Nếu như ở nhiều nước, hệ thống bãi đỗ máy bay trực thăng trên nóc toà nhà đã trở nên phổ biến thì tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Nếu như TP. Hồ Chí Minh nổi tiếng với bãi đỗ trực thăng ở tầng thứ 50 của toà tháp Bitexco thì những bãi đỗ trực thăng còn lại lại ít được biết đến.
Mục đích của bãi đỗ máy bay trên nóc toà nhà, trước hết phục vụ chính toà nhà trong việc cứu hộ cứu nạn trong các trường hợp đặc biệt. Sau nữa, nó phục vụ cho an ninh quốc phòng và bảo vệ các yếu nhân.
Với những mục đích trên, thì việc có một bãi đỗ máy bay trực thăng trên nóc các toà nhà cao tầng là hết sức cần thiết. Nhưng cho đến thời điểm này, số lượng các sân bay trực thăng trên nóc nhà tại Việt Nam ít được nhắc đến.
Theo giới chuyên gia, việc một tòa nhà có thiết kế vị trí cho sân bay trực thăng là nằm trong thẩm quyền của Bộ Xây dựng, nhưng việc lắp đặt các thiết bị và sân bay trực thăng lại nằm trong thẩm quyền của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bởi lẽ, việc thiết kế toà nhà có thêm sân bay sẽ kéo theo các giải pháp về mặt kỹ thuật, kết cấu và sự an toàn cho chính toà nhà và cuộc sống người dân. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng.
Theo thống kê sơ bộ của BizLIVE, năm 2014 cả nước có khoảng 13 sân bay trực thăng được thiết kế trên nóc các tòa nhà cao tầng.
Theo VietNamnet – 2014.
Ảnh : instargram.
