Tôi là một sinh viên của Đại học Bắc Kinh, khoa Trung Văn, năm 2015. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn phương pháp học tập để lội ngược dòng của tôi nhé.
Quan trọng nhất ở đây là hệ thống học tập của riêng bạn.
Khi học tiểu học, thành tích tôi rất kém. Lên cấp Hai, nhờ vào cố gắng hết sức nên được trường THPT Hoành Thủy tiếp nhận (Hoành Thủy được mệnh danh là lò đào tạo sĩ tử hàng đầu Trung Quốc). Nhưng sau khi tôi vào Hoành Thủy rồi mới phát hiện trong đó toàn là thánh học, vì thế muốn khiến người ta kính nể mình thì không chỉ có lao đầu, dốc sức học là đủ, bắt buộc bạn phải sáng tạo cho mình một hệ thống học tập phù hợp.
Cho dù là học sinh Hoành Thủy hay sinh viên Bắc Đại, “lội ngược dòng” luôn đi theo một lộ trình duy nhất.
Đàn anh Lưu Phái (điểm thi đại học 688 điểm, top 5 thí sinh có điểm văn cao nhất Bắc Kinh) khoa Trung Văn của chúng tôi từng học ở Trường Cấp 3 Bắc Kinh, sau đó lại tiếp tục tỏa sáng ở Đại học Bắc Kinh. Khi rảnh, anh ấy lại đi diễn kịch, quản lý các câu lạc bộ, hỗ trợ dạy học miễn phí, còn xuất bản tiểu thuyết riêng nữa. Có lần tôi giao lưu với anh Lưu Phái thì phát hiện chúng tôi đều có một cách nhìn giống nhau về việc quản lý thời gian và hiệu quả học tập.
Để lội ngược dòng, bạn cần phải thực hiện những bước sau đây:
- Tìm thấy động lực học tập.
Tôi hỏi bạn một câu nhé: Khi bạn lựa chọn giữa chơi và học, bạn làm sao để thuyết phục bản thân chọn học thay vì chọn đi chơi?
Có hai cách:
📌 Cách đầu tiên là nói với bản thân: Nếu bây giờ học thì sẽ được nạp thêm nhiều kiến thức. Sau khi có kiến thức thì có thể thi được điểm cao hơn. Điểm thi cao hơn thì có thể đậu được trường đại học tốt. Học ở trường đại học tốt thì sẽ tìm được một công việc tốt. Có công việc tốt rồi thì sẽ kiếm được thật nhiều tiền. Kiếm được nhiều tiền thì sẽ sống tốt hơn ——————- vì thế, phải học.
📌 Cách thứ hai đó là nói rằng: Tôi cảm thấy mình cần phải học, tôi thấy hổ thẹn vì đã lãng phí thời gian, vì thế tôi chọn học.
Cách nào hiệu quả hơn? Có nhiều người chọn cách đầu, nhưng tôi chọn cách thứ hai.
Vì cách đầu là “Tự kỷ luật vì lợi ích” (hay có thể gọi là Kỷ luật theo hình thức thưởng phạt), cách sau thì là “Tự kỷ luật nhờ đức tính”. Cách đầu là hướng đến kết quả, thông qua kết quả đó để tạo động lực thúc đẩy chúng ta học tập. Còn cách thứ hai là tự hỏi bản thân và nhờ vào sự trợ giúp của ý thức mà đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Khi tôi sử dụng cách “Tự kỷ luật vì lợi ích”, khi lựa chọn giữa chơi và học đều cần rất nhiều thời gian để suy nghĩ, mà quá trình đấy làm tiêu hao khá nhiều sức mạnh ý chí. Tôi tự nói với bản thân: “Nỗ lực học tập có thể mở rộng kiến thức, sau đó có thể thi được điểm cao, điểm cao rồi thì có thể… í, có tin mới rồi…” sau đó thì tiêu luôn, chẳng học được gì 🤷
Vả lại khi sử dụng cách này, lần nào cũng mất bao nhiêu đó thời gian và tinh thần, không thể hình thành được thói quen tự nhiên. Vì thế chỉ còn cách thứ hai – “Tự kỷ luật nhờ đức tính”.
Vậy làm sao để áp dụng cách đó đây? 🤔
Bản năng đạo đức của con người rất mạnh mẽ. Ngay cả những người có tinh thần yếu đuối nhất cũng không phải chưa từng đắn đo, vũng vẫy thoát khỏi “vòng tay” của điện thoại, máy tính. Trong lúc đáng lẽ nên học mà lại chơi, trong lòng không thể nào không có cảm giác có lỗi với bản thân.
Nhưng chỉ cần nhờ sự trợ giúp của cảm giác này, tin rằng cảm giác tiêu cực này sẽ giúp sức mạnh đạo đức trong tim đâm chồi như mầm non trong cơn mưa xuân.
“Tự kỷ luật nhờ đức tính” đòi hỏi bạn khai quật ý thức trong lòng mình, khơi dậy cảm giác tội lỗi vì lãng phí thời gian, làm rõ nét niềm vui thích khi được học, và sau đó sử dụng năng lực tinh thần này một cách thuần thục để cuối cùng đạt đến trạng thái chuyển hóa thành thói quen tự nhiên.
Tôi bây giờ lúc ngồi nghỉ ngơi cũng tự động học tiếng Anh, tiếng Nhật. Cũng có thể nói là việc này trở thành sự đau khổ của khá nhiều người, nhưng nó lại là lúc để não tôi được nghỉ ngơi. Nếu bây giờ đột nhiên có một khoảng thời gian trống xuất hiện trước mặt tôi, tôi nhất định sẽ không bỏ qua. Vì đây chính là bản năng từ sự tự kỷ luật nhờ đức tính rèn luyện thành. - Quản lý thời gian và lịch trình.
Thể chất của con người thường không khác biệt nhau mấy, khác là chỉ khác ở việc phân bố tinh thần, năng lực và quản lý thời gian. Để thực hiện hiệu quả những việc này, có thể chia một ngày ra làm 3 giai đoạn:
📌 Buổi sáng:
Ba chuyện cần được giải quyết vào buổi sáng: thức dậy, tỉnh táo, tập trung.
(1) Thức dậy.
Ngày đầu thức khuya ngủ muộn, ngày thứ hai khó mà dậy nổi, cho nên đừng có thức khuya. Trong 3 năm cấp Ba, từ top 1000+ của tỉnh, tôi đã cố gắng hết sức để đạt lấy hạng 2 toàn tỉnh mà chưa từng thức khuya 1 ngày nào.
Thật sự đấy, hãy cố gắng đừng thức khuya, thức khuya chính là bằng chứng của thói lười biếng (nghiên cứu sinh và nhân viên đi làm thì bắt buộc phải thức khuya nên không tính đến ở đây nha)
(2) Tỉnh táo.
Buổi sáng nhất định phải nhìn thấy ánh mặt trời. Nếu buổi sáng không tiếp xúc với ánh nắng, con người sẽ khó tỉnh táo hoàn toàn. Ngày nào tôi cũng dậy sớm, mặc đồ vào rồi ra đường sưởi tí nắng, thời gian dưới 10 phút, tinh thần sẽ rất sảng khoái. Đây là do ánh sáng mặt trời kích thích não tổng hợp serotonin – một chất điều chỉnh sự tỉnh táo của chúng ta.
Buổi sáng phải tập thể dục một cách điều độ. Điều độ ở đây chính là khiến cơ thể hoạt động, nóng lên, giữ nhịp thở đều đặn là được rồi. Tuyệt đối đừng hoạt động quá mức, nếu không nó sẽ làm bạn mệt và ảnh hưởng ngược lại trạng thái của bạn.
(3) Tập trung.
Buổi sáng tuyệt đối đừng tiếp xúc với quá nhiều thông tin phức tạp, từ trên mạng xã hội hay báo gì thì cũng đừng. Bởi vì việc tiếp nhận quá nhiều thông tin phức tạp, rời rạc sẽ khiến tâm trí bạn rối tung và ảnh hưởng tinh thần cả ngày hôm đó.
Vào buổi sáng, bạn nên dồn tâm trí cho những công việc có cường độ cao, có trình tự, có logic và có hệ thống, đồng thời tiếp tục giữ trạng thái tập trung này kéo dài lâu nhất có thể.
Có nhiều nhà văn có thói quen viết văn vào buổi sáng như Maugham viết vào buổi sáng và đi dạo, đọc sách vào buổi chiều, buổi tối thì gặp khách. Hemingway đứng viết vào buổi sáng và dành buổi chiều và tối để đọc sách, nhận phỏng vấn. Haruki Murakami viết từ sáng đến chiều, ở nhà một mình buồn tẻ, có lúc ông sẽ bỏ cả bữa trưa và gọi đó là “Phương pháp đóng hộp”. Đặc biệt nhất ở đây là Balzac, ông ấy đi ngủ từ 8h tối đến 12h khuya, nửa đêm 12h khuya thức dậy viết đến tận 12h trưa. Bằng cách này có thể kết hợp giữa thời gian yên tĩnh nhất và thời gian bắt đầu một ngày mới của Paris lại với nhau.
Tôi đã được tiếp xúc với nhiều doanh nhân xuất sắc trong chuyến đi tham quan một buổi diễn thuyết. Họ thường là những người giỏi nhất trong việc sử dụng thời gian vào buổi sáng để giải quyết các công việc quan trọng.
Trong tiểu sử của Steve Jobs cũng từng đề cập đến việc ông ấy thường thức dậy vào 4h sáng và luôn luôn tập trung vào công việc, không tiếp nhận bất cứ sự quấy rầy nào.
Các nhân tài, giới thượng lưu trong và ngoài nước luôn hiểu được rằng tận dụng tốt thời gian buổi sáng chính là chìa khóa để sử dụng tốt thời gian của cả 1 ngày.
📌 Buổi trưa:
Muốn giữ một trạng thái tốt vào buổi trưa cũng cần 3 việc:
(1) Ăn uống.
Đừng ăn thức ăn làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Đừng ăn quá nhanh cũng đừng ăn quá no 🙅
Thức ăn chứa nhiều carbohydrate, nhiều dầu mỡ và mặn sẽ khiến lượng đường trong máu bạn tăng nhanh và khiến bạn buồn ngủ. Thịt gà, rau xanh các loại sẽ là lựa chọn thích hợp cho bữa trưa của bạn.
(2) Nghỉ trưa.
Thời gian nghỉ trưa vừa phải là rất quan trọng. Tôi thường ngủ từ 20 phút – 40 phút, sau khi tỉnh dậy sẽ thấy tinh thần tràn trề trở lại.
(3) Vận động.
Cá nhân tôi cảm thấy chiều là lúc năng lượng hoạt động mạnh nhất. Chạy bộ vào thời điểm này có thể tăng lượng Oxy và tăng nồng độ dopamine, norepinephrine, setoronin và các chất khác có tác dụng rất lớn khiến cho não bộ được tỉnh táo và đạt hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Nếu như không có phòng tập thể dục thì tập leo cầu thang cũng được. Lớn tiếng ca hát cũng có tác dụng tương tự. Tôi còn tự gắn một thanh ngang trong ký túc xá để thực hiện một số động tác rèn luyện thân thể vào buổi chiều nữa, việc đó có thể giúp điều chỉnh trạng thái rất tốt đấy.
📌 Buổi tối:
3 việc:
(1) Ngồi thiền.
Trải qua 1 ngày mệt mỏi, ai cũng sẽ muốn được thư giãn. Vì thế, việc ngồi thiền lúc này rất quan trọng. Ngồi thiền ở đây không phải kiểu như trong phim mấy vị thần tiên trong phim ngồi trên hoa sen. Thiền ở đây là nhắm mắt tịnh tâm, loại bỏ tạp niệm, tập trung tinh thần, từ đó nâng cao mức độ hiệu quả và tập trung.
(2) Gián đoạn.
Vào ban đêm, rất khó để tập trung tinh thần, vì thế cần phải thực hiện làm việc gián đoạn. Ở đây, chúng ta có thể sử dụng “Kỹ thuật Pomodoro”, mỗi 25 phút sẽ nghỉ 5 phút.
Tuy nhiên cũng nhất định phải chú ý, không thể cứng nhắc tuân thủ theo kỹ thuật này mãi. Có một vài chuyện không thể kết thúc trong vòng 25 phút được, những việc rất quan trọng thì không được ngắt quãng, cho nên cần phải kéo dài thời gian một cách hợp lý.
Ví dụ tôi viết một án văn dài, một lần mất tận 3 giờ đồng hồ, không dám ngưng tay, vì nếu ngưng tay thì mạch logic của bài sẽ không được hoàn thiện.
(3) Tổng kết.
Bạn có thể viết nhật ký, có thể vẽ dưới dạng bảng để tổng kết một ngày của bạn, rồi thêm vài câu nhận xét nữa. Đừng viết quá phức tạp, cứ viết ngắn gọn, súc tích nhất có thể là được. Việc này nên được thực hiện trước khi ngủ.
Trong vòng nửa tiếng trước khi ngủ đừng vận động quá mạnh, cũng đừng thực hiện các việc sử dụng não với mức độ cao (như giải đề Toán chẳng hạn)
Trong 3 năm học ở Hoàng Thủy, tôi làm hơn cả trăm ngàn câu hỏi, các bài giải xếp thành chồng cao hơn 2 mét. Ở Bắc Đại, một bên chịu trách nhiệm thực hiện các việc của hội sinh viên, một bên đi khắp cả nước thuyết trình, viết hơn 100 bài báo, tất cả đều dựa vào quy luật quản lý thời gian.
Vì thế, quản lý tốt bản thân mình, bạn mới có thể trở nên to lớn hơn. - Quan hệ xã hội.
Lại hỏi bạn thêm một câu: Làm thế nào mới được gọi là năng lực giao tiếp xã hội mạnh?
Biết ăn nói? Có duyên? Tính cách hướng ngoại? Dám nói? Hay là không phải như thế. Cái gì mới được gọi là năng lực xã hội —- đây là một vấn đề cực quan trọng, bởi vì nó liên quan đến các nguyên tắc chung của chúng ta trong việc xử lý các mối quan hệ trong xã hội.
Nguyên tắc của tôi trong vấn đề này chỉ có một: đơn giản, không phức tạp.
Cả 3 năm cấp Ba, tôi chỉ có 1 người bạn (bây giờ đang học ở Đại học Giao thông Bắc Kinh), những mối quan hệ xã giao khác thì gần như bằng 0. Ít giao tiếp xã hội giúp tâm trí tôi yên tĩnh, tập trung tư duy.
Việc này đã dẫn đến một câu hỏi rằng: Khi tôi vào đại học, ra xã hội có khả năng sẽ biến thành một đứa có năng lực giao tiếp kém không?. Trước mắt thì không.
Đại học năm 1, tôi đã tham gia hội sinh viên và câu lạc bộ. Năm 2 bắt đầu diễn thuyết, làm việc với các ông chủ, ban giám hiệu cả ngày. Bây giờ cũng nhận được lời mời làm việc của một vài công ty, đang bắt đầu thực tập. Trong các lĩnh vực trên, mọi người đều nhận xét tôi là một người “điềm đạm và giao tiếp tốt”.
Điều quan trọng nhất là tôi hầu như không dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp xã hội, tôi từ chối trò chuyện, cũng không định kỳ liên lạc giữ mối quan hệ. Đa phần thời gian đều dùng để đọc sách, suy ngẫm, viết bài.
Tại sao việc giảm số lượng tương tác xã hội không khiến mối quan hệ trở nên xấu đi?
Vì bản chất của việc người lớn giao tiếp xã hội là chia sẻ tài nguyên và trao đổi lợi ích. Năng lực của bạn được người khác cần đến, mà người khác thì có thứ bạn cần, sau đó hai bạn thành công đi đến quan hệ hợp tác.
Điều này đã được xác định rằng sự giao tiếp thực sự rất ngắn gọn, ngoài những câu khách sáo, những thứ còn lại đều là những hành động thực tế. Việc bạn cần làm không phải là nói những chuyện trên trời dưới đất từ cổ chí kim tới nay mà là truyền đạt thông tin nhanh chóng, ngắn gọn, đầy đủ, nói rõ được năng lực của bản thân, làm rõ yêu cầu của bản thân.
Đại đa số người bước chân vào xã hội đều có những mối quan hệ rối ren, phức tạp. Khi trong vòng 1 năm bạn phải giao tiếp với cả trăm người, bạn không thể trở thành bạn với tất cả bọn họ được. Cho dù bạn tình nguyện dùng thời gian nghỉ ngơi của mình để giao lưu, kết bạn với họ, bạn vẫn sẽ phát hiện: Giao tiếp xã hội là một việc hai chiều, bạn có thời gian, đối phương chưa chắc đã có thời gian cho bạn.
Khi sếp bạn giao việc, ông ấy chỉ muốn nghe 1 câu: “Vâng ạ, lập tức làm ngay” chứ không phải muốn bàn với bạn chuyện về bộ phim mới gần đây. Khi đối tác của bạn đến để bàn công việc, họ chỉ muốn nghe về những gì bạn có thể cung cấp cho họ, bạn muốn có gì chứ không phải muốn nghe bạn nói chuyện nhà chuyện cửa.
Khách hàng của bạn, cấp dưới của bạn, giảng viên đại học của bạn,… tất cả những người bạn phải tiếp xúc từ nay về sau đều không quan tâm xuất thân của bạn như thế nào, cái họ để ý chính là bạn có thể làm những gì và bạn muốn gì, sau đó cùng bạn hoàn thành một cuộc trao đổi. Trong cuộc trao đổi này, năng lực của bạn là một món hàng, thù lao mà bạn nhận được chính là hiện thân cho giá trị của hàng hóa. Tuy rằng nghe có hơi thô nhưng nó thật.
Cho nên, cái gọi là giao tiếp xã hội chính là quá trình bán năng lực dựa trên chính khả năng của bạn. Quá trình này không cần ba hoa, nhiều lời, chỉ cần vận dụng logic tỉ mỉ và sử dụng từ ngữ chính xác.
Điểm đặc biệt của giao tiếp xã hội khi học cấp Ba chính là chúng ta không có cái gọi là giao tiếp trao đổi lợi ích thương nghiệp. Chúng ta thông qua những kì thi để thể hiện, tuyên truyền năng lực của bản thân chứ không phải thông qua giao tiếp để nói lên năng lực của mình, vì vậy giao tiếp xã hội nếu giảm được thì có thể giảm bớt.
Hiểu được bản chất của giao tiếp xã hội thì kể cả khi những người xung quanh bô lô ba la nói chuyện phiếm mỗi ngày, tôi cũng không sợ bản thân sẽ bị tụt hậu ở phương diện giao tiếp này.
Tất nhiên, giao tiếp xã hội trong thế giới người lớn rất khó để thích nghi, tôi cũng mất rất nhiều thời gian mới có thể điều chỉnh bản thân mình. May mắn thay, ngoài việc liều mạng chăm chỉ làm việc, tôi vẫn còn có những người bạn tốt luôn bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ nhau.
Điều kiện kết bạn của tôi vô cùng khắt khe vậy nên mới có 1 đứa bạn thôi. Hiện giờ tuần nào tôi cũng đi tới trường Đại học Giao thông Bắc Kinh tìm nó ăn cơm cả, hai đứa động viên nhau, cùng nhau tiến bộ.
Cả hai chúng tôi đều không phải người hoạt ngôn, có khi ăn cơm mà cả hai không nói với nhau một lời nhưng có thế thì cũng không thấy ngại gì cả. Có lúc công việc bận rộn, mấy tháng liền không gặp nhau là chuyện thường ở huyện, nhưng cũng không vì vậy mà thấy xa cách. Đây có thể gọi là “Ba thu không gặp, như cách một ngày”.
Hai chúng tôi đều sinh ra trong gia đình nghèo khó, hiểu được sự vất vả của việc đấu tranh vì cuộc sống, vì thế chúng tôi đều thích âm thầm làm việc, và cũng rất cứng đầu, là kiểu người khó buông bỏ những chuyện trong quá khứ. Chúng tôi về cơ bản đã khá giống nhau rồi nên việc trở thành bạn bè cũng không phải chuyện khó.
Sau này, khi tôi gặp được nhiều người khác nhưng không có lấy một ai có thể trở thành bạn bè thật sự. Vì thế tôi hiểu rằng, bạn bè không cần số lượng nhiều, chỉ cần chất lượng là được. - Tâm lý vững vàng.
Những người chưa từng trải qua chuyện gì trong cuộc sống sẽ không thể nào có được một tâm lý vững vàng.
Câu này nghe ra giống như ý nói học sinh trung học thì không thể có được tâm lý vững vàng vậy. Nhưng thực tế, trải nghiệm không chỉ nói về những kinh nghiệm xã hội mà còn là tất cả những gì bạn đã trải qua.
Ai mà chưa từng bốc đồng qua? Ai mà chưa từng thi tạch? Đây là những kinh nghiệm của bạn, vấn đề ở đây chính là cách bạn khai thác nó.
Khi bạn không may thi trượt, bạn sẽ làm thế nào?
Đáp án đơn giản nhất chính là hãy tiếp tục chăm chỉ, nỗ lực và thử lại lần nữa. Đây chính là đáp án chúng ta thường được nghe nhiều nhất.
Nhưng tôi càng hi vọng khi thi trượt, bạn hãy thu hẹp chiến lược của mình lại, tránh tham gia các hoạt động của sinh viên và những nhiệm vụ phức tạp, tiếp tục nỗ lực học tập, hãy suy nghĩ về con đường bạn cần đi phía trước.
Lúc này trong lòng tôi lại nghĩ đến 4 chữ “Tiềm Long Vật Dụng” (chiêu thức của bộ Hàng Long Thập Bát Chưởng. Với nghĩa con rồng đang náu mình, chưa tới lúc ra oai, đây là một chiêu khiêm tốn, thu mình, nhưng khi nó bộc phát thì lại cực kì nguy hiểm).
Khi “Tiềm năng” chưa đủ, tôi sẽ giữ yên lặng, sống đơn giản, giữ khoảng cách. Nếu “tiềm năng” lúc này chưa tốt, tôi cần làm hai việc cùng lúc: một là tiếp tục tích lũy, học hỏi; hai là suy nghĩ vấn đề, điều chỉnh bản thân, tìm một hướng đi mới. Trong quá quá trình rất có thể bị gián đoạn, vì thế cần phải giảm bớt các việc ngoài lề.
Có rất nhiều người trong xã hội đều cảm thấy thỉnh thoảng bản thân “chảy ngược”, làm việc gì cũng không suôn sẻ. Một số người đi theo bản năng biết được rằng thời gian này cần phải thận trọng, giảm bớt hoạt động bên lề, không nên mạo hiểm lao về trước. Nhưng họ lại không hề biết tại sao phải thế.
Một người khi phát hiện bản thân mình làm việc không thành, nhất định là có lỗi xảy ra, hoặc là có thể trong quan hệ xã hội xảy ra vấn đề, hoặc là chiến lược tồn tại sai lầm nào đó. Những lỗi sai này thường không được kiểm tra và sửa chữa, nếu như vẫn cứng đầu không sửa thì sẽ càng đi càng xa.
Do đó, lúc này cần phải thu hẹp chiến lược.
Ngược lại, khi mọi thứ diễn ra quá suôn sẻ, bạn cần phải mạnh dạn xông pha vì lúc này bạn đang có “tiềm năng”, phải biết nắm bắt cơ hội, một khi “tiềm năng” biến đổi thì sẽ chẳng còn gì cả. Lúc cần làm việc lớn thì làm, sát phạt quyết đoán, vì lúc này chính là “Phi long tại thiên” (rồng bay trên trời).
Lúc thành tích được nâng cao, tôi khuyến khích mọi người mạnh mẽ xông lên, học được càng nhiều càng tốt. Vì lúc này thời gian để suy ngẫm đã sắp hết, thời gian để học đã tăng lên. Những thời gian dư thừa thì nên dành để thử những việc chưa từng thử, đọc những loại sách khác nhau.
Càng phấn đấu tiến về phía trước, sự xốc nổi của bạn sẽ giảm bớt, vì ở một mức độ nào đó, hành động xốc nổi là kết quả của việc không thể giải phóng được năng lượng. - Phương pháp cụ thể.
Trước hết, có một nhận thức sai lầm về học tập.
Hãy lấy việc học tiếng Anh làm ví dụ, nếu một người học cách phát âm sai trước, sau đó sửa lại; người còn lại trực tiếp học cách phát âm đúng. Chuyện gì sẽ xảy ra? Kết quả là, cái trước mất nhiều thời gian hơn, nhưng cũng không lâu hơn cái sau bao nhiêu.
Vì vậy, nếu bạn được đưa ra hai sự lựa chọn: một là học tiếng Anh với cách phát âm sai, hai là không học tiếng Anh và chỉ bắt đầu học khi có thể phát âm đúng, bạn chọn cái nào? Tôi chọn cái trước.
Thực tế, việc sửa lỗi phát âm sai hoàn toàn không khó. Nhiều khi tôi sửa một nguyên âm, tôi có thể sửa cách phát âm của một số lượng lớn các từ khác. Vả lại, ngữ pháp và những từ tôi đã học trước đây sẽ không biến mất.
Các lĩnh vực nghệ thuật (piano, hội họa) đòi hỏi sự chính xác của các kỹ năng cơ bản, nhưng trong hầu hết các lĩnh vực bao gồm lịch sử, triết học và viết lách, có một chân lý, đó là: chấp nhận sai trước, sau đó điều đúng sẽ đến sớm hơn.
Nói cách khác, trong lĩnh vực học tập, không có sự khác biệt. Nhiều khi chúng ta không có điều kiện để học những kiến thức chính xác, hoặc không thể đánh giá được những gì mình đã học có đúng hay không, nhưng chúng ta cũng không nên vì điều này mà ngừng học. Tôi đã phải chịu đựng sự mất mát này, và cuối cùng đã nhận ra một sự thật: suy cho cùng, thời gian chẳng chờ đợi ai cả.
Vậy nên phương pháp của tôi là: cứ mạnh dạn học, học sai cũng không sao, sai lầm càng làm cho cái đúng càng rõ ràng.
Để tôi nói sơ qua về việc viết lách. Điểm cần phải làm rõ ở đây là khả năng viết phải được học. Văn học không nói đến “thuyết thiên tài”. Đọc nhiều và viết nhiều quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Cái gọi là học có nghĩa là người viết mới học từ nhà văn cũ, người hiện đại học từ người xưa, và người xưa học từ người xưa hơn.
Nhưng đối với học sinh trung học, việc đọc nhiều là không thực tế, nên có một phương pháp tương đối đơn giản và hơi thô lỗ tí, đó là học thuộc lòng một thành phần với đầy đủ điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học hàng tuần đến mức có thể đọc lại không vấp.
Một bài full điểm có thể không có một hệ thống ngôn ngữ hoàn hảo, nhưng nó phải có một cấu trúc hoàn hảo, vì vậy nó cũng là một con đường tắt để hấp thụ trực tiếp “dinh dưỡng” của một bài full điểm. Phương pháp này tương đối tệ, nhưng nó rất hữu ích và đáng thử.
Ngoài ra, có thể thử phương pháp của Franklin: Sau khi học thuộc bài, hãy để nó “treo” vài ngày ở đó, đợi cho trí nhớ mờ đi rồi nhấc bút viết lại. Nhìn vào sự khác biệt giữa những gì bạn đã viết và văn bản gốc.
Tiếp theo, tôi xin nói về một điều quan trọng: trí nhớ. Bộ nhớ không thể sử dụng đường tắt.
Trí nhớ của con người hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và sự lặp đi lặp lại, không thể ảo tưởng vào cái gọi là “phương pháp siêu trí nhớ” để cải thiện trí nhớ.
Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với cái gọi là “phương pháp siêu trí nhớ” là khi còn học cấp Hai, lúc đó trên TV không có nhiều bậc thầy về phương pháp này lắm, nhưng một số người trên mạng đã dạy và gọi nó là phương pháp siêu trí nhớ ở phương Tây. Tôi đã cố gắng sử dụng những phương pháp ghi nhớ này để cải thiện điểm số của mình, và phải mất rất nhiều công sức để học hỏi. Sau đó, tôi đã vén màn bí ẩn về cái gọi là phương pháp siêu trí nhớ, nguyên tắc của nó là “phương pháp cọc cố định”. Nhưng tôi cũng thấy rằng phương pháp siêu trí nhớ là vô dụng.
Vì không có đường tắt dẫn đến bộ nhớ của não bộ nên nếu muốn ghi nhớ dựa vào cái gì? Chỉ cần hiểu rõ và ôn tập.
📌 Hiểu rõ nghĩa là hiểu nội hàm và logic đằng sau đối tượng cần học, đặc biệt khi đọc một bài học, nếu hiểu cặn kẽ thì sẽ rất dễ nhớ.
📌 Ôn tập là quy luật cải thiện trí nhớ, đặc biệt là những ngôn ngữ mới, chỉ có lặp đi lặp lại mới có thể thành thạo.
Một người bạn cùng lớp hỏi tôi tại sao cậu ấy lại quên mấy từ tiếng Anh mới học một lần sau vài ngày. Tôi … ờ … không biết nói sao nữa. Tôi nghĩ mình cũng không ngốc lắm, nhưng học tiếng Anh một lần mà nhớ luôn thì chưa nghe bao giờ, từ ngắn học bảy tám lần mới nhớ, còn từ dài thì phải hơn chục lần. Ngoài ra, chúng ta phải kết hợp với việc đọc và tiếp tục củng cố để ghi nhớ được nhiều từ hơn.
Vì vậy, hãy nhớ điều này: nếu muốn ghi nhớ điều gì, đừng chọn đi đường tắt.