Bất cứ khi nào tôi thuyết phục được bản thân đi ra ngoài chụp ảnh phố thị và con người, tôi chỉ toàn chụp kiến trúc. Vì cứ nghĩ tới cảnh phải làm phiền người ta hay bị họ để ý là tôi lại sợ tới đơ cả người. Tôi không biết cung cách hành xử phải như thế nào, và tôi cũng nghĩ là sẽ rất khả ố khi tới trước mặt một đối tượng mình muốn chụp để xin phép họ ngay giữa đường giữa xá.
_____________________
u/MEB_PHL (179 points)
Đây là lý do phong cách “đánh cá” rất phổ biến. Bạn chụp bất cứ cảnh quan và con người nào lướt qua ống kính. Họ lướt qua là do họ, không phải tại chúng ta. Sean Tucker thường hay làm kiểu đó lắm.
Cái thể loại nhiếp ảnh đường phố mà tôi ưa thích không phải là một người nào đó đi dưới một bóng râm nhìn ngầu ngầu {có thể ám chỉ kiểu của Sean Tucker}, nên tôi không chụp kiểu vậy. Tôi không quan tâm có ai nói rằng ống kính tiêu cự xa có hơi rình rập lén lút hay không. Thà là chụp bằng ống 85mm và không khuấy động cảnh vật còn hơn trờ tới trước mặt người ta với ống 28mm và can thiệp vào cuộc sống của họ một cách không hay.
Rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn, nhưng sẽ không bao giờ tới mức “dễ chịu”. Bạn cần phải chú tâm vào bức ảnh hơn là sự dễ chịu. Không phải lúc nào bạn cũng muốn làm vậy, cũng tốt thôi. Tôi cũng chỉ chụp như vậy khi có nhã hứng. Trong suốt nhiều năm chụp ảnh đường phố, tôi nghĩ tôi chỉ ưng ý cỡ 4, 5 tấm. Mỗi buổi sáng ở thắng cảnh Mesa Arch có năm chục người chụp cùng một bức hình, nhưng không một ai có thể lặp lại bức hình đường phố đẹp nhất mà bạn chụp được. Đó chính là điều đặc biệt.
>u/snapper1971 (9 points)
Thà là chụp bằng ống 85mm và không khuấy động cảnh vật còn hơn trờ tới trước mặt người ta với ống 28mm và can thiệp vào cuộc sống của họ một cách không hay.
Chính xác. Mấu chốt là phải giữ gìn những tương tác tự nhiên. Chúng ta đang trong vai người quan sát, không phải người tham gia. Cái giây phút chúng ta, nói sao nhỉ, phá vỡ bức tường thứ tư, là chúng ta đã trở thành một đối tượng gây nhiễu. Bức ảnh sẽ trở thành một cảnh tuồng giả tạo về cuộc sống đời thường. Hơn nữa, người được chụp sẽ thấy tự phụ hoặc khó ở khi ai đó xun xoe bước lại chụp thẳng vào mặt mình, so với khi họ ở tít xa và chỉ là một phần của sự xô bồ trên phố thị.
Nếu có ai cầm ống kính góc rộng bước lại gần tôi và xin chụp hình là tôi cho lui ngay. Tôi không muốn giao tiếp với người lạ.
_____________________
u/cpp_cache (199 points – x1 silver – x1 rocket like)
Có lý do cho nên các tài khoản nhiếp ảnh đường phố trên Instagram toàn những tấm hình chụp lưng, chụp xa hẳn, hoặc góc chụp nhìn kỳ kỳ do để máy ảnh ngang hông rồi chỉa ống kính lên.
Đó là nỗi sợ bị chất vấn. Ngay cả khi bạn tin rằng người ta sẽ cho phép, nghĩ tới việc có người sẽ không cho cũng làm bạn sợ.
Tôi cũng chụp ảnh đường phố đây, và rất nhiều bức tôi chụp nằm trong các nhóm kể trên. Tôi phát biểu dựa trên kinh nghiệm.
Có một anh bạn của tôi từng chụp một bức hình đường phố chung chung không có chủ thể nhất định. Vậy mà một bà kia cũng nổi điên lên và rượt anh ta chạy te te suốt một dãy phố.
Trường hợp như vậy có thể xảy ra. Tôi gặp vài lần rồi, người ta tỏ ra không vui vẻ gì. Nhưng thường thì bạn có thể giải quyết được. Kiểu, khen bức hình đẹp, khen người ta ăn ảnh, giới thiệu đây là nhiếp ảnh đường phố, một thể loại rất phổ biến. Làm vậy sẽ giúp tình huống đỡ đáng sợ.
Có khi họ vẫn khó chịu. Có thể họ sẽ đòi bạn xóa hình đi – dĩ nhiên tôi sẽ xóa. Nhưng họ sẽ phải giữ khoảng cách và không được cầm máy của bạn hay xem qua tất cả hình trong đó.
Nếu hoàn cảnh căng thẳng, tôi sẽ đề nghị họ trình báo cảnh sát và để nhà chức trách giải quyết.
Xử trí được cuộc chất vấn thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn. Dĩ nhiên, tùy theo cuộc sống cá nhân mỗi người mà nỗi lo lắng có thể chóng vánh hoặc kéo dài.
Và nhớ luôn luôn giữ an toàn. Tác nghiệp ở chỗ giao thông đông đúc. Nếu bạn lỡ đang chụp một bức ảnh hẻm tối ngầu lòi mà tự nhiên nghe “Ê THẰNG KIA LÀM CÁI ĐÉ- GÌ ĐÓ?” thì có thể lập tức phóng ra chỗ đông để thoát thân.
_____________________
u/Deckyroo (2 points)
Sau đây là một vài điều tôi có thể chia sẻ từ kinh nghiệm phó nháy của mình.
- Một nụ cười chân thành cùng một cái gật đầu thân thiện rất có ích.
- Nếu đến quá gần chủ thể, hãy xin phép họ (gật đầu, cười, đưa máy lên để họ thấy, v.v.)
- Đi dạo với đầu óc cởi mở, đừng bó mình trong một danh sách các kiểu ảnh cần chụp.
- Khiêm nhường, cáo lỗi khi cần thiết.
- Trong hành trình sẽ luôn có những cuộc gặp gỡ không mong muốn.
- Ngồi xuống quan sát, hãy tò mò và có thiện chí.
- Làm quen mọi người, kết bạn với chung quanh.
Cố nhiên những điều này còn tùy thuộc vào tính cách và trải nghiệm riêng, và không đảm bảo mang lại những bức ảnh đẹp. Nhưng tôi hy vọng nó có ích cho bạn trong chuyến đi lần tới.