Pareidolia – Hiện Tượng Ảo Giác Khuôn Mặt

Ảo giác khuôn mặt – Pareidolia là một hiện tượng tâm lý thú vị. Nhiều người khẳng định rằng họ đã “thấy” mặt người trên bức tường, trên lát bánh mì… Những khuôn mặt hiện vật được hình thành từ những chi tiết của những vật hoàn toàn không liên quan gì đến nhau.

Pareidolia xuất hiện ở những người khác nhau trong hoàn cảnh thời điểm khác nhau. Để tìm hiểu điều gì khiến cho người ta có thể “nhìn thấy”  những khuôn mặt ấy, và não bộ chúng ta hoạt động như thế nào khi xuất hiện hiện tượng này. Các nhà tâm lý học đã chọn 20 người đàn ông khỏe mạnh và yêu cầu họ quan sát cùng một hình ảnh trong máy chụp cộng hưởng từ chức năng.

Các thí nghiệm được diễn ra theo từng nhóm trong vòng 1 tuần. Những người này sẽ được quan sát lần lượt  hai bức ảnh cho thấy khuôn mặt của một người đàn ông. Trong đó một bức hình rõ nét và một bức hình bị làm mờ. Hai bức ảnh khác về chữ cái, vẫn một bức rõ nét và một bức bị làm mờ khó nhìn. Bức ảnh cuối cùng hoàn toàn là đen trắng và có một vết bẩn ở trên.

Họ sẽ lần lượt bấm nút thứ nhất nếu họ nhìn thấy khuôn mặt hay chữ cái. Và nút thứ hai nếu họ đều không thấy gì cả.

Và sau đó những người thí nghiệm lại được xem một loạt những bức ảnh khác đã qua hiệu ứng chỉnh mờ, và họ được biết rằng trong nửa tổng số ảnh này có hình mặt người đàn ông và chữ cái.

Kết quả là có tới 34% người nhìn thấy khuôn mặt và 38% nhìn thấy chữ cái cho dù toàn bộ số ảnh bị làm mờ ấy không hề có hình khuôn mặt hay chữ cái. Như vậy có thể khẳng định rằng mọi người có xu hướng tự tìm kiếm và tạo ra hình ảnh khi phải tìm những vật xác định trước trong một chuỗi hình ảnh ngẫu nhiên.

Việc con người có thể nhìn thấy khuôn mặt người hay không đều do sự chi phối, sự mong muốn trong não bộ hình thành nên. Khi chúng ta kì vọng nhìn thấy một điều gì đó thì não bộ sẽ tự động tìm kiếm lắp ghép tất cả các chi tiết có sẵn trong môi trường để đáp lại sự kỳ vọng đó của chúng ta. Và tất nhiên đó chỉ là một sự ảo giác thú vị mà thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *