Bánh ngon dân gian | Bánh khúc Hà Nội

Hà Nội vẫn luôn nổi tiếng với những món ăn đặc trưng miền Bắc, mùi vị đồ ăn ở Hà Nội giống như cái cách mà người ta đặt tên cho những con đường, những quận huyện ở ngoài đó vậy, vị nhàn nhạt mà mằn mặn, mang theo chút ý thơ, chút lơ đãng, không vồn vã, không đậm đà.
Bánh Khúc cũng vậy. Ở trong nhà mà nghe ngoài đâu ngõ “Ai bánh Khúc không….”, là bọn trẻ con xin tiền mẹ cầm mấy nhìn đồng ra chờ cô bán tới nơi mua về ăn sáng rồi.
Chữ “khúc” ở đây là chỉ rau khúc, rau khúc có 2 loại, khúc tẻ làm thuốc chữa bệnh ho đờm, sốt, cảm lạnh là chủ yếu, còn khúc nếp thì dùng để làm bánh. Vào mùa tiết Thanh Minh là rau khúc tươi tốt nhất nên nó còn được gọi là “Thanh Minh Thảo”, lỡ mà cái mùa không có rau khúc thì có người dùng lá su hào để thay thế nhưng vị cũng không bằng.
Cách làm cũng khá đơn giản thôi. Đầu tiên bạn ướp thịt với gia vị, tiêu để ngấm rồi xào với hành băm, sau đó lấy đậu xanh đã được luộc chín giã nhuyễn cho vào xào chung với thịt.
Sau đó bạn luộc lá khúc, rồi lấy lá khúc vắt nước cho vào côi giã nhuyễn, nếu thấy xơ lá già và thô thì bỏ đi để bánh mịn hơn nhé. Giã xong thì nhồi chung với bột đến khi đều màu không dính tay là được. sau đó bạn lấy nhân bỏ vào vỏ bột bánh cuộn tròn lại và lăn qua gạo nếp thêm, rồi đem vào nồi hấp chính là thành món bánh khúc rồi.
Lúc ăn người ta sẽ thêm chút hành khô trang trí và chấm đường đậu phộng để tăng thêm vị. Nếu bạn làm ở nhà có thể thay đổi theo ý mình, ví như bạn không ăn được gạo nếp có thể đổi thành gạo lứt chẳng hạn, hoặc là bạn không thích lá khúc có thể thay bằng củ dền có màu đỏ hồng,…Món ngon chuẩn vị thì cũng nên lấy người ăn làm thang đo mà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *