PHỨC CẢM OEDIPUS? BẠN ĐÃ NGHE QUA CHƯA?

Theo thần thoại Hy Lạp, Oedipus là con trai của nhà vua Laius và hoàng hậu Jocasta thành Thebes. Trước khi chàng chào đời, có một lời sấm cho rằng chàng là người sẽ g.iết vua cha và cưới mẹ chàng. Để trừ hậu họa, vua Laius sai người hầu bỏ đứa con ngoài rừng tới c.hết. Gã hầu thương tình mà trao cậu bé cho một người chăn cừu. Đứa trẻ qua tay nhiều người, cuối cùng được nhận nuôi bởi vợ chồng vua Polybus và vương hậu Merope thành Corinth.

Lớn lên, Oedipus vô tình được biết chàng chỉ là con nuôi của vua thành Corinth, nhưng cha mẹ nuôi không biết gì hơn về gốc gác của chàng. Oedipus tới gặp nhà tiên tri đền Delphi, và lại được phán về lời tiên tri “g.iết cha, cưới mẹ” của mình. Sợ làm liên lụy tới cha mẹ nuôi ở thành Corinth. Oedipus đã ra đi. Oedipus quyết định tới thành Thebes – chính là nơi cha mẹ ruột chàng sinh sống.

Lúc đó xứ Thebes gặp một tai họa lớn, có một con nhân sư quái ác thường ra một câu đố oái oăm, ai không trả lời được thì nó xé xác. Vua Laius nghe tin, ông đi tới trả lời câu hỏi của nó. Giữa đường, Oedipus bắt gặp vua Laius đánh xe ngựa đi ngang qua. Hai bên va chạm và xảy ra mâu thuẫn, cuối cùng Oedipus g.iết c.hết Laius trong cuộc giao chiến.. Sau đó chàng lại gặp một con nhân sư và bị nó hỏi một câu đố nổi tiếng: “Con gì sáng đi bốn chân, chiều đi hai chân, tối đi ba chân”. Oedipus đáp là “con người”, và chàng được đi tiếp thay vì bị ăn thịt như những kẻ trả lời sai.

Lúc bấy giờ ở thành Thebes, Creon, em trai vương hậu Jocasta phán rằng ai là người đầu tiên thoát được con nhân sư sẽ được phong làm vua và cưới Jocasta làm vợ. Vậy là Oedipus hiển nhiên là người được cưới mẹ mình.

Nhiều năm sau, một “đại dịch hiếm muộn” càn quét thành Thebes, nhà nhà không thể có con. Oedipus sai Creon tới diện kiến nhà tiên tri đền Delphi và được phán rằng kẻ sát hại vua Laius phải bị xử tử để thanh tẩy tội lỗi cho vương quốc cho biết Oedipus là kẻ giết vua cha. Vương hậu Jocasta nhận ra chồng mình chính là con mình. Bà treo cổ t.ự v.ẫn, còn Oedipus đau đớn lấy trâm trên đầu hoàng hậu chọc mù đôi mắt mình rồi lưu vong khỏi vương quốc, sống đau khổ cho đến c.hết.

Nhà phân tâm học Sigmund Freud đã mượn truyền thuyết này để đặt tên cho “phức cảm Oedipus“, một hiện tượng tâm lý ở trẻ nhỏ khi nó quý mến cha/mẹ có giới tính đối lập, nhưng lại đố kị và căm ghét người có cùng giới tính.

Phức cảm Oedipus lần đầu tiên được Sigmund Freud đề cập trong quyển “Giải mã giấc mơ” xuất bản năm 1899, và mãi đến năm 1910 ông mới chính thức bắt đầu sử dụng thuật ngữ này.

Theo Freud, tính cách con người được phát triển qua một chuỗi các giai đoạn trong thời thơ ấu, gọi là giai đoạn tâm lý tính dờ-ục, bao gồm: giai đoạn miệng (The O-ral Stage), h-ậu môn (The A-/nal Stage) , dương vờ-ật (The P-/hallic Stage), tiềm tàng (The Latent Period) và sinh dờ-ục (The G-/enital Stage).

Trở về với phức cảm Oedipus. Phức cảm Oedipus xuất hiện trong giai đoạn dương vờ-ật của quá trình phát triển tâm lý tính dờ-ục, ở độ tuổi từ 3 đến 6. Giai đoạn dương vờ-ật là thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành bản dạng tính dờ-ục của trẻ. Freud cho rằng trẻ phát triển cảm giác thu hút với cha hoặc mẹ khác giới của mình và hình thành sự thù hằn với cha mẹ cùng giới.

Đối với bé trai, bé sẽ trở nên gắn bó với mẹ và thù địch với cha mình một cách vô thức, hiện tượng này được gọi là phức cảm Oedipus.

Sự đố kị và ganh ghét của bé trai được nhắm vào người cha, đối tượng đón nhận tình cảm và sự chú ý của người mẹ, xuất hiện mong muốn về việc thay thế cha để sở hữu mẹ mình.

Những cảm giác thù địch đối với người cha dẫn đến nỗi lo bị thiến, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, một nỗi sợ phi lý của đứa trẻ rằng người cha sẽ thiến (loại bỏ dương vờ-ật) của mình như một sự trừng phạt. Để đối phó, cơ chế phòng vệ có tên gọi đồng nhất hóa xuất hiện và cái siêu tôi (hay siêu ngã, tức superego) được hình thành. Cái siêu tôi trở thành một thế lực đạo đức luân lý bên trong con người, cũng là sự tiếp nhận và hòa hợp với người cha, từ đó đè nén lại thôi thúc của bản năng và điều khiển cái tôi hành xử theo tiêu chuẩn lý tưởng hóa này.

Điều này có nghĩa là trẻ chấp nhận/tiếp thu những thái độ, thuộc tính và giá trị mà cha mình đang nắm giữ (ví dụ: tính cách, vai trò giới tính, hành vi nam tính của người cha, …). Người cha sẽ trở thành một hình mẫu chứ không còn là đối thủ của trẻ. Thông qua quá trình đồng nhất hóa mang tính cạnh tranh này, những bé trai bắt đầu hình thành cái siêu tôi và giới tính nam. Chúng sẽ thay thế mong muốn ở bên người mẹ bằng mong muốn được ở bên người phụ nữ khác.

Và Freud cũng cho rằng các yếu tố bên ngoài như các quy chuẩn xã hội, những điều răn dạy của tôn giáo cũng góp phần làm kìm nén lại phức cảm Oedipus.

Giai đoạn tương tự này khi diễn ra ở bé gái sẽ có tên gọi là Phức cảm Electra.

Các bé gái sẽ xuất hiện cảm giác ham muốn gắn bó với cha mình và ghen tỵ với mẹ. Thuật ngữ phức cảm Electra do Carl Jung giới thiệu nhằm mô tả cách phức cảm này thể hiện trên các bé gái.

Trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lý tính dục của Freud, trẻ phải đối mặt với một xung đột cần giải quyết để hình thành nên một nhân cách khỏe mạnh khi trưởng thành. Để phát triển thành một người trưởng thành bình thường với một bản dạng nhân cách khỏe mạnh, đứa trẻ phải hiểu và hòa hợp với người cha mẹ cùng giới để giải quyết xung đột của giai đoạn dương vờ-ật.

Trong trường hợp trẻ không thành công vượt qua phức cảm Oedipus, lúc đó quá trình phát triển của trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng cắm chốt. Freud cho rằng, các bé trai không tháo gỡ thành công xung đột này sẽ xuất hiện tình trạng “cắm chốt người mẹ” và bé gái thì sẽ “cắm chốt người cha”. Khi trưởng thành, những người này sẽ tìm kiếm những mối quan hệ yêu đương/tình cảm với người giống hay tương đồng với người cha mẹ khác giới của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *