Trầm cảm cười là gì?

Thông thường, trầm cảm thường đi chung với những điều buồn bã, mệt mỏi, không hứng thú làm bất cứ việc gì, tuyệt vọng,…Mặc dù cách mà con người cảm nhận chứng trầm cảm là vậy, nhưng cách thể hiện chúng ra bên ngoài thì lại tùy thuộc vào mỗi người.
“Trầm cảm cười” là trạng thái mà một người dù đang chịu sự ăn mòn còn chứng trầm cảm bên trong tâm hồn nhưng bên ngoài họ lại thể hiện mình là người vô cùng vui vẻ, hạnh phúc và không bao giờ đau khổ. Những người xung quanh họ đều cho rằng người đó có một cuộc sống thật sự rất bình thường hay thậm chí là hoàn hảo.
Những triệu chứng của căn bệnh Trầm cảm cười.
Một người mắc chứng trầm cảm cười cho dù đang chịu những đau đớn thống khổ ở bên trong, họ vẫn luôn thể hiện một nụ cười rạng rỡ ở bên ngoài. Trạng thái trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến từng người một cách khác nhau, nhưng đều có những triệu chứng bên trong chung như:

  • Chán ăn, thay đổi cân nặng đột ngột, rối loạn giấc ngủ.
  • Không muốn làm gì, cực kỳ mệt mỏi.
  • Cảm thấy tuyệt vọng, tự ti, tự hạ thấp giá trị của mình.
  • Chẳng còn hứng thú hay tận hưởng niềm vui với bất cứ thứ gì trên đời.
    Còn khi bạn đối diện với những người mắc chứng bệnh này, bạn lại thấy rằng:
  • Họ là những người tràn đầy năng lượng và rất chủ động trong công việc.
  • Họ có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc và những mối quan hệ xã hội chất lượng.
  • Họ là người rất tích cực, luôn động viên người khác, lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ.
    Và một khi chứng bệnh này tồi tệ hơn, người bệnh còn có thể cảm thấy:
  • Tỏ ra mình đang hứng chịu gánh nặng tâm lý chính là tỏ ra bản thân mình yếu đuối.
  • Cảm thấy thật mệt mỏi, nặng trĩu khi chẳng thể phô bày cảm xúc thật trong lòng với bất kỳ ai. Họ không muốn ảnh hưởng đến sự tích cực của bất kỳ ai.
  • Mọi người luôn cho rằng họ không sao cả, vì trông họ “ổn”.
  • Họ cảm thấy rằng, thế giới này không có họ thì tốt biết mấy.
    Do vậy, những người mắc chứng trầm cảm cười thường có xu hướng tự tử cao hơn.
    Đâu là nguyên nhân?
    Những thay đổi lớn trong cuộc sống: Chứng bệnh này có thể được châm ngòi bởi những biến cố lớn trong cuộc sống như mất việc, gia đình đổ vỡ, chuyện tình cảm có vấn đề,…
    Những chỉ trích, đánh giá: Trong một số gia đình, bố mẹ thường sử dụng những lời nhiếc móc, roi vọt để răn dạy một đứa trẻ. Sự cứng nhắc bảo thủ này vô tình gây ra những chấn thương tâm lý cho chúng, mở lối cho con ma trầm cảm xâm nhập. “Mày xem con nhà người ta kìa”, “Sao không được 10 điểm”, “Có vậy mà cũng khoe”… tất cả những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt này lại vô tình giáng những nhát búa lên tâm hồn non nớt ấy.
    Ngoài ra những định kiến xã hội cũng là một phần không nhỏ ảnh hưởng. Ví dụ, “đàn ông đích thực” là không được khóc, mày khóc, mày không phải một thằng đàn ông. Những kìm nén không thể giải tỏa ấy đục lỗ khắp trái tim con người, mở đường cho trầm cảm tiến vào.
    Mạng xã hội: Bạo lực mạng là nguyên nhân lớn gây ra trầm cảm ở rất nhiều đối tượng. Sulli f(x), sau khi chịu quá nhiều lời đàm tiếu, ác độc trên các nên tảng xã hội đã rơi vào trạng thái trầm cảm cười rồi phải tìm tới cách cực đoan nhất để giải thoát bản thân.
    Những kỳ vọng quá cao: Không chỉ những kỳ vọng của cha mẹ và bạn bè xung quanh, bản thân nếu có những kỳ vọng quá cao nhưng không thể đặt được cũng khiến con người rơi vào u uất, tuyệt vọng.
    NHỮNG NGƯỜI MẮC CHỨNG TRẦM CẢM CƯỜI CẦN LÀM GÌ?
    Chứng bệnh này rất khó để nhận ra mà thường bị nhầm lẫn bởi các hiện tượng tâm lý khác. Nhưng nếu bạn cho rằng bản thân đang thực sự trầm cảm, đừng ngại tìm tới sự trợ giúp của người khác, đi khám và tìm cách điều trị, Mỗi con người đều cần được trân trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *