THUYẾT CĂNG THẲNG CHUỖI XÃ HỘI

Điều gì khiến một người dễ dàng đi vào cuộc sống bế tắc?
Điều gì khiến một người dấn thân vào con đường sống trái đạo đức và thậm chí là trái pháp luật?
Có những người chọn con đường m nghiện ngập hoặc c.ờ bạ.c, l.ừa đả.o, g.i.ế.t người c.ướ.p của,vv..tuy nhiên, có thể không phải họ sinh ra đã vậy.
Mà theo thuyết này, thì chính những vấn đề nảy sinh trong quá trình sống và phát triển bản thân, biến cố khiến họ thành ra như thế.
Những vấn đề như xích mích, mâu thuẫn với các mối quan hệ; hay mất đi công việc của họ; nơi làm việc bị phá sản hoặc các cú sốc trong gia đình,.. đẩy họ thành một người mất đi động lực và khao khát hướng đến cuộc sống tươi đẹp mà họ từng có.
Điều gì thực sự thúc đẩy con người sống sai lầm và đi ngược lại với những quy chuẩn đạo đức?
Điều gì kìm hãm con người khỏi ánh sáng của kiến thức và ngăn chặn họ bước vào một cuộc đời của người tri thức, có đạo đức sống?
General strain theory (Robert Agnew) – tạm dịch ra là lý thuyết chuỗi căng thẳng xã hội, giải thích dễ hiểu hơn là khi những sự việc trong cuộc sống của một người bị căng thẳng thì sẽ kéo theo những tác động tiê.u cực khác trong quá trình sống của họ.
Những mảnh ghép tiê.u cực cứ thế lắp dần lắp dần vào cuộc đời họ.
Những căng thẳng này thường có mối liên kết giữa sự khó khăn về kinh tế (sinh ra trong gia cảnh khó khăn, sống trong một khu dân cư, làng xóm có sự thiếu cân bằng về dân trí, nhiều băng nhóm tộ.i phạ.m,..) , sự mất cân bằng trong tầng lớp xã hội (gia đình và địa vị thua kém người khác) , cảm thấy và phát sinh các ý nghĩ rằng có sự không công bằng trong đời sống sinh hoạt (Tại sao người khác lại có được những thứ mà mình không có? Tại sao mình không thể làm được những điều mà người khác có thể dễ dàng làm mỗi ngày?) .
Những điều này có thể kéo theo thất bại như: thất bại trong các mối quan hệ mà họ muốn trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu,.. dẫn đến sức ép tinh thần lớn thúc đẩy họ phải làm những việc trái với đạo đức, trái với quy chuẩn xã hội hoặc thậm chí là thực hiện các hành vi bạ.o lự.c, trái pháp luật.
(Lưu ý các thuyết thì chỉ là những điều được chứng minh bởi con người và tin tưởng hay không là tuỳ ở mỗi người, lý thuyết không phải là SỰ THẬT HIỂN NHIÊN và không phải luôn luôn đúng ở mọi hoàn cảnh.)
Ở bài viết này mình xin phép bàn luận về những căng thẳng xã hội từ lúc sinh ra có thể tác động vào các hành vi mà người đời gọi là “sống sai” như thế nào?
Ví dụ như tại sao người ta lại sự dụng chất kích thích mạnh như m.a tu.ý? Tại sao lại có bạ.o lự.c gia đình? Tại sao lại có những thanh niên thích dùng bạ.o lự.c và hở tí là đ.â.m ché.m người khác? Tại sao có những bạn nữ dễ dàng chửi mắng, sỉ nhục người khác; hoặc gây ra những hành vi thiếu suy nghĩ và huỷ hoạ.i bản thân?
Ví dụ như có nhiều người thực hiện hành vi tộ.i phạ.m như trộ.m cắ.p, lừ.a đả.o,.. nhằm trốn thoát khỏi hoàn cảnh căng thẳng kéo dài triền miên của họ (như là thiếu thốn kinh tế; hoặc có người thực hiện các điều tiêu cực, hay phạ.m tộ.i liên quan đến của cải vật chất).
Vì họ nghĩ rằng kiếm tiền bằng cách đó là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để thoát khỏi cuộc sống bế tắ.c hiện tại khi họ có một gia đình quá nhiều cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ như tại sao người ta lại có các hành vi đâ.m ché.m nhau, bạ.o lự.c liên miên? Vì người ta dùng các chất kí.ch thí.ch như rượ.u bi.a, thuốc l.á, m.a tu.ý hoặc mê đắm các chấ.t kíc.h thíc.h thần kinh có được từ bà.i bạc, c.á độ.
Tại sao người ta lại bị kéo vào bài bạ.c, c.á độ từ đầu?
Tại sao người ta lại dùng chất kíc.h thíc.h mà không chọn sống lành mạnh?
Chẳng phải đều là để trốn khỏi những cảm xúc tiêu cự.c và một cuộc đời thật quá đau đớn hay sao?
Một số người lao vào bạ.o lự.c giống như một cách họ đáp trả lại những cảm xúc không công bằng của cuộc đời họ, từ khi sinh ra họ đã cảm thấy cuộc sống của họ cay đắng hơn người khác.
Những suy nghĩ sai lầm xuất phát từ cảm xúc kiềm nén bên trong này ngăn chặn họ khỏi việc tiếp xúc với kiến thức, với sách vở, với những cách kiếm tiền hợp pháp.
Nó khiến họ không nhìn thấy được một cuộc sống sáng sủa hơn, nó chặn mất con đường tiến thân đến một cuộc đời độc lập và hạnh phúc, bình an. Nó chặn mất cơ hội thay đổi “chuỗi căng thẳng” của cuộc đời họ.
Vì những suy nghĩ như trên, kéo theo một loạt các hành vi có thể gây hiệu ứng domino tương tự, khiến họ như tự để chính mình lấn thêm vào vũng bùn của xã hội.
Như ở trên mình đã nói về những căng thẳng trong cuộc sống có thể kéo theo những căng thẳng khác, và nó giống như một chuỗi sự kiện tiêu cực khiến người ta trượt dài không lối thoát.
Có nhiều người xuất phát điểm của họ là thiếu kinh tế, nhà nghèo; nhưng lại có nhiều người sinh ra khá giả, và cái họ thiếu đôi khi là tình cảm và một gia đình thiếu kiến thức để định hướng con cái; hoặc họ có cái nhìn sai lệch về xã hội xung quanh => Những tư duy không lành mạnh khiến đứa trẻ lớn lên nghĩ rằng sống là không được tin tưởng người khác; và chỉ nên sống cho mình. Điều này khiến họ đủ ích kỷ hoặc thiếu đồng cảm, gây nên các vấn đề sai trái trong cuộc sống như kỳ th.ị, sỉ nhục hay đến mức gây bạ.o lự.c hoặc điều khiển lên người khác.
Tuy nhiên, phụ nữ và đàn ông lại có những cách thích nghi khác nhau dù trải qua cùng một chuỗi căng thẳng trong cuộc sống.
Hai nhà tộ.i phạ.m học Agnew và Broidy đã đặt giả thuyết như sau:
Những cô gái, phụ nữ sinh ra và lớn lên từ những căng thẳng kể trên (kinh tế khó khăn, bạ.o lự.c gia đình) thường sẽ dễ có cảm xúc tiêu cực, trầ.m cảm và giận dữ.
Trong khi con trai sẽ dễ trả đũa cuộc sống bằng cảm giác tức giận vì nhìn thấy cuộc đời bất công.
Giận giữ ở phụ nữ sẽ kèm theo các nỗi sợ hãi, tội lỗi và tủi nhục; còn ở đàn ông oán hận cuộc sống thường kéo theo những suy nghĩ nhắm vào các hành vi của người khác.
Ở phụ nữ, trải qua những sự thiếu thốn trong cuộc sống sẽ khiến họ dễ dàng chỉ trích và trách móc bản thân, sẽ lo lắng về những ảnh hưởng từ thái độ của họ (suy nghĩ quá nhiều). Còn đàn ông sẽ dễ dàng chỉ trích người khác, đổ lỗi cho người khác, mang nỗi đau ấy lên người khác, thay vì nhìn lại bản thân và thậm chí ít quan tâm hơn đến việc liệu gây tổn thương cho người khác là sai trái hay không.
Hơn thế nữa, chuỗi căng thẳng trong cuộc sống này có thể khiến phụ nữ dễ dàng suy nghĩ và làm những hành vi, các quyết định gây ảnh hưởng trường kì lên mục tiêu sống và hạnh phúc cả đời của họ.
Việc sinh ra và lớn lên trong một môi trườg sống thiếu thốn vật chất hoặc thiếu đi sự động viên học tập, họ sẽ dễ dàng bỏ học (vì thiếu tiền học phí) hoặc vì không có động lực tiếp tục học hành khi nhìn gia đình mình thiếu thốn cơm ăn.
Việc dừng học hành, dừng phấn đấu trong công việc sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ, có thể có các tác động như kết hôn trước cả khi đủ kinh tế và cuộc sống độc lập, kết hôn quá trẻ có thể gây nên những bất đồng trong gia đình kéo theo bạo lực gia đình. Hậu quả kể đến như việc chuỗi căng thẳng xã hội sẽ tiếp tục lặp lại lên con cái họ.
Khoa học cũng chứng minh việc phụ nữ có kiến thức có mối liên quan tích cực đến việc sinh ít con hơn.
Gia đình ít con cái hơn sẽ dễ dàng tập trung kinh tế để chăm sóc con trẻ và dễ dàng phân bổ thời gian dạy dỗ, quan tâm đến tinh thần của các thành viên trong gia đình hơn.
Nếu nghiêm trọng hơn, việc nghỉ học sớm và giao lưu với những nhóm bạn xấ.u và có mục đích không tốt sẽ dễ khiến phụ nữ dễ bị lợ.i dụng hoặc tư duy sai. Khiến họ trở thành tộ.i phạ.m ở tuổi vị thành niên.
Trong khi đó, những chuỗi căng thẳng hoặc được xem là “bất công” này trong cuộc sống sẽ khiến một người đàn ông dễ thực hiện các hành vi trá.i pháp luật như lừ.a đả.o chiế.m đoạ.t tài sản, luôn tìm cách kiếm tiền luồn lách pháp luật hoặc lừ.a lọc người khác, và có các hành vi bạ.o lự.c ngoài xã hội cũng như trong gia đình.
Một lần nữa, lý thuyết chỉ là những giả thuyết và lập luận của chuyên gia. Đây là lý thuyết được phát triển dựa trên xã hội phương tây, và đôi khi nó sẽ không hoàn toàn đúng 100% khi áp dụng vào xã hội của chúng ta.
Tin hay không còn phải tuỳ thuộc vào suy nghĩ và hoàn cảnh của từng người, từng nơi họ sống. Và một bài viết không thể giải thích hết được những vấn đề liên quan trong xã hội cũng như cách con người sống hay suy nghĩ mỗi ngày. Và không phải ai gặp những vấn đề này đều sẽ thành người xấu, cũng không phải ai sống bình ổn đều là người tốt. Quá trình phát triển tâm lý con người không chỉ có sự tác động của sinh học như gene di truyền và môi trường sống, quá trình dưỡng dục mà còn là tuỳ ở sự lựa chọn hướng đi của mỗi người.
Nguồn tham khảo:
Agnew (2014).Social concern and crime: moving beyond the assumption of simple self-interest. Criminology, 52(1), 1-32
https://law.jrank.org/…/Crime-Causation-Sociological…
…và đọc thêm về general strain theory + Social strain theory
Nguyễn Lê Hoài Thương,
Psychological facts – Tâm lý học Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *