Vì Sao Con Người Lại Sử Dụng Chất Gây Nghiện?

1. Gen di truyền: Sự ưu tiên của mỗi cá nhân trong việc tiến hành hành động này so với hành động khác thì được hình thành bởi sự tác động qua lại giữa gen di truyền với những kinh nghiệm trong quá khứ của họ. Và sự tác động giữa gen di truyền với môi trường xã hội có thể lý giải lý do vì sao một số người trở nên nghiện ngập và một số thì không (Kreek et al., 2005).

2. Quan điểm văn hóa: Nguyên nhân mà một người gắn liền với việc sử dụng chất kích thích thì bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cộng đồng mà người đó sinh sống (Wilson, 2005). Những quy chuẩn xã hội giúp chúng ta xác định trong những hoàn cảnh nào thì thích hợp sử dụng đồ có cồn và chỉ nên dùng bao nhiêu.

3. Sự thúc đẩy tài chính: Đã có bằng chứng chỉ ra rằng chúng ta sẽ ngưng sử dụng chất gây nghiện khi giá cả trở nên quá cao (Dalrymple,2006).

4. Tính cách: Bốc đồng là một đặc điểm tính cách mà thường được xem là yếu tố nguy hiểm của việc lạm dụng đồ có cồn và những chất gây nghiện khác (MacKillop,2016).

5. Tự dùng thuốc (Self-medication): Lý thuyết tự dùng thuốc cho rằng nguyên nhân chính của rối loạn nghiện là sự đau khổ (Khantzian, 2012). Cụ thể, những cá nhân thiếu kĩ năng điều chỉnh cảm xúc (phù hợp để điều khiển những phản ứng cảm xúc và đồng cảm với những cảm xúc tiêu cực) sử dụng chất gây nghiện như một sự cố gắng để điều khiển trạng thái tiêu cực hoặc đau khổ. Đồ có cồn thường xuyên được sử dụng như một cách để đương đầu với những mối lo xã hội. Càng ngưng uống, ít nhất là tạm thời, những lo lắng càng trở nên trầm trọng.

6. Những người nghiện cô đơn: Người nghiện thường thiếu đi những tương tác tích cực từ mọi người đủ để giữ vững được hạnh phúc, và họ bám vào các chất gây nghiện phần nào như việc tự dùng thuốc (Panksepp, 2012).

7. Vạn dặm trường chinh bắt đầu bằng một bước chân bình thường (The journey of a thousand miles begins with one step): Những lựa chọn cái mà tạo ra cuộc sống không ai mong muốn thì được đưa ra mà không suy nghĩ việc gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng không được đưa ra dưới sự suy xét cho cuộc sống lâu dài. Trong bất cứ điều kiện nào, sử dụng chất gây nghiện (hoặc ăn quá độ) sản sinh ra những tổn hại hạn chế. Sự tổn hại xảy ra sau khi sự nuông chiều được lặp đi lặp lại. Không có ai lựa chọn trở thành một kẻ nghiện ngập. Một ngày sử dụng chất gây nghiện không có nghĩa bạn là một người nghiện. Nhưng khi các ngày chồng chất lại, hành vi nghiện ngày càng hiện rõ nét hơn. Do đó, 1 người không bao giờ lựa chọn trở thành kẻ nghiện, kết cục lại trở thành một người như vậy (Hyman, 2009).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *