Cấp Ba là đỉnh cao IQ, đại học là đỉnh cao sắc đẹp.
Ở cấp Ba, chúng ta có thể nói là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, có thể tính toán các hàm lượng giác, giải các phương trình bậc cao, nhớ khí hậu và hải lưu, ghi nhớ niên đại lịch sử,…
Nhưng ngay khi những “nhà uyên bác” chúng ta bước chân vào đại học, 3 năm học hành súng đạn trước kia dần rơi vào số phận bị lãng quên, viết bài tập thì quên chữ, tiếng Anh thì ối zồi ôi khỏi nói luôn, trừ phi bạn chuyên Anh không thì–
rồi mấy công thức, phương trình thuộc nằm lòng trước đây giờ chỉ còn nhớ mỗi cộng, trừ, nhân, chia. Văn vở, thơ thẩn thi xong trả về cho thầy cô hết
Nhiều người đăng ảnh so sánh khi là tân sinh viên và học sinh trung học lên mạng, sự khác biệt lớn đến mức khó tin họ là cùng một người. Chàng trai tóc xù một thời đã biến thành một người chàng hot boy vô cùng thời thượng, cô gái chỉ để mặt mộc ở một thị trấn nhỏ sau 4 năm trở lại với một body mình hạc sương mai khiến người khác tấm tắc.
Tôi phải thừa nhận rằng trường đại học là một trường phẫu thuật thẩm mỹ. Bốn năm đã biến chúng ta từ vịt con xấu xí thành thiên nga. Mọi người đều có niềm yêu thích cái đẹp, nhưng nội quy và phương châm của trường trung học đã kìm hãm bản chất yêu cái đẹp của học sinh, và điều đó hoàn toàn được giải phóng ở trường đại học.
Cấp Ba là trường của một nhóm, đại học là trường của một người.
Trường cấp Ba là trường của một nhóm, cùng một lớp, cùng một ước mơ, ai cũng liều mạng hiến về một hướng, dậy sớm đến lớp, ăn ngủ, thi cử, nghỉ hè,…
Mỗi học sinh đều biến mình thành một cái máy, mỗi ngày đều lập trình từng bước như thế. Điểm thi, xếp hạng đều biến thành nhãn dán để dán lên từng “chiếc máy” chúng ta. Top 10 người đứng đầu hay xếp ngược từ dưới lên đều như vậy, có học sinh full điểm môn Toán, có người thì điểm tệ đến sợ,…
Điểm môn học dần trở thành thước đo duy nhất để học sinh đánh giá lẫn nhau. Còn tính cách, sở thích, năng lực thì chẳng ai quan tâm.
Trường đại học là trường của một người. Cuộc sống của bạn sẽ không còn bó hẹp trong một mục đích nữa. Tất nhiên bạn có thể tiếp tục trạng thái của cấp Ba và dồn hết tâm sức cho việc học, nhưng ngoài việc vùi đầu vào học hành chăm chỉ, bạn cũng có thể có nhiều lựa chọn.
Thanh niên văn học yêu thích thơ, sách hay là ca sĩ yêu nhạc, chuyên gia thể dục thể thao, doanh nhân đi đầu xu hướng,… Trên cái sân khấu đại học này, vai nào cũng có thể khiến bạn tỏa sáng, không nhất thiết phải sống như một giáo viên vì phụ huynh thích như vậy. Hãy lựa chọn cách bạn có thể được làm chính mình để trôi qua 4 năm đại học tiếp theo
Trường đại học không có sự che chở của thầy cô và cha mẹ, nên học cách làm mọi thứ một mình.
Ở cấp Ba, việc học là do thầy cô hướng dẫn, sống thì phụ thuộc vào cha mẹ, niềm vui thì có bạn cùng lớp mang đến.
Nhưng ở đại học, sẽ chẳng có ai luôn cùng bạn ngày đêm dãi nắng dầm mưa.
Khi Lưu Du nói về sự cô đơn, cô ấy nói như này: “Khi tôi còn nhỏ, tôi cảm thấy cô đơn là một việc rất ngầu. Khi lớn lên, tôi cảm thấy cô đơn là một điều rất ảm đạm. Bây giờ, tôi cảm thấy cô đơn không phải là một điều gì đó. Ít nhất, hãy cố gắng đừng biến nó thành một điều gì đó. “
Ở một mình là một trạng thái bình thường của cuộc sống. Dần dần hãy học cách làm quen với việc ở một mình, tận hưởng sự yên tĩnh trong cô đơn và nhìn sâu vào trái tim của chính mình. Tự ăn, tự đi, tự đọc lịch sử nhân dân, tự mình ngắm phong cảnh, một người cũng có thể sống như một đội, tự chiêu binh mãi mã theo ý mình, không khiêm tốn, không hống hách, trở thành một người hào sảng
Trường cấp Ba học từ điểm mạnh của nhau, và trường đại học sử dụng điểm mạnh để tránh điểm yếu.
Ở cấp Ba thường xuất hiện hiện tượng học lệch môn. Các giáo viên luôn thích nói về lý thuyết cái xô để nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của việc học lệch đối với điểm số.
Một cái xô có thể chứa bao nhiêu nước phụ thuộc vào tấm gỗ ngắn nhất. Nếu một môn học nào đó thấp điểm, tổng thành tích sẽ bị kéo xuống nghiêm trọng. Vì vậy, khi học cấp Ba, học sinh thường dành nhiều thời gian và sức lực hơn cho những môn học yếu.
Khi bạn đến đại học, thậm chí là tốt nghiệp và bước vào xã hội thì tình hình lại hoàn toàn khác, phát huy hết điểm mạnh và tránh điểm yếu của bạn quan trọng hơn là bù đắp điểm yếu.
Làm thế nào để phát huy tối đa điểm mạnh của bạn và để người khác nhìn thấy điểm sáng của bạn đây? Hãy cố gắng làm nhiều hơn một lần để hạ thấp tỷ lệ phạm lỗi của bạn đến mức thấp nhất!
Giáo viên cấp Ba là người chỉ huy, giảng viên đại học là người chăn cừu.
Những học sinh từng trải qua cuộc sống trung học phổ thông và đại học có thể cảm nhận rõ sự khác biệt trong thái độ của giáo viên đối với học sinh.
Giáo viên cấp Ba tạo ấn tượng rằng họ nghiêm túc và có trách nhiệm, trong khi giảng viên đại học đối xử với học sinh lỏng lẻo. Sự khác biệt này hoàn toàn là do hệ thống.
Theo quy tắc của giáo dục định hướng theo các kỳ thi ở các trường trung học phổ thông, mọi thứ đều tập trung vào thành tích. Thành tích là sự hồi đáp của học sinh chăm chỉ và phản ánh giá trị của người thầy.
Suốt ba năm cấp ba, thầy trò dậy sớm về muộn, dồn hết tâm sức cho công việc giảng dạy. Lớp nào cũng được giải thích cặn kẽ, học sinh nào cũng được hướng dẫn cặn kẽ, đề thi nào cũng được phân tích kỹ lưỡng khiến học sinh thích thú, phát huy tất cả điểm mạnh. Trước điểm số, thầy trò là mối quan hệ lợi ích, học trò là chiến sĩ tuyến đầu, còn thầy là người chỉ huy hoạch định chiến lược.
Mức lương của giảng viên đại học gắn với chức danh nghề nghiệp của họ. Tiêu chuẩn đánh giá chức danh nghề nghiệp là số lượng bài báo, thành tích nghiên cứu khoa học, còn về kết quả học tập hay cuộc sống của sinh viên sau khi ra trường không ảnh hưởng gì đến giảng viên cả.
Trong hệ thống đại học, giảng viên là người khi dạy thì độc xướng, hết tiết thì vẫy tay tiễn sinh viên ra về. Thái độ này hoàn toàn trái ngược với trường cấp Ba, nhưng không phải là do giáo viên, mà là do môi trường và hệ thống giảng dạy đã thay đổi.