Cũng không phải vì dưỡng sinh nên mới biết. Là bị bệnh nên mới nhận ra.
1. Không được thức khuya. Cố gắng ngủ sớm chừng nào hay chừng đó, đừng nghĩ bản thân còn trẻ nên khỏe mạnh, thức khuya một chút cũng không sao.
Coi như quá trình thức khuya chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Bạn chưa hề nhận ra thể lực giảm sút là do ngủ không ngon.
Giai đoạn 2: Bạn thức khuya, cảm thấy không thể ngủ sớm được, sáng lại càng thức dậy không nổi.
Giai đoạn 3: Buổi tối ngủ một lúc thì sẽ tỉnh, ban ngày ngủ ngon và nhiều hơn.
Giai đoạn 4: Mắc chứng loạn thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Ban ngày lẫn ban đêm đều sẽ không ngủ được.
2. Đừng tức giận quá nhiều. Đừng vì sự sai lầm của người khác mà hành hạ bản thân. Cái này nói thì dễ nhưng khó thực hiện lắm. Tức giận sẽ có hại cho gan và dẫn đến cao huyết áp.
3. Đừng thủ dâ.m (nói “đừng” thì có vẻ hơi bí bách, thôi thì đừng làm quá nhiều). Một là không sạch sẽ, hai là nếu làm quá độ sẽ dẫn đến thận hư.
4. Đừng ăn quá nhiều dầu và muối. Còn trẻ thì chưa cảm nhận được, nhưng già rồi sẽ thấy rõ hậu quả. Hạn chế thức ăn có mỡ luôn. Cố gắng ăn nhiều rau và trái cây.
6. Luyện tập có quy luật, đừng nằm lười trên giường. Nằm trên giường sẽ dẫn gây cảm giác không có tinh thần. Luyện tập có lợi cho sức khỏe rất nhiều, còn là một trong nhân tố khiến da khỏe hơn nữa.
7. Đừng nhìn vào màn hình quá nhiều.
8. Thuốc đông y cũng rất tốt. Mặc dù hiệu quả chậm, nhưng lâu dài sẽ có phát huy đấy.
9. Bình ổn cảm xúc.
10. Cố gắng tìm đến giấc ngủ ngon.
11. Cố gắng để bản thân được vui vẻ hơn, quên đi những chuyện không vui.
12. Ngâm chân bằng nước ấm, cũng có thể cải thiện giấc ngủ và lưu thông khí huyết.
13. Ăn cơm đúng giờ giấc.
14. Uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ chứa axit uric quá cao, đặc biệt là hải sản.
15. Giảm cân cũng đừng quá gấp gáp. Phải cho cơ thể có thời gian thích ứng, đồng thời quá trình giảm cân cũng mang tính bền lâu tạo thành thói quen luôn.