“𝑂̛̉ 𝑛𝑜̛𝑖 𝑥𝑎, 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝑘𝑖̀ 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜̛̀ 𝑎𝑖 đ𝑜́ 𝑘ℎ𝑎́𝑚 𝑝ℎ𝑎́” – 𝐶𝑎𝑟𝑙 𝑆𝑎𝑔𝑎𝑛.
Vào mùa hè năm 1977, NASA đã phóng hai tàu không gian Voyager 1 và 2 ra khỏi quỹ đạo trái đất. Điểm đặc biệt của những con tàu này là chúng đều chứa một chiếc đĩa thu đặc biệt được chế tạo bởi các kĩ sư NASA mang tên Voyager Disk
. Nằm trong những chiếc đĩa chỉ rộng khoảng hai gang tay đó là những kiến thức tinh túy nhất, tượng trưng cho hàng triệu năm lịch sử của loài người. Hãy cùng Wfacts tìm hiểu về quá trình chế tạo đầy kì công và không kém phần thú vị của chiếc đĩa than này nhé
Nên nhớ, hồi đó không tồn tại những chiếc IPhone, USB có thể lưu trữ hàng GB để lưu bài tập của bạn (và vài thứ khác) vì đĩa than, một trong những cách mã hóa thông tin tiên tiến nhất của con người thời đó cũng chỉ lưu trữ được tối đa khoảng 200 MB trên mỗi mặt đĩa. Kể cả sau khi sử dụng những cách tiên tiến, gây hại não nhất thời điểm đó để upgrade bộ nhớ, chiếc đĩa được NASA sử dụng cũng chỉ đạt tối đa 600MB, hay 90 phút nội dung
. Vậy làm sao chúng ta có thể mô tả toàn bộ loài người trong khoảng thời gian tương đương một bộ phim chiếu rạp
Đây quả là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, vì thế NASA đã lựa chọn giáo sư Carl Sagan và đội ngũ của ông để đưa những thông tin phù hợp nhất, có thể giúp miêu tả toàn bộ nhân loại vào trong chiếc đĩa
.
Lúc đầu, họ định chỉ dùng những hình ảnh đại số và hình học, nhưng họ thấy như thế là chưa đủ
. Vì vậy họ đã thêm vào âm nhạc và những tiếng nói xung quanh để truyền tải loài người cho những sự sống xa xôi. Mở đầu đĩa là lời chào đến từ 55 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, trong đó có cả tiếng Việt
. Tiếp đó là những âm thanh trong thiên nhiên, tiếng mưa lất phất, tiếng gió vi vu, tiếng chim ca thánh thót của chim,…, những âm thanh bản năng nhất của chúng ta, như tiếng cười của một đứa trẻ hay tiếng tim đập thình thịch của một chàng trai khi chuẩn bị cầu hôn cô gái của anh
. Xen giữa đó là những tác phẩm âm nhạc du dương từ cổ điển đến hiện đại. Ngoài âm thanh ra, Carl Sagan và đội ngũ cũng thêm vào những hình ảnh về cuộc sống trên trái đất
, trong đó có hình ảnh những đưa trẻ thuộc những chủng tộc khác nhau cùng nắm tay xung quanh quả địa cầu – hình ảnh tượng trưng cho sự hòa bình của thế giới, và tấm ảnh thầy giáo dạy chữ cho học trò – một sự công nhận về tầm quan trọng của giáo dục. Những bước phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật cũng được thể hiện qua hình ảnh bàn tay chụp X-quang của một người phụ nữ
Hiện tại, hai con tàu Voyager 1 và 2 đang là hai vật thể nhân tạo cách xa Trái Đất nhất, cách xa hành tinh chúng ta lần lượt là 21,2 triệu km và 17,7 triệu km và đã rời khỏi Hệ Mặt Trời. Với tuổi thọ của 2 chiếc đĩa lên tới 5 tỉ năm, chúng ta có thể hi vọng trong tương lai, một nền văn minh nào đó sẽ biết tới sự tồn tại của chúng ta
Có quan điểm rằng sau voyager 1 & 2, NASA phải dừng tham vọng gửi tín hiệu từ trái đất ra xa vũ trụ bởi lo sợ rằng khi nhân loại còn chưa có cách để tiếp cận văn minh ngoài vũ trụ mà những thực thể đó đã có khả năng đón nhận và tiếp cận ngược lại trái đất thì điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm nếu họ đến được trái đất với sự vượt trội về sức mạnh và khoa học công nghệ. Khi đó trái đất sẽ bị thôn tính bởi người vũ trụ. Nó không khác gì việc người da trắng khai phá những thuộc địa và nô lệ hoá người bản địa trong thời kì khai sáng (enlightenment). Và ở đây thì người “được khai sáng” chính là địa cầu này 😵💫