Thuở mới khẩn hoang, cọp hùm beo trên đất Nam Bộ nhiều vô kể. Nhân dân ta đã sử dụng những phương thức rất khác nhau để đối phó với thế lực thiên nhiên hà khắc này.
.
Nhân vật đầu tiên mạnh mẽ nhất phải kể đến là các thầy võ, thầy đả hổ. Đây là những người đàn ông rành quyền cước từ nhiều xứ võ miền Trung trôi dạt theo luồng dân di trú vào Nam.
Khi đi b.ắt hổ, các thầy sẽ phải mang theo một cái roi. Một chọi một với nó cần phải tinh trí. Hổ chùng hai chân sau, ngoắc đuôi về bên nào là xem chừng sẽ nhảy bổ vào bên đó. Hổ v.ồ, thầy đả hổ khom mình xuống, dùng vai và cạnh sườn tóm lấy bụng con hổ mà nâng lên. Hổ lúc này mất thăng bằng và không còn thế, lại thêm cảnh thầy hổ xoay mòng mòng gây chóng mặt. Khi hổ đã mệt, sẽ bị quật cho nhừ tử trước khi bị gi ế t.
.
Có những làng mới đến định cư, việc đầu tiên là cất đình. Vào dịp bầu hương cả, người ta sẽ cúng một cái đầu con heo quay trong đình, đặt tờ khai nhậm chức vào trong miệng nó. Để một đêm, sáng hôm sau thấy không còn là biết hổ trong vùng đã tha mất. Mặc định rằng ông hổ đã trở thành ông cả khi tha luôn tờ khai.
Theo giai thoại này, nhiều làng xã sau khi lập “hương cả hổ” đã không còn bị hổ phá nữa. Dường như con hổ hiểu được ý chí hòa hợp thiên nhiên của loài người nên rất hiếm khi bắt heo bò gà của người dân trong xã. Con hổ lúc này trở thành một nhân vật thờ phụng như một loại sức mạnh từ thiên nhiên.
.
Lại nghe nhà văn Sơn Nam kể. Thỉnh thoảng người ta tản bộ ra đồng, hổ ta xông ra định tấn công. Người dân yếu sức sợ hãi không biết phải làm thế nào, đành quỳ mọp xuống van lơn tha mạng. Hổ ta lúc này thấy sự tình bất thường, rối trí, liền bỏ đi một nước.
Theo: Maybe You Missed This F***king News