Đâu là sự khác biệt giữa nghiện “thật” (đồ uống cồn, trò đỏ đen) và nghiện “phake” (socola, lướt mạng xã hội). Tại sao cái này được nhà tâm lý học coi là nghiện, còn những cái khác thì không?

Tui có thể nói rằng tất cả các chứng nghiện là “thật” nhưng chúng chỉ đáng lo ngại khi chứng nghiện gây khó khăn cho cuộc sống của bạn. Giống như rượu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bạn như thế nào nhưng socola ngược lại. Chỉ là ý kiến của tui thôi.

>u/GoodAndBluts (271 points)

Có thuật ngữ “Người nghiện rượu” – Liệu “Người nghiện rượu” có nghiện “thật” hay nghiện “phake” – tui có vẻ đã trả lời OP rồi nhưng tui thích lời giải thích xúc tích của ông.

_____________________

u/Evening-Assistant353 (11.5k points – x1 gold – x6 silvers – x1 bravo grande!)

Tui đến trung tâm cải tạo khi tui còn trẻ. Họ dùng thuật ngữ “không thể làm kiểm soát được”. Khi mà cuộc đời bạn trở nên “không thể kiểm soát được”, và các mức độ của việc đó. Nếu bạn có thể dùng mạng xã hội, nhưng vẫn đi làm, và sống khỏe. Chà cuộc đời bạn vẫn có thể kiểm soát được. Tất cả chứng nghiện là thật, nhưng một số có hậu quả nghiêm trọng như là tác dụng phụ, và sau đó đến các mức độ của điều đó. Nếu ai đó dùng heroin cứ tháng 1 lần, và bình thường, tui sẽ không nói họ đã nghiện, tui sẽ nói họ đã có khoảng thời gian kỳ lạ. Cũng tương tự việc uống rượu cuối tuần hoặc bất cứ việc gì bạn muốn làm. Nó sẽ là nghiện nếu một khi trở nên không thể kiểm soát được, nó đúng là định nghĩa nghiện thực sự, bởi vì bạn đang rời xa khỏi cái ranh giới của sự nghiện này, Nếu ai đó béo quá độ bởi vì họ không thể dừng ăn socola, tui sẽ nói đó thực sự là nghiện đấy. Theo thời gian, con người quá dễ thương hóa cái từ nghiện này rồi, và chúng ta đều làm thế, chúng ta nói, “Ôi mình nghiện soda quá ấy”. Cái ngữ cảnh và việc bình thường hóa từ ngữ mà ở mặt nào đó bạn phải đưa ra quyết định về nghiện trên phương diện xã hội, và phương diện mặt sinh học khi mà cơ thể bạn đã phụ thuộc và quá quen với một sự kích thích không thực sự cần thiết, vậy là bạn đã nghiện rồi. Có nhiều nơi từ nghiện được dùng và định nghĩa về nó; khoa học, trung tâm cải tạo, và xã hội. Trong tất cả những lĩnh vực khác nhau này, nó có những luận điểm khác nhau nhè nhẹ, và các lĩnh vực phụ cũng thế, giống như tính xã hội có thể biến thành tính triết học. Ý kiến của tui thôi.

>u/SuperiorAmerican (3.3k points)

Đây thực sự ở trong mô tả của cuốn DSM-V (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần) về nghiện. Nó phải rất là tiêu cực để có thể quy thành nghiện. Nhân tiện cũng có khác biệt giữa sự phụ thuộc vào một chất và nghiện nữa ấy.

>>u/Evening-Assistant353 (661 points)

Thú vị thật, tui chưa bao giờ biết điều đó. Tui vẫn quen với khái niệm cũ hơn và ý tui ‘không kiểm soát được’ đơn giản là một cách tử tế để nói tiêu cực thực sự ấy- ít nhất là theo văn hóa của NA (Narcotics Anonymous). Cám ơn đã làm rõ điều đó.

Narcotics Anonymous (NA) là một chương trình mười hai bước mà những người nghiện ma túy có thể tìm thấy sự hỗ trợ phục hồi .

>>>u/SuperiorAmerican (1.2k points – x1 silver – x1 take my power – x1 love!)

Yeah tui nhận ra ông đang nói trong AA/NA. Thuật ngữ “không thể kiểm soát” khó mà lẫn đâu được. Bên cạnh mối băn khoăn bản thân với sức mạnh to lớn hơn, Chương trình 12 bước thật sự là kế hoạch hồi phục đáng tin cậy ấy. Tui đã cai được một năm và hai tháng IV cocaine và cai được heroin tháng này, nhân tiện mà nói! Yay!

Alcoholics Anonymous (AA): mục đích chính của tổ chức là để giúp đỡ người nghiện rượu “luôn tỉnh táo, và giúp đỡ những người nghiện rượu đạt được sự tỉnh táo”

>>>>u/STEMfatale (201 points)

Tôi thích ý tưởng về một sức mạnh to lớn hơn là “cái tôi cao cả hơn” của chính bạn; một kiểu khái niệm về bản thân không còn nghiện ngập và đau thương, có những phẩm chất mà bạn khao khát và chỉ muốn bạn chữa lành và phát triển. Bạn có thể nhận ra một số loại sức mạnh và con đường tốt đẹp hơn hiện hữu ngay cả khi bạn không biết về nó ở những lúc tồi tệ nhất.

Tôi không biết rằng điều đó có giúp ích chút nào không, đó đại khái là kết luận mà tôi đã đi đến khi nói chuyện với một thành viên trong gia đình AA cảm thấy không thoải mái về khía cạnh tâm linh / tôn giáo.

>>>>u/Nugsly (531 points – x1 helpful)

Cố gắng nhé, tui đã cai được 11 năm cũng cùng thứ ấy. Ông làm được thôi.

>u/Tiggy26668 (138 points)

“Sẽ có lúc bạn bị cuốn vào chất kích thích và rượu chè và chịch choạc, điều đó ổn thôi nhưng khi mà bạn lún quá sâu vào, lúc này bạn thành con nghiện rồi đấy và cần phải trở lại chính mình thôi”

-Mr.Mackey

_____________________

u/YARGLE_IS_MY_DAD (64 points)

Nghiện chia ra 2 loại chính – thể chất và tinh thần. Nghiện về thể chất được xem là nguy hiểm nhất bởi chúng để lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của ông. Chúng biến cơ thể ông trở nên phụ thuộc vào một chất nào đó để có thể bình thường được.

Một số nghiện về mặt tinh thần có thể tồi tệ đó, nhưng phần lớn thời gian ông không nghiện vì phụ thuộc vào chất hóa học nào đâu. Ví dụ, người mà nghiện thức ăn không thế bởi vì họ phụ thuộc về mặt thể chất dựa trên lượng thức ăn, nhưng bởi vì họ phát triển cơn nghiện đó như là cách đối mặt với những thứ khác.

Mức độ nghiêm trọng của chứng nghiện thường được xác định bằng mức độ ảnh hưởng của nó và mức độ kiểm soát của bạn đối với nó. Ví dụ như nghiện cờ bạc nặng sẽ nặng nề hơn nhiều so với nghiện mạng xã hội.

_____________________

u/TheRealGunn (423 points – x1 helpful)

Nhiều người đang nói về sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của chứng nghiện, nhưng cũng có sự khác biệt về thể chất.

Rượu, nicotine và hầu hết các loại ma túy, thực sự tạo ra sự phụ thuộc về thể chất.

Điều này sẽ làm cho bạn không cảm thấy là chính mình, hoặc cảm thấy thực sự bị bệnh do không có chúng.

Một số chứng nghiện khác chỉ là thói quen.

Tôi đề cập đến điều này, bởi vì lằn ranh giữa chúng thật sự mong manh.

Ví dụ, hút thuốc chắc chắn là một chứng nghiện, nhưng tôi không biết bất cứ ai vì hút thuốc mà cuộc đời của họ đi xa luôn.

Chỉ vì bạn có thể quản lý cuộc sống xoay quanh cơn nghiện của mình, không có nghĩa là nó không phải là chứng nghiện.

Chỉnh sửa: để rõ ràng, tôi không nói rằng phải có sự phụ thuộc hóa chất mới có thể nói là nghiện được. Tôi nghĩ nó mang tính cá nhân hơn thế, và chúng ta thực sự không nên sử dụng một số quan điểm bên ngoài để gán mác cho cái gì là nghiện còn cái gì không.

>u/RockstarCowboy1 (95 points)

Một phần của chứng nghiện cờ bạc / mạng xã hội là có thật. Những trải nghiệm đó tạo ra liều kích thích dopamine trong não – chất dẫn truyền thần kinh giống như chất dẫn truyền thần kinh mà cơ thể bạn tạo ra khi bạn dùng cocaine. Tác động ít nghiêm trọng hơn cocaine, vì chúng không phải là một chất lạ gây rối loạn sinh hóa của bạn. Nhưng cảm giác sung sướng khi chiến thắng / nhận được thông báo là một phần lớn lý do tại sao mọi người trở nên “nghiện” những trải nghiệm đó. Nó không giống như cơn nghiện mà bạn cảm thấy khi mới bắt đầu yêu. Cơ thể đang phản ứng với dòng chất dẫn truyền thần kinh (dopamine, oxytocin), nó muốn ở trong trạng thái tạo ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn nữa, do đó bạn luôn muốn đam mê những thứ xúc tác nên các chất đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *