HỘI CHỨNG STOCKHOLM LÀ GÌ VÀ THỰC HƯ RA SAO?

Hội chứng Stockholm là một phản ứng tâm lý hay cơ chế đối phó với những sang chấn tâm lý do ảnh hưởng từ việc bị bắt cóc hay bắt làm con tin. Hội chứng này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hay thậm chí hàng năm. 

Cái tên Stockholm bắt nguồn từ một vụ cướp ngân hàng tại thành phố Stockholm, Thụy Điển vào năm 1973. Khi đó, những tên cướp được trang bị súng đã bắt giữ nhân viên ngân hàng làm con tin trong sáu ngày. Trong sáu ngày đó, các con tin đã thông đồng với toán cướp. 

Trong khi hầu hết các nạn nhân bị bắt cóc đều cảm thấy khiếp sợ, những nạn nhân mắc hội chứng Stockholm lại không hề có cảm giác như vậy.

Họ có thể sẽ đồng cảm, nảy sinh cảm xúc tích cực và hình thành mối quan hệ tâm lý với những người đã giam giữ họ. 

Họ không hề có nhu cầu được giải thoát vì cảm thấy tình huống không có gì nguy hiểm, và còn muốn được ở cạnh những tên bắt cóc. 

Hiện chưa ai giải thích được lý do của phản ứng này ở một số nạn nhân, và khía cạnh tâm lý của nó vẫn còn là một ẩn số. Hội chứng Stockholm khá hiếm; và phần lớn các nạn nhân của các vụ bắt cóc đều không có biểu hiện gì của hội chứng này.

Một trường hợp mắc hội chứng Stockholm tiêu biểu là vụ bắt cóc Patty Hearst do các thành viên của Giải phóng quân Symbionese (SLA) chủ mưu vào ngày mùng 4 tháng 2 năm 1974. 

Lực lượng này đã tham gia các hành động khủng bố với mục tiêu của vụ bắt cóc là để khơi mào một cuộc chiến với chính phủ Mỹ. 

Vào ngày 15 tháng 4 năm 1974, camera an ninh ở ngân hàng Hiberna tại San Francisco đã ghi lại hình ảnh Hearst và bọn cướp tiến hành cướp ngân hàng và chĩa súng vào các nhân viên có mặt tại hiện trường. 

Nguyên nhân sau đó được tiết lộ là do Hearst đã thề sẽ trung thành với khẳng định sẽ cấu kết với Giải phóng quân Symbionese sau hai tháng bị bắt cóc.

Vậy nên, tuy hiếm gặp và vẫn chưa được hiểu rõ ràng nhưng hội chứng Stockholm là có thật. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *