm bầm: “Bà mẹ già của anh đang nhớ hơi đàn ông rồi, khi mèo mà muốn chuyện đó thì sẽ kêu, thật không biết xấu hổ”.
“Bà ta nói đang dọa chuột trên mái nhà”
“Lừa ai cơ chứ”
Từ khi người nhà coi lão cô như mèo, những người khác lại càng tin bà đúng là mèo. Những đứa trẻ nghịch ngợm còn thường hay ném chuột c.hết vào cửa sổ phòng bà. Có người còn nói, nhìn thấy lão cô trong đêm tối, hai mắt sáng quắc, nhảy vọt qua một cách nhẹ nhàng, người vươn dài, không phát ra lấy một tiếng động. Có người còn nói, thỉnh thoảng bắt gặp một chàng trai trẻ, nhân lúc trời tối, đi từ cây cầu bắc qua sông ngay cổng làng tới. Kì lạ là, từ trước tới nay, tôi chưa từng thấy hình dáng lão cô biến thành mèo, giống như tôi chưa từng gặp con ma nước mà ai ai cũng sợ kia. Nhiều khi, tôi đến cạnh bờ suối, nhìn thấy rất nhiều bong bóng nổi lên mặt nước, tưởng rằng con ma dưới nước sắp ngoi lên rồi nhưng cuối cùng lại không có.
Bà ấy không phải lão cô của tôi, vậy tại sao tôi lại gọi bà là lão cô ư? Bởi vì lúc nhỏ tôi gầy gò ốm yếu, mà cũng vì bát t.ự mà không thể lại gần sông nước, phải nhận một người làm cha nuôi để hóa giải. Nhờ bà ấy giới thiệu mà bái được một người câm của làng Họa Mi làm cha nuôi.Theo như lời của lão cô, người câm không thể nói chuyện, cũng chưa từng học ngôn ngữ ký hiệu. Ông ấy sẽ không bao giờ tiết lộ bí mật của con người và trời đất, vì vậy là người có phúc. Phúc khí của người cha câm sẽ bảo vệ cho tôi được bình an vô sự. Mẹ tôi tin lời bà ấy, lúc tôi còn đang quấn tã đã ôm đến bái người câm kia làm cha nuôi. Vì vậy mà mẹ bảo tôi phải gọi bà ấy là lão cô. Cha nuôi gần giống như cha ruột, bà ấy cũng gần như trở thành cô của tôi, mặc dù không có quan hệ huyết thống.
Khi cha nuôi tôi mất, người đau lòng nhất không phải người nhà ông mà là lão cô. Người ta hỏi lão cô: “Bà khóc thương tâm như thế làm gì?”
Lão cô nói:” Ông ấy thật khổ. Cả đời không thể nói ra một câu, bao nhiêu điều đều ôm cả trong lòng”
Khi lão cô mất, tôi đang đi du học, không nhận được tin tức. Nghe người ta nói, trước khi lão cô mất, con trai có hỏi bà ấy: “Mẹ còn điều gì muốn nói nữa không?” ý là muốn hỏi bà ấy có lời trăng trối không.
Lão cô rơm rớm nước mắt: “Lúc nhỏ bị ngã trên núi, lăn từ đỉnh núi xuống suýt c.hết. Nằm dưới chân núi mẹ đã nghĩ, nếu như bây giờ mà c.hết thì thật nuối tiếc, còn rất nhiều chuyện muốn làm mà chưa làm. Những chuyện chưa dám làm trước đây, bây giờ đã hiểu, không thể đợi đến lúc c.hết rồi mới hối tiếc. Mẹ đã lừa cha con đến cánh đồng hoa cải…Nếu như mẹ nói là cố tình thì sau này làm sao làm người được nữa? Chỉ có thể nói là do mèo yêu mượn thân x.ác. Thật không ngờ, cả đời này mẹ đã phải làm một con mèo, không thể thành người….”
—END—